Trong thế kỷ XIX, người dân Tai Hang (thuộc Hong Kong) bắt đầu thực hiện một điệu nhảy rồng để ngăn chặn điều không may mắn ảnh hưởng đến ngôi làng của họ. Hơn một thế kỷ sau đó, ngôi làng của họ đã bị nuốt chửng bởi thành phố đang phát triển nhanh chóng của Hong Kong. Nhưng con rồng vẫn tiếp tục nhảy múa. Nó thậm chí đã nhảy theo cách của mình để lọt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ ba của Trung Quốc.
Tất cả những điều này bắt đầu một vài ngày trước lễ hội Trung Thu vào khoảng 100 năm trước đây. Cơn bão đầu tiên đổ bộ vào cộng đồng đánh bắt và nuôi cá ở Tai Hang, sau đó kéo theo bệnh dịch hạch; và việc một con trăn ăn gia súc của dân làng, họ nói là quá đủ rồi. Một thầy bói phán rằng cách duy nhất để ngăn chặn sự hỗn loạn này là chạy ba ngày ba đêm trong lễ hội sắp tới. Những người dân làng đã làm một con rồng lớn từ rơm và bao phủ nó với que hương (nhang), sau đó thắp sáng. Cùng với trống và pháo nổ phun trào, họ đã làm những gì họ đã nói và nhảy múa trong ba ngày, ba đêm và… bệnh dịch biến mất.
Tai Hang có thể không còn là một ngôi làng, nhưng người dân địa phương ở đây vẫn còn tái tạo các nghi lễ cổ là múa rồng lửa. Việc thực hiện nghi thức xoay vòng tròn quanh lửa, khói trên các đường phố của Tai Hang trong ba ngày trăng tròn.
Nghi thức này tốn gần 300 người biểu diễn và hơn 70 ngàn que hương đặt trên con rồng dài 67m trong ba ngày trình diễn bao gồm 32 phần; chỉ riêng cái đầu đã nặng đến 48kg; được dẫn dắt bởi người đeo hai “viên ngọc trai” với nhiều que hương đưa vào đó. Hãy xem hình bên dưới để biết thêm về thiết kế của rồng lửa (nội dung Anh ngữ).
Còn năm nay – 2015, con rồng lửa tại Tết Trung Thu của Hong Kong trong nghi thức lễ hội Tai Hang được lảm từ 72.000 cây hương (hình dưới).
Nguồn: discoverhongkong.com
QUANG MAI sưu tầm.