Tam Tổ Thực Lục – Việt dịch: Thích Phước Sơn

Tam Tổ Thực Lục là tập cổ thư ghi chép sử liệu về ba vị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm (Việt Nam) do Thiền Sư Tính Quảng và Sa-di Hải Lượng soạn, được khắc bản vào năm Cảnh Hưng thứ 26 (1765), ván in lưu tại chùa Lân núi Yên Tử…

Các truyền bản Tam Tổ Thực Lục

Tam Tổ Thực Lục là tập sách chép tiểu sử ba vị Tổ sư Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần. Đó là truyện về đức Điều Ngự Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Sách do Thiền sư Tính Quảng và Sa-di Hải Lượng dựa vào các tư liệu có từ đời Trần đến giai đoạn sau soạn thành…

Kinh Kim Cang – Cuốn sách in cổ nhất tồn tại trên thế giới

Quyển sách in cổ nhất còn tồn tại trên thế giới là một quyển kinh Phật có tên là Diamond Sutra (Kinh Kim Cang). Điều kỳ thú là còn 2 cuốn sách cũng được xếp vào hàng “top đồ cổ” của thế giới cũng lại là những quyển… kinh! Tuy vậy, sau khi xác định niên đại bằng các kỹ thuật tân tiến hiện đại, chúng xuất hiện sau cuốn Diamond Sutra nói trên rất lâu…

Về những minh họa từ sách Thiền Uyển Tập Anh

Kể từ khi được ông Trần Văn Giáp tình cờ phát hiện từ đống giấy vụn của một gánh hàng phế thải, sau đó được công bố bởi trường Viễn Đông Bác Cổ, Thiền Uyển Tập Anh trở thành tư liệu cơ sở cho các khảo cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ 13, cũng như các sinh hoạt chính trị, xã hội, tôn giáo trong suốt thời gian Bắc thuộc…

Bản khắc gỗ kinh Vu Lan Bồn – Càn Long Tạng (Hán ngữ)

Bản khắc gỗ kinh Vu Lan Bồn – Càn Long Tạng (Hán ngữ). Đây là một bản kinh rất ngắn. Toàn văn kinh không đến 1.000 chữ trong Hán ngữ.

Bản khắc in Chú Đại Bi Tâm Đà-la-ni năm 1810 và bản phiên âm, chú thích

…Bản khắc Chú Đại Bi Tâm Đà-la-ni khắc in vào năm Canh Ngọ (1810); Thiện Đàn Nam Quất ở huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông in lại năm 1838 do tiền công đức của các đệ tử người họ Lê ở xã Nam Quất; Bản hiện tại đang đề cập ở đây là bản in lại vào năm Quí Dậu (1933) được lưu giữ tại Hà Đông Đào Tộc từ đường (tàng bản)…

Phật Học Quần Nghi

“Phật Học Quần Nghi” là một tác phẩm đặc sắc của HT. Thích Thánh Nghiêm giải thích những nghi vấn của những người học Phật, chủ yếu là Phật tử tại gia. Sách nêu ra 75 nghi vấn và giải thích những nghi vấn này trên cơ sỡ Giáo điển của Phật Giáo…

Khóa Hư Lục (giảng giải)

“Khóa Hư Lục” là tác phẩm nổi tiếng của vua Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua đầu tiên của nhà Trần (1225-1400) và cũng là gương mặt Thiền học đặc biệt của Phật giáo VN. Chúng tôi chưa thể tìm được bản gốc tài liệu này, Dưới đây xin giới thiệu cuốn “Khóa Hư Lục Giảng Giải” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ…

KHÓA HƯ LỤC – Một kiệt tác phẩm của nền văn hóa dân tộc Việt thế kỷ XIII

Riêng đối với Đạo Phật và Dòng Sử Việt, công nghiệp của vua Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, vua đã viết Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII. Sách gồm 3 quyển Thượng, Trung và Hạ, viết theo thể văn biền ngẫu, bằng Hán tự, một lối văn rất khó viết, ở người cầm bút phải có một trình độ học vấn uyên bác mới dám sử dụng tới…

Học giả Đào Duy Anh và sách “Khóa Hư Lục” của vua Trần Thái Tông

Khóa Hư Lục là tác phẩm nổi tiếng của vua Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua đầu tiên của nhà Trần (1225-1400) và cũng là gương mặt Thiền học đặc biệt của Phật giáo VN. Vì là một tác phẩm có giá trị lớn về Thiền học và văn học, nên từ trưóc, một số các vị Thiền sư như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XVII), Phúc Ðiền (thế kỷ XIX) đã dịch ra chữ Nôm…

Giới thiệu cổ thư PGVN thế kỷ XIV: Thiền Uyển Tập Anh

  Thiền Uyển Tập Anh là một văn bản cổ của Phật giáo VN – tài liệu quan trọng trong sự khảo cứu lịch sử du nhập và hình thành các phái thiền tại VN. Thiền Uyển Tập Anh là một tư liệu rất quan trọng không những đối với Phật Giáo Việt Nam mà còn cả với nền văn học, tư tưởng và lịch sử của dân tộc. Từ lâu, nó không chỉ là một nguồn cứ liệu hết sức quan trọng mà còn là…

Thiền Uyển Tập Anh

Thiền Uyển Tập Anh là một tư liệu rất quan trọng không những đối với Phật Giáo Việt Nam mà còn cả với nền văn học, tư tưởng và lịch sử của dân tộc. Từ lâu, nó không chỉ là một nguồn cứ liệu hết sức quan trọng mà còn là một đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là trong lĩnh văn học, tư tưởng và lịch sử của dân tộc từ thế ký 6 đến thế kỷ 13.…