101 mẫu chuyện Thiền (Việt-Anh) – Giai thoại 15: Hai mẹ con

 

 

101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do Thiền Sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919 gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ XIX, XX và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do Thiền Sư người Nhật là Mujū (無住 – Vô Trú) viết vào thế kỷ XIII. “101 Zen Stories” sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones”. Thư Viện GĐPT sẽ tuần tự đăng tải 101 mẫu chuyện này theo danh mục dưới đây (và sẽ giữ nguyên tiêu đề các bản dịch Anh ngữ):

1. Tách trà.
2. Nhặt ngọc trong bùn.
3. Thật vậy à?!
4. Biết vâng lời.
5. Hãy yêu công khai.
6. Chẳng động lòng thương.
7. Thông báo.
8. Sóng lớn.
9. Không trộm được mặt trăng.
10. Bài thơ cuối cùng của Hoshin.
11. Chuyện đời Shunkai.
12. Ông Tàu vui vẻ.
13. Một ông Phật.
14. Quảng đường lầy lội.
15. Hai mẹ con.
16. Không xa quả Phật.
17. Nói ít hiểu nhiều.
18. Một dụ ngôn.
19. Kiệt tác.
20. Lời khuyên của mẹ.
21. Tiếng vỗ của một bàn tay.
22. Trái tim bốc lửa.
23. Eshun ra đi.
24. Tụng kinh.
25. Ba ngày nữa.
26. Tranh luận không lời.
27. Âm hưởng chân thật.
28. Mở kho báu của chính mình.
29. Không nước, không trăng.
30. Danh thiếp.
31. Mọi thứ đều nhất.
32. Mỗi khắc một phân vàng.
33. Bài học bàn tay.
34. Nụ cười cuối đời.
35. Thiền miên mật.
36. Mưa hoa.
37. Ấn hành kinh điển.
38. Hành trạng của Gisho.
39. Ngủ ngày.
40. Trong cõi mộng.
41. Thiền của Triệu Châu.
42. Người chết trả lời.
43. Thiền trong kiếp ăn mày.
44. Dạy kẻ trộm thành môn đồ.
45. Đúng và sai.
46. Cỏ cây giác ngộ.
47. Họa sĩ tham lam.
48. Độ chính xác.
49. Phật mũi đen.
50. Liễu ngộ.
51. Món miso ngon hơn.
52. Ánh sáng có thể tắt.
53. Người cho phải cám ơn.
54. Di thư.
55. Vị trà sư và kẻ mưu sát.
56. Con đường chân thật.
57. Cửa thiên đường đang mở.
58. Bắt giam Phật đá.
59. Chiến binh của nhân từ.
60. Đường hầm.
61. Thiền sư và Hoàng đế.
62. Số mệnh trong bàn tay.
63. Giết hại.
64. Toát mồ hôi.
65. Trừ ma.
66. Bầy con của Thiên Hoàng.
67. Con làm gì vậy? Thầy nói gì vậy?
68. Nốt nhạc Thiền.
69. Nuốt cả lỗi lầm.
70. Vô giá.
71. Học im lặng.
72. Lãnh chúa ngu ngốc.
73. Mười truyền nhân.
74. Chuyển hóa.
75. Giận dữ.
76. Tảng đá trong tâm.
77. Không vướng bụi trần.
78. Thịnh vượng thật.
79. Lư hương.
80. Phép mầu.
81. Ngủ đi.
82. Chẳng có gì hiện hữu.
83. Không làm không ăn.
84. Tri kỷ.
85. Đến lúc chết.
86. Ông Phật Sống và người thợ đóng thùng tắm.
87. Ba loại đệ tử.
88. Làm sao để làm một bài thơ Tàu.
89. Đối thoại thiền.
90. Gõ đầu lần cuối.
91. Nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo.
92. Thiền đũa bếp.
93. Thiền của người kể chuyện.
94. Một chuyến đi đêm.
95. Thư gởi người sắp chết.
96. Một giọt nước.
97. Điều rốt ráo.
98. Không vướng mắc.
99. Chua như dấm.
100. Ngôi chùa tĩnh lặng.
101. Pháp thiền của Phật.

Giai thoại 15: HAI MẸ CON

Shoun là một thiền sư thuộc tông Tào Động của Nhật. Khi ngài còn là một thiền sinh thì cha ngài đã sớm qua đời, nên ngài phải sớm hôm chăm sóc mẹ già.

Mỗi khi Shoun đến thiền đường, ngài luôn đưa mẹ cùng đi. Và vì có mẹ đi theo, nên khi đến các tự viện, ngài không thể sống chung với tăng chúng. Vì thế, ngài thường dựng một căn nhà nhỏ và chăm sóc mẹ ở đó. Ngài thường làm việc sao chép kinh điển, thi kệ để kiếm chút đỉnh tiền mua thức ăn.

Khi thấy Shoun mua cá cho mẹ ăn, người ta chế nhạo ngài, vì một vị tăng sao lại ăn cá! Shoun chẳng để tâm việc ấy. Tuy nhiên, mẹ ngài lại cảm thấy đau lòng khi thấy những người khác cười chê con trai mình. Cuối cùng, bà bảo Shoun: “Mẹ muốn làm ni cô. Mẹ cũng có thể ăn chay như con.” Bà làm như thế thật, và hai mẹ con cùng nhau tu tập.

Shoun rất thích âm nhạc và là người chơi đàn tỳ bà rất giỏi. Mẹ ngài cũng biết chơi. Vào những đêm trăng tròn, họ thường cùng nhau gảy đàn.

Một đêm nọ, có cô gái trẻ đi ngang qua nhà họ, nghe được tiếng nhạc và cảm thấy rung động sâu xa, liền mời ngài Shoun tối hôm sau đến nhà cô chơi đàn. Ngài nhận lời.

Vài ngày sau, ngài Shoun gặp cô gái trẻ ấy trên đường phố và ngỏ lời cảm ơn cô vì sự tiếp đãi chu đáo. Mọi người nghe thấy đều cười nhạo, vì hóa ra ngài đã đến viếng nhà một cô gái lầu xanh!

Ngày kia, ngài Shoun phải đi giảng pháp ở một ngôi chùa xa. Sau đó mấy tháng, ngài trở về nhà và mẹ ngài vừa mới qua đời, vì những người quen không biết tìm ngài ở đâu nên lúc đó đang cử hành tang lễ.

Khi ấy, ngài Shoun liền tiến lên phía trước, cầm gậy gõ vào quan tài và nói: “Mẹ ơi! Con trai mẹ đã về!”

Rồi ngài tự trả lời thay lời cho mẹ: “Mẹ rất mừng thấy con đã về.”

Và cuộc đối thoại được tiếp tục: “Vâng, con cũng rất mừng.”

Rồi ngài tuyên bố với mọi người quanh đó: “Tang lễ đã hoàn tất! Các vị có thể chôn cất được rồi.”

Về già, ngài Shoun tự biết đã sắp đến ngày cuối đời. Một buổi sáng, ngài triệu tập tất cả đệ tử đến và cho biết là đến trưa ngài sẽ thị tịch.

Ngài thắp hương trước di ảnh mẹ và thầy mình rồi viết bài kệ sau:

Sáu mươi năm sống giữa đời,
Tận tâm tận lực làm người tốt thôi.
Mây tan mưa tạnh hết rồi,
Trăng tròn vành vạnh giữa trời trong xanh.

Đồ chúng vây quanh tụng một thời kinh và ngài Shoun ra đi trong sự nguyện cầu của họ.

Shoun and his Mother

Shoun became a teacher of Soto Zen. When he was still a student his father passed away, leaving him to care for his old mother.

Whenever Shoun went to a meditation hall he always took his mother with him. Since she accompanied him, when he visited monasteries he could not live with the monks. So he would built a little house and care for her there. He would copy sutras, Buddhist verses, and in this manner receive a few coins for food.

When Shoun bought fish for his mother, the people would scoff at him, for a monk is not supposed to eat fish. But Shoun did not mind. His mother, however, was hurt to see others laugh at her son. Finally she told Shoun: “I think I will become a nun. I can be vegetarian too.” She did, and they studied together.

Shoun was fond of music and was a master of the harp, which his mother also played. On full-moon nights they used to play together.

One night a young lady passed by their house and heard music. Deeply touched, she invited Shoun to visit her the next evening and play. He accepted the invitation.

A few days later he met the young lady on the street and thanked her for her hospitality. Others laughed at him. He had visited the house of a woman of the streets.

One day Shoun left for a distant temple to deliver a lecture. A few months afterwards he returned home to find his mother dead. Friends had not known where to reach him, so the funeral was in progress.

Shoun walked up and hit the coffin with his staff. “Mother, your son has returned,” he said.

“I am glad to see you have returned, son,” he answered for his mother.

“Yes, I am glad too,” Shoun responded. Then he announced to the people around him: “The funeral ceremony is over. You may bury the body.”

When Shoun was old he knew his end was approaching. He asked his disciples to gather around him in the morning, telling them he was going to pass on at noon.

Burning incense before the picture of his mother and his old teacher, he wrote a poem:

For fifty-six years I lived as best I could,
Making my way in this world.
Now the rain has ended, the clouds are clearing,
The blue sky has a full moon.

His disciples gathered around him, reciting sutra, and Shoun passed on during the invocation.

 

Xem tiếp giai thoại 16: Không xa quả Phật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.