Thông điệp Đại Lễ Vesak 2013 của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc


 

THÔNG ĐIỆP

Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc – ông Ban Ki-Moon
Nhân dịp Đại Lễ Vesak LHQ 2013 (Phật Đản PL.2557).

Trích đoạn 1:

Chúng ta kỷ niệm Phật Đản năm nay trong lúc cộng đồng quốc tế đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Phát Triển Bền Vững tại Rio de Janeiro – cơ hội để thiết lập một thế giới công bằng và phát triển bền vững.

Phải thừa nhận rằng Phật Giáo đã có nhiều đóng góp trong quá trình này. Lời khẳng định của Đức Phật “cách thức để thay đổi thế giới là phải thay đổi bản chất của con người” đã mang đến một nhận thức quan trọng nhằm cải thiện điều kiện cho hành tinh của chúng ta và các cư dân đang sống trên đó.

Việc chăm sóc đời sống tinh thần không chỉ cho riêng chính chúng ta mà còn cho người khác, dựa trên nhận thức mối liên kết giữa người với người mà Phật Giáo đóng vai trò trung tâm cũng như của tất cả các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Giáo lý của Đức Phật đòi hỏi tất cả gia đình, các cộng đồng và mọi quốc gia cùng hành động trong sự nhịp nhàng nhằm tiến tới hạnh phúc chung của toàn nhân loại. Đây là cách tốt nhất nhằm bảo đảm sự tiến bộ của cá nhân và tập thể trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Chúng ta cũng phải thay đổi các quan điểm cổ hủ và mở rộng tâm thức để tiếp thu những ý tưởng mới và các giải pháp khả thi nếu chúng ta muốn giải quyết những mối đe dọa lớn toàn cầu, từ sự gia tăng của vũ khí chết người đến sự không khoan dung và bất bình đẳng.

Tôi rất mong các Phật Tử và mọi người dân thuộc tất cả các truyền thống tín ngưỡng nhân mùa Phật Đản năm nay hãy có những phản ứng nhằm thay đổi hành động, mở đường cho một tương lai bền vững hơn.

Tài liệu LIÊN HIỆP QUỐC – Theo www.un.org
Văn Công Hưng dịch

Trích đoạn 2:

Ngày lễ Phật Đản (Vesak Day) là ngày lễ dành cho Phật Tử khắp thế giới và cũng là cơ hội cho tất cả thành viên của cộng đồng quốc tế thừa hưởng từ tín ngưỡng lâu đời này.

Lễ Phật Đản năm nay diễn ra trong bối cảnh sự nghèo đói và xung đột lan rộng, đây chính là dịp để kiểm chứng giáo lý đạo Phật có thể thấm nhuần vào chúng ta như thế nào trước những thách thức hiện tại.

Chấp nhận đương đầu với những khó khăn đang đặt ra đối với thế giới chúng ta rất phù hợp với tinh thần Phật Giáo. Chính đức Phật khi là một hoàng tử, đã từ bỏ sự an bình trong cung điện để đi tìm 4 nỗi thống khổ của sinh, bệnh, già và chết.

Khi không thể tránh khỏi những thực tế khổ đau, Phật Giáo đã chỉ ra những cách nhìn sâu sắc vào việc làm thế nào để đối phó với chúng. Lịch sử đạo Phật cung cấp rất nhiều ví dụ đầy cảm hứng về khả năng chuyển hóa của giáo lý Phật Giáo.

Đại đế Asoka huyền thoại, người từng trị vì một chế độ bạo tàn tại Ấn Độ vào khoảng 3 thế kỷ sau thời kỳ đức Phật nhập niết bàn, khi thành tâm hướng về Phật Giáo, đã từ bỏ bạo lực và hướng đến nền hòa bình.

Các giá trị mà vua Asoka theo đuổi bao gồm quyền con người, nền dân chủ và tôn trọng những giá trị của cuộc sống trở nên phổ biến đối với tất cả các tôn giáo lớn. Những điều nhà vua kiên trì thực hiện sau nhiều năm của chiến tranh thảm khốc là bằng chứng xác thực rằng thiện chí của các cá nhân có thể dẫn đến chấm dứt khổ đau hiện thời. Hơn bao giờ hết, chúng ta rất cần tinh thần bất bạo động để có thể giúp duy trì nền hòa bình và giảm thiểu xung đột.

Tôi chân thành gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể tín đồ đang đón mừng ngày lễ Phật Đản và những hy vọng chân thành rằng chúng ta có thể vẽ nên những lý tưởng tâm linh để tăng cường sự kiên định trong việc cải thiện thế giới chúng ta…

Tài liệu LIÊN HIỆP QUỐC (U.N.D.V)
Bảo Thiên dịch

 

Nguyên bản Anh ngữ

(Trích đoạn 1):

Following is UN Secretary-General Ban Ki-moon’s message for the Day of Vesak, 5 May:

We commemorate this year’s Day of Vesak as the international community enters the final preparations for the United Nations Conference on Sustainable Development in Rio de Janeiro — a once-in-a-generation opportunity to set the world on a more equitable and sustainable path of development.

Buddhism has much to offer that process.  The Buddha’s assertion that, “The way to change the world is to change the nature of man,” offers a critical insight into how to improve conditions for our planet and its inhabitants.

The spirit to care not just for ourselves but for others, based on an awareness of our interlinked fates, lies at the heart of Buddhism — and, indeed, all of the world’s great religions.

These teachings challenge families, communities and nations to act in concert for the advancement of our common well-being.  That is the best way to secure individual and collective progress in an interdependent world.

We must also change longstanding assumptions and open our minds to new ideas and possible solutions if we are to address major global threats, from the proliferation of deadly weapons to intolerance and inequality.

I invite Buddhists and people of all traditions to use the occasion of the Day of Vesak to reflect on how we can change our actions to pave the way for a more sustainable future.

www.un.org

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.