A. Tinh thẩn Đội, Chúng tự tri :
Đội Chúng tự tri, là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính, áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của một đơn vi ngành Thiếu.
Tinh thần căn bản của nó là tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Đội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu được của Đội Chúng, luôn cố gắng để Đội Chúng vững mạnh.
Ứng dụng :
Các Đội Chúng trưởng dùng tinh thần căn bản của Đội Chúng trưởng để xây dựng một tình thương ruột thịt trong đơn vị của mình, tạo ý thức tự cường, tự chủ. Công trình cần nhiều ngày, nhiều tháng, có khi đến nhiều năm nuôi dưỡng huân tập mới có.
Nhưng trước tiên, điều cần thiết là các Đội Chúng trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp Đoàn, Huynh Trưởng có thể góp kiến với các em, giúp đỡ các em nhiều điều, các em cũng sẽ có :
– Những buổi lễ Đội, Chúng riêng biệt, những buổi lễ cầu an, cầu siêu cho các bạn đồng Đội, Chúng và thân nhân.
– Những ngày trại riêng biệt mà anh chị em sống với nhau thật gần gũi thương yêu.
– Một căn phòng êm ái của mình gọi là góc Đội, góc Chúng, để sắp đặt trang hoàng theo Đội, Chúng mình như một bàn học nhỏ nhắn ở nhà.
– Một cơ cấu tổ chức, biết phân công hợp lý mọi việc để cùng gây một mức tiến liên tục cho cái xã hội tí hon của mình trong Đội Chúng.
– Một gia tài nho nhỏ, có lều trại, có cái này cái nọ gọi là khí mảnh cộng đồng…
– Tất cả đó đứng riêng ra, Đội Chúng của các em không hề bỏ ngỏ mà góp lại thành Đoàn, thành Gia Đình sẽ tạo nên sức mạnh, vững chắc cho phong trào.
– Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Đội Chứng trưởng phải biết tổ chức Đội Chúng mình thành một xã hội nho nhỏ, biết điều hợp cho hoạt động Đội Chúng cùng tiến với nhịp đi của Đoàn mà vẫn có sắc thái riêng.
B. Tổ chức Đôi Chúng :
1. Đôi Chúng :
Các em được giao một nhóm nhỏ để điều khiển gọi là Đội, Chúng, những người này là chị em hay anh em với các em, em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sự chỉ bày của Trưởng để cùng nhau học hỏi hướng thiện.
Như vậy chúng ta gọi Đội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành Thiếu, trong đó từ 6 đến 8 anh chị em biết hòa thuận, thương yêu và liên lạc với nhau như những bộ phận của cơ thể.
2. Đội sinh, Chúng viên :
Những người bạn cùng sinh hoạt trong Đội Chúng của các em do Huynh Trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên, và chính bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin anh chị Trưởng, xin Bác Gia Trưởng đem vào.
3. Phân chia công việc :
Khi có đông một số anh chị em rồi, Đội Chúng trưởng phải phân chia công việc cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp trưởng hướng dẫn cho họ cùng học.
Trong sinh hoạt tự trị Đội Chúng, buồn nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Khi ôm nhiều thì rớt nhiều.
Tuy vậy, phân chìa công việc hợp cho hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần này trong bài Nghệ thuật điều khiển các em đã thấy, phải hiểu biết từng đội Chúng viên để điều khiển, hướng dẫn chia việc cho đúng.
Đại khái các chức vụ và công việc phải làm của Đội, Chúng là :
– Chức vụ Đội Trưởng.
– Chức vụ Đội Phó.
– Chức vụ Thư Ký.
– Chức vụ Thủ Quỹ.
– Chức vụ Liên lạc.
– Công việc sưu tầm đồ chơi của Quản trò.
– Công việc sưu tầm bài hát của Họa Mi.
– Học hỏi tìm hiểu về các môn HĐTN ( Ủy Viên Kỷ thuật ).
– Tìm hiểu về Phật Pháp (Ủy Viên Phật Pháp) .
– Nghiên cứu về trại, tiện nghi, lửa trại ( Ủy viên Trại).
– Nghiên cứu ăn uống tại trại, làm bếp ( Hỏa đầu vụ ).
– Giữ gìn vật dụng Đội, Chúng ( Ủy viên Khí mảnh )
– Vân vân….
Thông thường thì :
* Những em tháo vát có sáng kiến, biết sống hòa đồng…có thể trợ giúp em và Đội Chúng Phó.
* Những em thích Việt văn, cần cù, có đời sống nội tâm phong phú có thể nhờ việc thư ký.
* Em có tánh cẩn thận, phân minh, không tiều phí, rành rỏi, nhờ làm thủ quỹ.
* Em nào biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng, có thể giúp làm ủy viên khí mảnh.
* Em nào hay nghịch, nói chuyện nhiều, lanh lẹ, vui tính, thích văn nghệ có thể giao cho việc quản trò và họa mi Đội, Chúng.
* Những công việc khác em dễ tìm hiểu để cắt đặt như ủy viên cứu thương, kỹ thuật trại.
* Riêng trong các buổi họp, em có thể giao còi; trực giảng họp Đội Chúng cho em nào thường có tính giải đãi, chậm, hơi lười, việc gì cũng hẹn rày hẹn mai.
Từ những điều đại cương này các em sẽ có nhiều sáng kiến bổ túc, nhưng điều quan trọng này đừng quên : “ Làm việc gì cũng phải hỏi trước ý kiến anh chị trưởng của mình cả ”.
4. Hành chánh và sổ sách Đội chúng :
a. Liên lạc :
Các em có một cấp liên lạc lên là trực tiếp với Đoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị trưởng là vì việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh, mọi việc đều phải có giấy tờ.
Thí dụ : Em tổ chức du ngoạn, phải làm đơn, tên chương trình, thư xin đất, giấy xin phép cha mẹ cho Đội sinh, Chúng viên… nộp lên Đoàn trưởng trước hai tuần.
Đi xuống, các em trực tiếp với Đội sinh, chúng viên mình. Ngoài ra các em còn liên lạc phụ huynh các em trong Đội Chúng của mình.
b. Sổ sách Đội Chúng :
Sổ sách của một Đội Chúng :
a). Đội phả Chúng phả : Gồm 2 phần, phần đầu là danh sách tất cả Đội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào Đoàn, đánh chừng 10 trang tập vở 100 trang, bìa cứng :
Phần thứ hai Đội phả, Chúng phả có 3 đoạn :
– Lý lịch :
Họ và tên : ……………………………..……..
Ngày sinh : ……………………..……………..
Chánh quán : …………………………………..
Học lực hay nghề nghiệp : ……………………
Phương danh phụ huynh : …………………….
Địa chỉ : ……………………………………….
Nghề nghiệp phụ huynh : ……………………..
Pháp Danh Đoàn sinh : ……………………….
Ngày quy y : …………………………………..
Bổn Sư hiệu : …………………………………..
– Thành tích học :
Vượt bậc HƯỚNG THIỆN ngày : ……………………………
Vượt bậc Sơ THIỆN ngày : …………………………………..
Vượt bậc TRUNG THIỆN ngày : ……………………………
Vượt bậc CHÁNH THIỆN ngày : ……………………………
– Thành tích đặc biệt :
b). Nhật ký Đội Chúng :
Một cuốn sổ giấy trắng để ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Đội Chúng như các cuộc trại, Đội tự trị, ngày đi của Chúng, lễ lược của Đội Chúng… Ý kiến của khách thăm Đội Chúng cũng ghi vào đây.
c). Sổ sinh hoat :
Một sổ bìa cứng chừng 300 đến 400 trang gồm các phần sau đây :
* Điểm danh
* Biên bản các buổi họp thường kỳ của Đội Chúng.
* Thu chi
* Khí mảnh
* Ghi văn thư đến.
Phần khí mảnh
Ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Đội Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhận, do ai, phế thải ngày, lý do phế thải, do buổi họp nào giám định và quyết định …
d). Sổ thông tin :
Vở 100 trang, đóng thêm một bìa nữa cho dày, lâu rách, ghi từng thông tư cho Đội Chúng viên mình. Cuối cùng lúc nào cũng ghi tên toàn Đội, Chúng, để những người này sau khi xem ghi vào sổ tay riêng sẽ ký vào.
e). Kẹp lưu trữ linh tinh :
Tất cả giấy tờ, hồ sơ luân lưu đều dán vào đây theo thứ tự thời gian.
Mọi sổ sách do phần hành nhật tu, nhưng Đội trưởng, Chúng trưởng phải kiểm soát và cất giữ tại Đoàn Quán, Đội quán hay Hội quán để khỏi thất lạc.
Mẫu các phần trong sổ sinh hoạt :
* Điểm danh : (Ghi ngày chủ nhật vào từng cột, em nào vắng không xin phép ghi chữ V vào cột tương ứng, Nghĩ vì bị phạt ghi dấu + , nghỉ có xin phép ghi chữ I )
Sổ điểm danh này lập một trang cho mỗi tháng, 12 trang cho một năm.
* Mẫu biên bản :
BIÊN BẢN
Phiên họp thường kỳ ( hay bất thường )
Ngày…..Tại…………
– Họp Đội ( Chúng ) lúc…giờ…, ngày….tại….gồm có Anh (Chị)……. ( kê tên Đội hay Chúng trưởng trước đến đoàn sinh, Chúng viên. Thư ký bao giờ cũng ghi sau cùng. Ai có tên ghi sau thư ký là vào trễ ).
– Mục đích ( thường kỳ hay bất thường, bàn về…)
– Nghị sự : Ghi các điều đã thảo luận và biểu quyết tuần tự thời gian, gọn rõ ràng và đúng đắn.
– Hồi hướng công đức lúc… giờ…., ngày trên với đầy đủ thành phần trên ( hay thiếu ai vì lý do… sau khi không còn gì bàn cãi nữa ).
Chủ tọa Thư ký
( Ký tên) ( Ký tên)
* Thu chi : ( 4 trang cho 1 tháng, 48 trang sổ này trong sổ sinh hoạt )
– Trang thứ nhất ghi : THU CHI Tháng 1 năm 1969
– Trang thứ hai ghi : THU
Một khoản thu
– Trang thứ tư ghi : TRANG KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH
Tháng Giêng năm 1968
Tháng trước còn : Không
Tháng trước nợ : Không
Thu tháng Giêng/68 : 040 đồng 00
Chi tháng Giêng/68 : 030 đồng 00
Thặng thu 1/68 : 010 đồng 00
( Mười đồng bạc chẵn )
* Ghi văn thư đến : Phần nhiều Đoàn thông tư cho Đội, Chúng băng sổ thông tư, nên Đội Chúng cần ghi chép lại trong sổ văn thư của mình.. .
GHI CHÚ :
Số (1) và (2) do Đội Chúng trưởng và Phó nhật tu.
Số (3) do thư ký và các nhân viên liên hệ nhật tu.
Sổ tài chánh ( THU CHI ) có thể lập riêng trên vở 50 trang.
Số (4) : Luân phiên phụ trách liên lạc những thông tư do Đội, Chúng viết
Số (5) : Thư ký nhật tu.
* Quản trị tài chánh :
Lúc nào Đội, Chúng cũng có một số tiền nhỏ để dùng vào những việc cấp bách chưa đóng kịp. Số bạc này do Thủ Quỹ giữ và báo cáo cho toàn Đội, Chúng biết hằng tháng.
Mọi chi tiêu đều do quyết định của toàn Đội Chúng, căn cứ trên biên bản họp Đội Chúng mà Thủ Quỹ xuất chi, không tự tiện hay theo lệnh một người nào. Số bạc trên 1000 đồng tồn quỹ phải báo cáo cho Đoàn Trưởng biết. Trên số đó phải gởi cho Huynh Trưởng Đoàn mình giữ.
* Hoạt động Đội Chúng :
1. Học tập cho Đội Chúng :
Học tập là việc trước nhất, nhưng trong Đội Chúng phải, có nhiều bậc học, người thì Sơ Thiện, người thì Hướng Thiện, có Gia Đình có các em học bậc Chánh Thiện nữa. Bổn phận của các em là phải lo học ưu tiên.
a) Hướng dẫn bậc Hướng Thiện cho các em mới, bày vẽ cho họ quy cũ của Gia Đình. Riêng Phật Pháp thì do Huynh Trưởng dạy.
b) Ngoài bậc Hướng Thiện, những bậc khác do Huynh Trưởng dạy, nhưng các em phải giúp nhau tìm hiểu thêm, hoặc ôn tập lại.cho tất cả thấu đạt như nhau để khỏi quên hay lầm lẫn.
Mỗi buổi họp Đội Chúng đều có học tập, mỗi người tùy khả năng làm giảng viên, nhưng Đội Chúng trưởng và Phó phải cung cấp tài liệu cho họ và phải biết họ sẽ nói gì, có đúng hay không trước khi họ dạy.
2. Ngày đi :
Ngày đi là một cuộc du ngoạn của ngành Thiếu, còn gọi là xuất du. Thời gian từ 6 đến 12 giờ ban ngày, cự ly từ 10 đến 15 cây số cả đi và về. Ngày đi vừa để kiểm soát lại bài đã học trong tháng ( mỗi tháng một lần ), vừa tập thể thao, vừa chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những cuộc thám du về sau.
Đội Chúng trưởng và phó khảo sát thật kỹtiêu chuẩn lộ trình thám du. Tính sát thời gian di chuyển và thử sức dọc đường, xong vạch chương trình chi tiết. Tất cả trình anh chị trưởng với hồ sơ xuất du.
Chương trình chi tiết và biện bản báo cáo cùng làm chung một tờ chép làm 3 bản, kèm theo đơn xin phép anh chị trưởng ( 2 bản ). Anh chị sẽ ghi vào phần “ Lời dặn của Huynh Trưởng ”, những điều khuyên bảo, ký tên và trả lời Đội Chúng 1 tờ, 1 tờ giữ lại để theo dõi hoặc thăm viếng lúc Đội đi. Bên cạnh tờ chương trình, song song với cột công tác, các cột trong Đội Chúng ghi kết quả từng mục vào đó gọi là biên bản báo cáo.
* Mẫu chương trình và báo cáo một ngày đi (mùa nắng).
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
Gia Đình Phật Tử Việt Nam
*****
CHƯỚNG TRÌNH “ ĐI ”
Đội Sen……… thuộc Đoàn Thiếu….. GĐPT
Từ…… giờ…… .đến… giờ…. ngày…….1968
Lời anh chị Trưởng và ngày đi :
CHƯƠNG TRÌNH :
4g30 : Đội Chúng phó đi giấu mật thư, làm dấu đường, ẩn núp.
5g00 : Đội Chúng trưởng truyền bản tin bằng Morse ngắn chỉ ở đâu khởi hành.
– Từ dấu khởi hành, Đội, Chứng sinh theo từng nhóm 3 người (2 nhóm) tìm mật thư dịch.
– Thực hành theo mật thư ( ví dụ tìm chỗ ẩn núp của Đội Chúng phó mang danh một vị thần nào đó).
– Thực hành những điều Đội Chúng phó giao trong một phong bì, trình kết quả, nhận bản tin khác chỉ định địa điểm tạm trú ban trưa.
9g00 : Nghỉ ngơi tại địa điểm tạm trú.
– Đội Chúng viên thực hiện bắt buộc những thủ công cá nhân như kiếm gậy, khắc gỗ, sưu tầm thảo mộc, vẽ, chụp ảnh, sáng tác.
10g00 : Làm bếp. ( Nếu ăn đồ nguội thì sẽ thay bằng một khóa học do Đội Chúng trưởng phụ trách ).
11g00 : Ăn trưa.
11g30 : Nghỉ trưa.
14g00 : Thăm Vùng lân cận ( xóm hoặc liên gia ). Ghi chép cẩn thận những nhận xét :
– Địa dư ( thuộc xã, Quận, vị trí thiên nhiên ).
– Dân số phỏng đoán.
– Tỷ số gia đình giáo dân các tôn giáo.
– Nghề nghiệp của đa số.
– Mức sinh hoạt.
– Phòng tục đặc biệt.
– Những thổ âm.
Bản nhận xét này Đội, Chúng viên ký tên, tập trung và gởi theo báo cáo ngày đi ).
13g00 : Ăn phụ, chuẩn bị ra về.
16g30 : Chia tay tại Đoàn quán.
Nhận xét và kết quả về ngày đi của Đội Chúng trưởng.
Nhận xét tổng quát và những chi tiết đặc biệt.
Ngày …. Tháng …. năm 1968.
Đội Chúng Trưởng
(Ký lên)
(Mẫu này lập 3 bản kèm theo đơn xin 2 bản, Anh chị Trưởng ghi và trả lại Đội Chúng trưởng 1 bản. Đội Chúng trưởng sao lời khuyên của anh chị trưởng vào bản thứ 3 trong ngày đi. Đội Chúng trưởng ghi nhận xét vào cả 2 bản, gởi báo cáo 1 bản, còn một bản để lưu chiếu ).
c. Trai Đội Chúng trong Đoàn – Trại Đội tự trị :
Trong phần này có một khóa riêng, ở đây chỉ nhắc vài điều :
+ Để tổ chức một trại Đội, Chúng trong Đoàn, Đội Chúng phải học đóng trại “ Đội Chúng trong trò chơi ”, “ Đội Chúng trong nhóm truyền tin và mật thư ”.
+ Tinh thần của một trại Đội tự trị thường hướng đến tinh thần của tổ chức, đến đời sống Đội hơn là thực hiện công tác xã hội. Mục đích là để trại sinh gần gũi nhau hơn, tinh thần Đội cao hơn và tình đồng đội thắm thiết hơn.
Chương trình tỉ mỉ hơn của ngày đi, cuối mỗi trại tự trị, Đội phải lập tờ trình đầy đủ công việt theo linh hoạt thời gian. Ghi tất cả những dự định kèm theo kết quả thu hoạch, những dự định còn bỏ dở, thắc mắc nhờ anh chị trưởng bổ khuyết ý kiến.
d. Xã hôi :
Các hoạt động xã hội mà Đội thực hiện :
– Tương trợ : Ngoài việc của Đoàn, Đội, Chúng có thể chia để học tập, bày vẽ cho các em học lớp dưới, nhắc nhở nhau học hành.
– Tổ chức cầu an : Khi có em nào đau yếu.
– Thể thao : Học nghề với nhau mà thầy dạy có thể là thân sinh các em, hoặc nhờ các anh chị trưởng giới thiệu, các nghề như làm ảnh, thợ mộc, thợ nề, sửa xe đạp…
– Thăm nhau, đổi nhà : Thăm viếng nhau để làm quen với gia đình bạn bè trong Đội Chúng, làm sao phụ huynh mỗi em đều thương mến các em trong Đội Chúng như con em trong nhà. Có dịp thuận tiện, các em Thiếu Nam có thể tổ chức đổi nhà trong thời gian ngắn vào dịp hè. Em này làm con trong nhà kia để hiểu hoàn cảnh nhau, vừa để tập sống với mọi lớp người, vừa để các em bỏ vài thói quen không thích hợp như giải đãi, rụt rè, bướng bĩnh, thiếu lịch sự.
Tóm lại trong phần hoạt động Đội Chúng, các em có thể lập một bản phân phối trong năm như mẫu sau đây để dễ nhớ và theo dõi :