TVGĐPT – 16/5/2017: Thủ Tướng Ấn Độ – ông Narendra Modi, vị khách mời danh dự đặc biệt tại Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc PL.2561 tổ chức tại Sri Lanka đã có bài phát biểu trước Chư Tôn Đức Trưởng Lão đại diện các hệ phái Phật Giáo, đại biểu Phật Giáo các quốc gia tham dự cùng quan khách, giới chức và Phật Tử tại lễ chính thức Vesak năm nay vào hôm thứ Sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2017 vào hồi 16g15′ (giờ địa phương).
Dưới đây là nguyên văn bản dịch (đính kèm nguyên tác) bức thông điệp ấy qua bài viết dưới tựa đề: Buddhism’s message of peace, the answer to “growing arc of violence” (Bức thông điệp hòa bình của đạo Phật – câu giải đáp cho việc “gia tăng bạo lực”) của Tỳ-kheo Thích Trừng Sỹ trên Trang Nhà Quảng Đức. Điều thú vị là tựa đề Buddhism’s message of peace, the answer to “growing arc of violence” không chỉ xuất hiện trên tờ India News của Ấn Độ, tờ Daily News của Tích Lan, mà còn đọc thấy trên rất nhiều báo chí khác trên thế giới – dù Phật Giáo hay không – sau sự kiện Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 14. Thư Viện GĐPT xin trân trọng giới thiệu để Chư Tôn Đức và bạn đọc cùng tường lãm.
BỨC THÔNG ĐIỆP HÒA BÌNH CỦA ĐẠO PHẬT
Câu giải đáp cho việc gia tăng bạo lực
Thủ Tướng Ấn Độ nói với các khán thính giả, chức sắc trong buổi lễ khánh thành(1) Tuần Lễ Vesak của Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Colombo, nước Tích Lan: Thủ Tướng tin rằng bức thông điệp hòa bình của đạo Phật là câu giải đáp cho “việc gia tăng bạo lực” trên toàn thế giới.
“…Thách thức lớn nhất đối với việc duy trì hòa bình thế giới ngày nay nhất thiết không phải là do sự xung đột giữa các quốc gia. Cuộc xung đột xảy ra đều xuất phát từ các dòng tư tưởng, tư duy, thực thể, và các công việc bắt nguồn từ ý tưởng thù ghét và bạo lực.”
“Mối đe dọa khủng bố trong khu vực của chúng ta là một biểu hiện cụ thể của cảm giác phá hoại này. Thật buồn thay, các ý thức hệ thù ghét và những người ủng hộ họ trong khu vực của chúng ta không mở ra cho cuộc đối thoại và do đó chúng chỉ mở ra để gây ra cái chết và hủy diệt.”
“Tôi tin chắc rằng bức thông điệp hòa bình của đạo Phật có thể trả lời cho việc gia tăng bạo lực trên toàn thế giới.” Thủ Tướng Ấn Độ nói.
- Bài phát biểu đầy đủ của Thủ Tướng được trình bày dưới đây:
“Vesak là ngày lễ thiêng liêng nhất trong các ngày.”
Ngày lễ để nhân loại tôn kính ba sự kiện: Ra đời, giác ngộ, và nhập Niết-bàn của Đức Phật – Như Lai.
Ngày này để nhân loại vui mừng Đức Phật, quán chiếu về chân lý tối thượng và sự tương quan vượt thời gian của chánh pháp: Bốn Chân Lý Cao Thượng.
Ngày này để nhân loại chiêm nghiệm về Mười Ba-la-mật: Đó là Bố Thí (Dàna, दान); Trì Giới (Sìla, सील); Xuất Gia (Nekkhamma, नेख्ख्म); Trí Tuệ (Pannà, पिंन्या); Tinh Tấn (Viriya, वीरि); Kham Nhẫn (Khanti, ख्न्न्ती); Chân Thật (Sacca, सच्च); Quyết Định (Adhìtthàna, अदित्ठान); Tâm Từ (Mettà, मेत्ता); và Tâm Xả (Upekkhà, उपेख्खा).
Đây là một ngày có ý nghĩa rất lớn cho quý vị ở đây, nước Tích Lan; cho chúng tôi, nước Ấn Độ; và cho tất cả quý Phật Tử ở các nước trên khắp thế giới. Tôi chân thành cảm ơn ngài Thủ Tướng Maithripala Sirisena, ngài Thủ Tướng Ranil Wickremesinghe, và nhân dân Tích Lan đã rộng mở cho tôi một vinh dự làm vị khách mời quan trọng ở những ngày lễ hội Vesak quốc tế tại thủ đô Colombo.
Vào dịp tốt lành này, tôi cũng mang theo mình những lời thăm hỏi của 1 tỷ 250 triệu người từ thánh địa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người tự mình giác ngộ hoàn hảo.
Kính thưa toàn thể quý vị và các bạn.
Vùng đất của chúng tôi được phước lành hiến tặng cho thế giới món quà vô giá của Đức Phật và Phật Pháp.
Bồ-đề Đạo-tràng (Bodh Gaya) ở Ấn Độ, nơi Thái Tử Tất-đạt-đa thành Phật, là trung tâm thiêng liêng của vũ trụ Phật Giáo. Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở thành Ba-la-nại (Varanasi), mà tôi đã vinh dự trình bày tại Quốc Hội, đã chuyển động bánh xe Chánh Pháp trên khắp hành tinh này.
Các biểu tượng then chốt của quốc gia của chúng tôi đã lấy cảm hứng từ đạo Phật. Đạo Phật và nhiều phần khác nhau của đạo hòa bình này đang thấm sâu vào trong quản trị, văn hóa, và triết học của chúng tôi.
Hương thơm thiêng liêng của đạo Phật từ Ấn Độ đã truyền bá khắp nơi trên thế giới. Mahindra và Sanghamitra, hai người con trai và con gái quý kính của đức vua A-dục đã thực hiện một cuộc hành trình từ Ấn Độ tới Tích Lan để hoằng dương chánh pháp như chính đức Phật đã dạy: “Món quà chánh pháp là món quà hòa bình lớn nhất cho tất cả nhân loại.” (Sabbdānāmadham’mādānan̄janātī, सब्ब्दानामधम्मादानंजनाती).
Ngày nay, nước Tích Lan tự hào là đang nằm ở giữa trong những trung tâm quan trọng nhất của việc tu học và giảng dạy Phật Pháp. Những thế kỷ sau này, Anagarika Dharmapala đã thực hiện một hành trình tương tự, nhưng lần này, từ Tích Lan đến Ấn Độ để hồi sinh lại tinh thần Đức Phật trong xứ sở của nó.
Bằng cách nào đó, các bạn đã đưa chúng tôi trở lại nguồn gốc của chúng tôi. Thế giới ngày nay cũng đều mang ơn đến nước Tích Lan đã bảo vệ một số yếu tố quan trọng nhất của di sản Phật Giáo.
Lễ hội Vesak là một dịp để chúng ta làm lễ kỷ niệm và chia sẻ di sản nguyên vẹn của Phật Giáo. Một di sản kết nối các xã hội của chúng ta qua nhiều thế hệ và qua nhiều thế kỷ khác nhau. Là những bạn bè và tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Tích Lan đã được khắc sâu vào thời Đức Phật.
Đạo Phật truyền đạt ánh sáng rạng ngời luôn biểu hiện cho mối quan hệ của chúng ta. Là những người hàng xóm gần gũi, mối quan hệ của chúng ta đã trải qua nhiều tầng lớp. Nó tạo ra sức mạnh của nó thông qua nhiều giá trị của đạo Phật, liên kết với nhau từ những khả năng không giới hạn trong tương lai chung của chúng ta.
Mối quan hệ chung của chúng ta là tình hữu nghị sống trong lòng dân tộc và trong cơ cấu xã hội của chúng ta. Để tôn vinh và làm sâu sắc thêm các mối liên kết của chúng ta về di sản Phật Giáo, tôi rất vui mừng thông báo rằng từ tháng 8 năm 2017 này, hãng hàng không Ấn Độ sẽ vận hành những chuyến bay trực tiếp giữa thủ đô Colombo, Tích Lan và thành phố Ba-la-nại (Varanasi), Ấn Độ.
Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các Thiện Nam, Tín Nữ đi du lịch từ Tích Lan tới đất Phật và giúp mọi người trực tiếp viếng thăm các thành phố Xá-vệ, Câu-thi-na, Kiều-tất-la, San-ka-sa, và vườn Lộc Uyển (Sravasti, Kusinagar, Sankasa, Kaushambi and Sarnath). Các anh chị em Tamil của tôi cũng có thể viếng thăm thành phố Ba-la-nại, vùng đất Kashi Viswanath.
Kính thưa các vị Xuất Sĩ, khách quý và các bạn.
Tôi tin rằng chúng tôi đang ở trong một cơ hội tuyệt vời trong các mối quan hệ của chúng tôi với nước Tích Lan.
Một cơ hội để đạt được bước nhảy lượng tử trong mối quan hệ đối tác qua các lãnh vực khác nhau. Và, đối với chúng tôi, chuẩn mực có liên quan nhất cho sự thành công của tình bạn của chúng tôi là sự thành công và tiến bộ của các bạn. Chúng tôi cam kết sự thịnh vượng kinh tế của các anh chị em của nước Tích Lan.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào việc thúc đẩy thay đổi tích cực và sự tăng trưởng kinh tế để tăng cường hợp tác phát triển của chúng tôi. Sức mạnh của chúng tôi nằm vào việc chia sẻ kiến thức, khả năng, và sự thịnh vượng. Trong thương mại và đầu tư, chúng tôi đã là những đối tác quan trọng.
Chúng tôi tin tưởng rằng dòng chảy tự do thương mại, đầu tư, công nghệ, và ý tưởng vượt qua biên giới sẽ là lợi ích chung của chúng tôi.
Sự phát triển nhanh chóng của Ấn Độ có thể đem lại nhiều cổ phần cho toàn bộ khu vực, đặc biệt là ở Tích Lan. Trong cơ sở hạ tầng và kết nối, chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác.
Quan hệ đối tác phát triển của chúng tôi trải dài trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của con người như nông nghiệp, giáo dục, y tế, tái định cư, giao thông, điện, văn hóa, nước, nơi trú ẩn, thể thao, và nguồn nhân lực.
Ngày nay, sự hợp tác phát triển của Ấn Độ với Tích Lan đạt được 2. 6 tỷ đô-la Mỹ. Và, mục tiêu duy nhất của sự hợp tác là để hỗ trợ Tích Lan trong việc thực hiện một tương lai hòa bình, thịnh vượng và an toàn cho toàn thể người dân. Bởi vì, phúc lợi xã hội và kinh tế của người dân Tích Lan có liên quan đến phúc lợi của 1 tỷ 250 triệu dân Ấn Độ. Bởi vì, dù trên đất liền hay vùng biển Ấn Độ Dương, sự an ninh của các xã hội chúng ta là không thể phân chia được.
Những cuộc trò chuyện của tôi với Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Wickremesinghe chỉ củng cố ý chí của chúng ta để cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung của chúng ta.
Khi bạn thực hiện các lựa chọn quan trọng cho sự hài hòa và phát triển xã hội, bạn sẽ tìm thấy ở Ấn Độ một người bạn và một đối tác sẽ ủng hộ các nỗ lực xây dựng đất nước của bạn.
Kính thưa quý vị Xuất Sĩ, khách quý và các bạn,
Bức thông điệp hòa bình của Đức Phật đã có mặt cách đây hơn 2.500 năm qua, bây giờ nó có giá trị thiết thực liên quan tới thế kỷ XXI này. Trung Đạo (madhyamā-pratipad, मध्यमप्रतिपदा) do Đức Phật vạch ra và giảng dạy cho tất cả chúng ta. Tính phổ quát và bản chất thường còn của nó là nổi bật. Nó là một sức mạnh thống nhất giữa các quốc gia. Các quốc gia ở Nam Á, Trung Á, Đông Á, và Đông Nam Á tự hào về các mối liên kết Phật Giáo của họ bắt nguồn từ thánh địa của Đức Phật.
Các chủ đề “Công Bằng Xã Hội” và “Hòa Bình Thế Giới Bền Vững” được chọn lựa vào lễ hội Vesak có ý nghĩa sâu sắc với lời Phật dạy. Các chủ đề này có thể xuất hiện độc lập. Nhưng, chúng đều liên kết và phụ thuộc với nhau sâu sắc. Vấn đề công bằng xã hội có liên quan tới cuộc xung đột bên trong và giữa các cộng đồng.
Điều này sinh khởi chính yếu bởi vì sự cô đơn hoặc tham lam (तन्हा hay तृष्णा), khát ái, lần lượt bắt nguồn từ tham ái. Tham ái đã thúc đẩy nhân loại để thống trị và làm suy thoái môi trường sống thiên nhiên. Ước muốn của chúng ta là để đạt được tất cả các mong muốn đã tạo ra sự bất bình đẳng thu nhập giữa các cộng đồng và làm xáo trộn sự hòa hợp trong xã hội.
Tương tự, thách thức lớn nhất đối với “Hòa Bình Thế Giới Bền Vững” hiện nay có thể không nhất thiết là do cuộc xung đột giữa các quốc gia. Nó xuất phát từ các tư duy, suy nghĩ, thực thể, và công việc đều có gốc rễ từ ý tưởng về sự thù ghét và bạo động.
Tôi tin chắc rằng bức thông điệp hòa bình của đạo Phật là câu giải đáp cho việc gia tăng bạo lực trên toàn thế giới. Và, một khái niệm tiêu cực về hòa bình không chỉ là được xác định bởi sự vắng bặt của cuộc xung đột. Nhưng, hòa bình tích cực có nghĩa là tất cả chúng ta phải cùng nhau làm việc để thúc đẩy tới việc đối thoại, hòa hợp, và công lý; tất cả đều y cứ vào giáo lý Từ Bi và Trí Huệ như đức Phật đã nói, “Không có hạnh phúc nào cao hơn hòa bình.” (नत्तीसंतिपरणसुखं).
Về Lễ Hội Vesak, tôi hy vọng rằng hai nước Ấn Độ và Tích Lan sẽ cùng nhau làm việc để duy trì các lý tưởng của Đức Phật và phát huy các giá trị hòa bình, sự thỏa thuận, bao dung, và lòng từ bi trong chính sách và hành động của hai chính phủ chúng ta. Đây là con đường đích thực để giúp các cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, và các nước trên thế giới thoát khỏi ba chất độc; tham lam, sân giận, và vô minh.
Kính thưa quý vị Khất Sĩ, khách quý và các bạn bè.
Lễ hội Vesak thiêng liêng này, chúng ta hãy cũng nhau thắp sáng lên những ngọn đèn tuệ giác để thoát khỏi bóng đêm; chúng ta hãy nhìn sâu vào nội tâm; và chúng ta không nên bám víu vào bất cứ một vật gì khác ngoài việc duy trì chân lý. Và, tất cả chúng ta hãy tinh tấn để áp dụng và thực hành theo con đường hòa bình của Đức Phật, nơi đó ánh sáng tuệ giác của Người đã chiếu sáng khắp thế gian.
Kinh Pháp Cú, Kệ số 387 ghi bằng tiếng Phạn rằng:
दिवातपतिआदिच्चो,रत्तिंगओभातिचंदिमा.सन्न्द्धोखत्तियोतपति,झायीतपतिब्राह्मणों.अथसब्बमअहोरत्तिंग,बुद्धोतपतितेजसा
Có nghĩa là:
Ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng vào ban ngày. Ánh sáng mặt trăng chỉ chiếu sáng vào ban đêm. Ánh sáng của người chiến binh chỉ tỏa sáng trong bộ áo giáp của mình. Ánh sáng của Bà-la-môn chỉ tỏa sáng trong thiền định. Nhưng, ánh sáng của Bậc Tỉnh Thức chiếu sáng suốt cả ngày lẫn đêm.
Một lần nữa, tôi cảm ơn và rất vinh dự đang có mặt với quý vị dự Lễ Hội Vesak. Tôi rất mong muốn đảnh lễ ngôi chùa thờ Xá-lợi răng Phật ở Sri Dalada Maligawa tại thành phố Kandy chiều hôm nay.
Cầu nguyện Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng luôn gia hộ cho tất cả chúng ta được an lành.
Cảm ơn quý vị rất nhiều.
Nguồn: Phát biểu của Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thích Trừng Sỹ chuyển ngữ
Video clip phát biểu của Thủ Tướng Narendra Modi:
Buddhism’s message of peace, the answer to “growing arc of violence”: Modi at UN Vesak Week [Video]
Indian Prime Minister Narendra Modi told an audience of dignitaries at the inauguration(1) of the UN Vesak Week in Colombo, he believed the Buddhist message of peace to be the answer to the ‘growing arc of violence’ the world over.
“…The biggest challenge to Sustainable World Peace today may not be necessarily from conflict between the nation states. It is from the mindsets, thought streams, entities and instruments rooted in the idea of hate and violence.”
“The menace of terrorism in our region is a concrete manifestation of this destructive emotion. Sadly, these ideologies of hate and their proponents in our region are not open to dialogue and hence only open to causing death and destruction.”
“I firmly believe that Buddhism’s message of peace is the answer to growing arc of violence all over the world,” the Indian Premier said.
- The full speech is reproduced below:
Vesak is most sacred of days.
A day for humanity to revere the birth, the enlightenment and the Parinibbana of Lord Buddha, the “Tathagatha”.
A day to rejoice in Buddha. A day to reflect on the supreme truth and timeless relevance of Dhamma, and the four noble truths.
A day to contemplate the ten perfections of दान (generosity); सील (proper conduct); नेख्ख्म (renunciation); पिंन्या (wisdom); वीरि (energy); ख्न्न्ती (tolerance); सच्च (truthfulness); अदित्ठान (determination); मेत्ता (loving kindness) and उपेख्खा (equanimity).
It is a day of enormous significance for you here in Sri Lanka, for us in India, and for Buddhists around the world. And, I am most grateful to Excellency President Maithripala Sirisena, Excellency Prime Minister Ranil Wickremesinghe and the people of Sri Lanka for extending to me the honour to be the Chief Guest at the International Vesak Day festivities in Colombo.
On this auspicious occasion, I also bring with me the greetings of 1.25 billion people from the land of the Samyaksambuddha, the perfectly self-awakened one.
Excellencies, and Friends, Our region is blessed to have given to the world the invaluable gift of Buddha and his teachings.
Bodh Gaya in India, where Prince Siddhartha became the Buddha, is the sacred nucleus of the Buddhist universe. Lord Buddha’s first sermon in Varanasi,which I have the honour to represent in the Parliament,set in motion the wheel of Dhamma.
Our key national symbols have taken inspiration from Buddhism. Buddhism and its various strands are deep seated in our governance, culture and philosophy.
The divine fragrance of Buddhism spread from India to all corners of the globe. Mahindra and Sanghamitra, the worthy children of King Ashoka made their journey from India to Sri Lanka as धम्मादूत to spread the biggest gift of धम्मा. And, as Buddha had himself said: सब्ब्दानामधम्मादानंजनाती, meaning, the gift of धम्मा is the biggest gift of all.
Today, Sri Lanka takes pride in being among the most important nerve centres of Buddhist teachings and learning. Centuries later, Anagarika Dharmapala undertook a similar journey, but this time, from Sri Lanka to India to revive the spirit of Buddha in the land of its origin.
In some way, you took us back to our own roots. The world also owes a debt of gratitude to Sri Lanka for preserving some of the most important elements of the Buddhist heritage.
Vesak is an occasion for us to celebrate this unbroken shared heritage of Buddhism. A heritage that connects our societies across generations and through centuries. Friends, The friendship between India and Sri Lanka was etched in time by the “Great Master”.
Buddhism imparts an ever-present radiance to our relationship. As close neighbours, our relationship spreads across many layers. It draws its strength as much through our interconnected values of Buddhism as it does from the limitless possibilities of our shared future.
Ours is a friendship that lives in the hearts of our people and in the fabric of our societies. To honour and deepen our links of Buddhist heritage, I have the great pleasure to announce that from August this year, Air India will operate direct flights between Colombo and Varanasi.
This will ease travel to the land of Buddha for my brothers and sisters from Sri Lanka, and help you directly visit Sravasti, Kusinagar, Sankasa, Kaushambi and Sarnath.
My Tamil brothers and sisters will also be able to visit Varanasi, the land of Kashi Viswanath.
Venerable Monks, Excellencies and Friends, I believe we are at a moment of great opportunity in our ties with Sri Lanka. An opportunity to achieve a quantum jump in our partnership across different fields. And, for us, the most relevant benchmark for the success of our friendship is your progress and success. We are committed to the economic prosperity of our Sri Lankan brothers and sisters.
We will continue to invest in driving positive change and economic growth to deepen our development cooperation. Our strength lies in sharing our knowledge, capacity and prosperity. In trade and investment, we are already significant partners.
We believe that free flow of trade, investments, technology, and ideas across our borders will be to our mutual benefit.
India’s rapid growth can bring dividends for the entire region, especially in Sri Lanka. In infrastructure and connectivity, transport and energy, we are poised to scale up our cooperation. Our development partnership stretches across nearly every sector of human activity such as agriculture, education, health, resettlement, transport, power, culture, water, shelter, sports, and human resources.
Today ,India’s development cooperation with Sri Lanka amounts to US Dollars 2.6 billion. And, its only aim is to support Sri Lanka in realizing a peaceful, prosperous and secure future for its people. Because, the economic and social well being of the people of Sri Lanka is linked with that of 1.25 billion Indians. Because, whether it is on land or in the waters of the Indian Ocean, the security of our societies is indivisible.
My conversations with President Sirisena and Prime Minister Wickremesinghe have only reinforced our will to join hands in achieving our common goals.
As you make important choices for the harmony and progress of your society, you will find in India a friend and partner that will support your nation-building endeavours.
Venerable Monks, Excellencies and Friends, Lord Buddha’s message is as relevant in the twenty first century as it was two and a half millennia ago. The मध्यमप्रतिपदा, the Middle Path shown by Buddha, speaks to all of us.
Its universality and evergreen nature is striking. It has been a unifying force among nations. The countries of South, Central, South East and East Asia are proud of their Buddhist links traced to the land of Buddha.
The themes of Social Justice and Sustainable World Peace, chosen for the Vesak day, resonate deeply with Buddha’s teachings. The themes may appear independent. But, they are both deeply interdependent and interconnected. The issue of Social justice is linked to conflict within and among communities.
This arises principally because of तन्हाor (तृष्णा in Sanskrit), the thirst, which in turn stems from greed . Greed has driven the mankind to dominate and degrade our natural habitat. Our desire to achieve all our wants has created income inequalities in communities and disturbed social harmony.
Similarly, the biggest challenge to Sustainable World Peace today may not be necessarily from conflict between the nation states. It is from the mindsets, thought streams, entities and instruments rooted in the idea of hate and violence.
The menace of terrorism in our region is a concrete manifestation of this destructive emotion.
Sadly, these ideologies of hate and their proponents in our region are not open to dialogue and hence only open to causing death and destruction.
I firmly believe that Buddhism’s message of peace is the answer to growing arc of violence all over the world. And, not just a negative notion of peace defined by the absence of conflict. But, a positive peace where we all work to promote dialogue, harmony and justice, based on compassion and wisdom. As Buddha said, “नत्तीसंतिपरणसुखं”, “there is no higher bliss than peace”.
On Vesak, my hope is that India and Sri Lanka will work together to uphold the ideals of Lord Buddha and promote values of peace, accommodation, inclusiveness, and compassion in the policies and conduct of our governments.
This is the true path to free individuals, families, societies, nations and the world at large from the three poisons of greed, hatred and ignorance.
Venerable Monks, Excellencies and friends, On the blessed day of Vesak, let us light the lamps of knowledge to move out of darkness; let us look more within; and let us uphold nothing else but the truth. And, dedicate our efforts to follow the path of Buddha whose light shines all over the world.
As the verse 387 of Dhammapada says:
दिवातपतिआदिच्चो,रत्तिंगओभातिचंदिमा.सन्न्द्धोखत्तियोतपति,झायीतपतिब्राह्मणों.अथसब्बमअहोरत्तिंग,बुद्धोतपतितेजसा.
Meaning:
The sun shines by the day, The moon lights up the night, The warrior shines in his armour, The Brahmin shines in his meditation, But, the awakened one shines all day and night by his radiance. Thank you once again for the honour to be with you. I look forward to paying homage at the Sri Dalada Maligawa, the Temple of the Sacred Tooth Relic, in Kandy today afternoon. May the Triple Gem of Buddha, Dhamma and Sangha bless us all.
Thank you, thank you very much.
Speech source: Narendra Modi
Translated by Thích Trừng Sỹ
(1) Chúng tôi nghĩ ở đây có sự nhầm lẫn: Thật khó có thể dùng chữ inauguration (như là lễ nhậm chức) trong Anh ngữ, cũng như chữ lễ khánh thành trong nguyên văn bản dịch ở trường hợp này. Có thể tác giả muốn dùng một trong các chữ: formal ceremony (lễ chính thức), opening ceremony (lễ khai mạc) hay closing ceremony (lễ bế mạc) chăng? [Thư Viện GĐPT]