Nhân mùa Vu Lan thử tìm hiểu nguồn gốc tập tục đốt vàng mã

“Vì vua Huyền Tôn, mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái Thường Bác Sĩ để coi việc chế vàng mã dùng khi nhà vua có tế lễ”. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ là hàng thủy tổ nghề vàng mã…

Câu đối tết Phật Giáo

Xin gởi tặng đến Quý Bạn Đọc một vài câu đối Tết mang dấu ấn Phật Giáo mà chúng tôi sưu tầm được, gọi là “trong cửa Phật, hoa cỏ mùa xuân cũng làm lòng người có chút an tịnh, chút niềm Xuân cửa Phật, nguyện cầu tất cả bình an”…

Tết Mùng Năm: “Khảo cây lấy quả” – một tục lệ độc đáo của người Việt

Trong ngày “Tết Mùng Năm” của Việt Nam, độc đáo và ngộ nghỉnh nhất là tục “khảo cây lấy quả” đã có từ xa xưa trong làng thôn xóm ấp người Việt, mà cho đến thời này vẫn có nhà, có vùng còn duy trì, thực hiện một cách dể thương…

Bên lề Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Trên Thế Giới kỳ IV: Vài nét văn hóa Thái Lan

{{unknown}}    Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác. Chủ yếu, đó là những ảnh hưởng đến từ Phật Giáo,…

Ngày xuân đọc câu đối tết

Nước Việt Nam chúng ta hằng năm, khi sắp đến tết Nguyên Đán, từ thành thị tới các làng quê, cùng với việc trang hoàng nhà cửa, mua sắm Tết… cho đến công việc sau cùng là dựng cây nêu, trước đó không ai quên mua mấy miếng trầu, dăm quả cau, gói trà ngon để đến xin câu đối mấy cụ Nghè, cụ Cử. Thế rồi, sau giao thừa đến các ngày tết tiếp theo…

Câu đối tết – Cội nguồn phong tục

CÂU ĐỐI TẾT cội nguồn phong tục và diễn biến lịch sử oOo Theo nhiều sử sách Trung Hoa cho biết, thì vào đời cổ đại – thời Hoàng Đế – trên núi Độ Sóc ở biển Đông, có một cây đào thần kỳ, tán cây toả rộng tới ba ngàn dặm, tại gốc đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Thần Đồ và Uất Luỹ chuyên cai quản lũ quỷ dữ, con quỷ nào ác độc đều bị hai thần dùng…

Các nhà văn xưa với câu đối tết

Câu đối là một hình thức văn học độc đáo. Mỗi câu đối là một sáng tạo nghệ thuật, hay về ý đẹp về lời, được mọi người yêu thích và phổ cập trong dân gian. Hầu như nhà văn nào của Việt Nam xưa cũng đều làm câu đối tết…

Phong Tục Việt Nam

Lời nói đầu “Phong” là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội… Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Phong tục có…

Phong tục Việt Nam – Phần I: Tục cưới hỏi

1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? (Hai chữ “thụ thụ” trái ngược nghĩa: một chữ “thụ” là trao cho, một chữ “thụ” là nhận). Hai người muốn…

Phong tục Việt Nam – Phần II: Sinh dưỡng

23. Dạy con từ thuở bào thai Tục ngữ Việt Nam có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ – Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về”. Ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con từ thưở còn thơ mà phải dạy con ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Bởi vì cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của đứa trẻ sau này. Người xưa thường…

Phong tục Việt Nam – Phần III: Giao thiệp

30. Xưng hô thế nào cho đúng? Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên ba cũng biết. Quả vậy, trẻ con vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế nhưng đến lớn đến già vẫn còn sai sót. Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong các xưng hô mà gây nên thành kiến…

Phong tục Việt Nam – Phần IV: Đạo hiếu

42. Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào? Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ “Hiếu” là chữ viết tắt của hai chữ “Lão” ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ “Tử” ở dưới. “Hiếu” tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đọc bài “Đạo hiếu” của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn “Đất lề quê thói”- NXB Đồng Tháp) cùng…