Khi tổng thống Obama cung rước ảnh Phật vào Nhà Trắng

Trước các đồng sự của mình tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Barack Obama bất ngờ mang tấm bích chương. Ông trịnh trọng bước ra trong im lặng và sau đó ông nở nụ cười thật tươi, những bàn tay của các nhân viên vỗ đều. Một sử chỉ thật đẹp, một nhân cách “thuyết pháp vô ngôn” của vị Tổng Thống nước Mỹ.

Một vị Thiền Sư nhà Phật nói “this is it” tại chỗ đứng của mình, ông đã không còn nói gì! Có lẽ câu chuyên này đã lan truyền đi rất nhanh và tất cả mọi người sau đó, chính họ đã cảm nhận ra một con đường có thể mở lối, khai thông cho họ những khi không còn cách nào khác để xử lý những tình huống mạo hiểm, không an toàn cho chính họ và cho những vấn nạn chiến tranh.

Họ đã đem hình ảnh của đức Phật, như muốn soi lại chính mình: có thật trong số chúng ta đã “yêu hòa bình” rồi không? Và khi chúng ta làm những quyết định đó sẽ gây tổn hại, thương vong đến cho đồng loại ở hiện tại, tương lai.

Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta có thể mở mắt nhìn nhân loại trong thái độ từ bi và vô ngã của đạo Phật. Những lúc như vậy, Barack Obama thường tìm đến cõi tâm linh để thực tập thiền tọa (hít thở). Ông nói: Vào những lúc như thế tôi cần đức Phật nói thay tôi; vì chính Ngài mới có trách nhiệm với chúng sinh hơn là tôi. Tôi không thể lấy một “bản ngã” của mình để thay thế, sắp đặt lên trên tất cả. Công án thiền “This is it” đã làm tôi thay đổi mọi phương diện, quyết định. Tôi đã tìm ra nguyên nhân, hậu quả cho một “cái ta” vượt ra ngoài giới hạn cho phép.

Đôi khi ông tự hỏi: “làm chính cho tôi hay cho các đồng sự”. Nếu mình làm bằng cái tâm để phục vụ cho đất nước, cho sự an ninh của các đồng minh thì điều đó hoàn toàn là cách mà ông lựa chọn để đi tới hành động; còn nếu làm với tư cánh đơn lẻ, độc đoán và trong sự thù hận, mù quáng thì ông càng buông bỏ những tư kiến của mình, của nó, của chính nó; “This is it” vào một thời điểm thích hợp khác.

Tôn tượng đức Phật lần đầu tiên chiêm bái ngay trong Nhà Trắng (White House), được cộng đồng thế giới, các nhà hòa bình nói là hết sức có giá trị đối với một xã hội vật chất, tranh chấp, bất an. Ông đã từng nói: “Tôi đã chiêm nghiệm rất nhiều về những điều mà một con người có thật trong lịch sử, giống như Gotama đã từng đi đến giai đoạn chỉ thực hành, mà chính Buddha đã từng tuyên bố “sau bốn mươi chín năm thuyết pháp và hành đạo ta chưa từng nói lời nào”. Có lẽ chúng ta cũng vậy, có những phiên họp, cuộc bỏ phiếu hay ra những quyết định; trong những lần ấy, tất cả chúng ta có thể ngồi yên để nhìn một đấng giác ngộ, nghĩ về một gương sáng nào đó trên thế giới.

Với tôi, ngay bên trong ngôi nhà này, với những con người đại diện cho năm mươi mấy tiểu bang có thể dành ra những giây phút bình yên nhất cho một ngày để cầu nguyện và soi sáng lại chính mình ‘This is it’. Chỉ cần chúng ta chiêm ngưỡng hình bóng đức Phật trong ngày hôm nay thôi là đủ để tâm ta sáng suốt, việc ta nhẹ nhàng, mọi người được sống trong sự tin cậy và yêu quý. Đó chính là Ngài đang thuyết một bài pháp về lòng từ bi, bất bạo động thiết thực.

Vào một ngày, không có tôi, tôi không còn trong White House, tôi không thể hiện diện trong căn phòng Bầu Dục này nữa thì đức Phật là con người có thể tồn tại theo thời gian, Ngài sẽ là hình ảnh sống ngay thẳng, minh bạch, không phân biệt cho chúng ta.

THÍCH PHÁP BẢO
(Phật Giáo Việt Nam)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.