Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng

Bức tượng cô du kích đứng trên... toà sen trong hồ nước tại xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam - Ảnh của Đoàn Nguyễn - Báo Sài Gòn Tiếp Thị online

 

SGTT.VN – Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.

Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.

Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật Bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”. Theo bác nông dân này, trước kia, đây là bức tượng Phật Quan Âm trắng tinh, ngự trên toà sen, với tà áo choàng trắng bay phất phơ, một tay cầm bình cam lồ, một tay cầm nhành dương. Thế nhưng, sau đó, người ta đã phải cắt áo choàng đi, đội lên đầu tượng một mũ tai bèo rộng sụp xuống tận trán, bẻ tay cầm hồ lô và tay cầm nhành dương rồi đặt vào đó một cây súng trường.

Tôi đến nhà ông M., chỉ cách bức tượng vài trăm mét. Ông M. nói: “Hồ nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng ứng thành lập dự án đào đám ruộng thành hồ nước để lấy nước tưới cho mấy chục hecta đất màu của thôn. Hồ nước ra đời, vì nó nằm ở đầu cái làng này, nên để cho hồ nước sạch sẽ, tôi đã vận động bà con quyên góp xây bức tượng Quan Âm ở giữa hồ. Tôi nghĩ xây bức tượng Phật lên thì cái hồ nước đó mới sạch vì sẽ không ai dám vứt rác, nuôi cá, thả vịt, cho trâu dầm dưới đó. Và đúng như vậy, suốt sáu tháng sau, hồ nước vẫn sạch tinh tươm. Tuy nhiên, đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.

“Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?”, tôi hỏi. “Có chớ, huyện, xã gì tôi cũng nói. Lúc đó ai cũng vui vẻ, bởi vì có chi trầm trọng. Thành phố Đà Nẵng, cách đây 20km, người ta xây tượng Phật bà to gấp mấy lần, xây tượng Phật Như Lai cũng to gấp mấy chục lần, trung ương, địa phương về, trong nước, ngoài nước đến, mà có ai nói chi đâu. Còn của tôi, chỉ là tượng Phật ở làng, tôi là cán bộ (ông M., là cán bộ trung ương vừa nghỉ hưu – NV) chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu”.

BÀI VÀ ẢNH ĐOÀN NGUYỄN

Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị online http://www.sgtt.com.vn Ngày 21.12.2011, 08:22 (GMT+7)

oOo

Tham khảo tại các trang mạng đã đưa tin:

  • Yahoo! Việt Nam – Tin tức: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.
  • Phật Tử Việt Nam: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.
  • VietLand New: Dựng Tượng Phật Bà Du Kích 1 bọn Tán Tận Lương Tâm.
  • DVCOnline: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.
  • Tin Mới: Dựng tượng Phật Quan Âm… đội mũ tai bèo, bồng súng.
  • go News: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.
  • VN-ZOOM: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.
  • Đất Việt: Dựng tượng Phật Quan Âm… bồng súng.

Xin lỗi các bạn đọc, vì thật ra là có… nhiều cái link quá nên QM tôi không đủ kiên nhẫn đưa vào nữa (nhất là trên Facebook thì nhiều vô kể…). Không đủ kiên nhẫn vì mỗi link mở ra lại phải đọc những ý kiến comment (vì rất đáng đọc – dù cái thì đọc lướt qua, cái thì đọc kỷ) đâm ra… muốn xâm xoàng mất rồi!

Và dưới đây là những bài viết khác nhân… “sự kiện” này (cả trong các bài viết này QM cũng sẽ xóa bớt các hình và đoạn trích dẫn đã có trong bài chính ở trên, chỉ để lại dấu chấm lững […] để giúp các bạn đọc khỏi bị… tẩu hỏa nhập ma!

1. Chuyện không giống ai!

 

GNO – Vừa qua, nhiều trang mạng đăng bài “DỰNG TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM…BỒNG SÚNG” của tác giả Đoàn Nguyễn tường thuật tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, dẫn lại bài đăng trên báo Sài gòn Tiếp thị.

Tác giả chứng kiến cảnh tượng và phỏng vấn trực tiếp nông dân tại đây.

“… Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi………… rồi đặt vào đó một cây súng trường.”

Rồi gặp trực tiếp bác M. để nắm rõ sự tình:

“… Ông M. nói: “Hồ nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng ứng thành lập dự án………… đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.

Tác giả phỏng vấn và được ông M. tâm sự tiếp:

“Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?………… chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu”.

Thì ra, bác M. từng là cán bộ, bác M. từng chứng kiến những tượng Phật khổng lồ ở Bãi Bụt và Bà Nà tại Đà Nẵng, bác muốn giữ vệ sinh môi trường khi lòng dân biết tôn kính Thánh tượng. Bác M. cũng trực tiếp trao đổi với cán bộ xã trước khi họ đồng ý cho dựng tượng Phật Quán Âm. Nhưng cán bộ xã không giải thích lý do đập tượng để thế vào cô du kích! Bác M. từng là cán bộ mà bác M. không lường được hành động bất nhất của những anh cán bộ địa phương nơi quê bác.

Hình ảnh một Bồ tát Quán Âm thể hiện lòng đại lượng trước sự đau khổ của quần sanh. Vậy hà cớ gì biến Bồ tát Quán Âm, một biểu tượng tôn kính của hàng triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới thành một cô du kích?

Minh Mẫn

2. Phật Bà Quan Âm… bồng súng: Chuyện không giống ai ?

Báo Tôn Giáo và Dân Tộc online

TG&DT – Một bình Cam lồ và nhành dương liễu không đủ sức mạnh như khẩu súng, nên cán bộ xã Đại Cường đã bẻ tay ngài gắn vào đó khẩu AK, biến Thanh y thành áo bà ba, mão Quán Âm thành nón tai bèo che ám khuôn mặt. Có lẽ họ muốn Bồ Tát Quán Âm phải cầm súng để giữ biên cương và hải đảo như cô du kích vô danh kia?

Một số trang mạng, vừa đưa tin: “DỰNG TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM… BỒNG SÚNG” của tác giả Đoàn Nguyễn tường thuật tại xã Đại Cường – Đại Lộc – Quảng Nam:

Tác giả chứng kiến cảnh tượng và phỏng vấn trực tiếp nông dân:

“… Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi………… đặt vào đó một cây súng trường.” 

Rồi gặp trực tiếp bác M. để nắm rõ sự tình:

“… Ông M. nói: “Hồ nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng ứng thành lập dự án………… đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.

Tác giả phỏng vấn và được ông M. tâm sự tiếp:

“Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?………… chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu”.

Thì ra, bác M. từng là cán bộ………… mà bác M. không đo lường được hành động bất nhất của cán bộ địa phương.

Cũng may là thế vảo cô du kích cho hợp với giống cái, nếu đưa anh bộ đội cụ Hồ thế chỗ, thiên hạ sẽ nghĩ…

Chủ trương của Nhà nước hiện nay tôn trọng tự do tín ngưỡng để cân bằng cuộc sống tâm linh và vật chất mà một thời sai lầm về quan điểm vật chất quyết định tất cả, tôn giáo là thuốc phiện cản trở sự tiến hóa của xã hội, hậu quả tệ nạn vô đạo đức tràn ngập đất nước. Mọc lên một nhà tù liền phát sanh hàng ngàn tội phạm, một ngôi chùa dựng lên, quần chúng tín đồ biết sợ nhân quả hơn là sợ luật pháp, tù tội. Nếu không có Phật giáo thì làm gì có hàng ngàn xuất cơm miễn phí cho các bệnh nhân nghèo trong một số thành phố phía Nam. Làm gì có quán cơm chay từ thiện miễn phí cho sinh viên, học sinh và lao động nghèo. Làm gì hàng năm có hàng trăm tỷ cho các chuyến cứu trợ lũ lụt thiên tai, ủy lạo đồng bào vùng sâu vùng xa mà nhà nước chưa kham nổi?

Theo thống kê hiện nay, tất cả tội phạm xã hội đều là kẻ không biết đến tôn giáo. Đạo đức nhân quả của Phật giáo đã ngăn ngừa nhiều hành vi và ý nghĩ bất thiện trong tín đồ. Hình ảnh một Bồ Tát Quán Âm thể hiện lòng đại lượng trước sự đau khổ của quần sanh. Mỗi vị Bồ Tát là đại biểu cho một công hạnh hoán cải tiêu cực trong xã hội, như vậy Phật giáo không thể là tiêu cực nếu không  là tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ nền luân lý đạo đức trong mọi xã hội. Chính tinh thần trách nhiệm hộ quốc an dân mà nhiều trăm năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc, đem lại hòa bình cho đất nước.

Suốt hai ngàn năm đồng cam cộng khổ với dân tộc, nếu Phật giáo không có công thì cũng chẳng có tội, hà cớ biến Bồ Tát Quán Âm, một biểu tượng tôn kính của hàng triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới thành một cô du kích? Trong khi đó, chưa đầy một tháng, Phật Giáo Việt Nam chấp nhận là thành viên của Liên Minh Phật giáo Thế giới tại Ấn Độ. Trong thời chiến, Phật giáo cũng từng có những tu sĩ cởi Tăng y khoác chiến bào; Lý Trần cũng từng xuất hiện các danh Tăng cứu nguy đất nước.

Ý thức trách nhiệm đó chỉ có trong thời chiến, nhưng khi quốc gia thái bình, sự đóng góp của Phật giáo trong lãnh vực từ thiện xã hội, đạo đức văn hóa. Một bình Cam lồ và nhành dương liễu không đủ sức mạnh như khẩu súng, nên cán bộ xã Đại Cường đã bẻ tay ngài gắn vào đó khẩu AK, biến Thanh y thành áo bà ba, mão Quán Âm thành nón tai bèo che ám khuôn mặt. Có lẽ họ muốn Bồ Tát Quán Âm phải cầm súng để giữ biên cương và hải đảo như cô du kích vô danh kia?

Hay họ muốn Thánh hóa cô du kích kia khi để cô ta đứng trên tòa sen. Thật khó hiểu cho những tâm hồn si muội giữa lúc đất nước đang cần tôn giáo; Đồng thời tôn giáo đang được mùa cũng nên cảnh giác trước những ý đồ u mê ám chướng như thế. Khi Phật giáo đang được mùa mà không đủ năng lực để chuyển hóa những đâu óc đen tối, trái tim xơ cứng như thế thì  chưa thể nói Phật giáo làm được gì cho xã hội.

Nếu mai nầy những cán bộ có tâm hồn hẹp hòi và hiểu biết  không cao hơn ngọn cỏ, lên lãnh đạo Tỉnh hoặc Trung ương, hà tất cần gì sự hiện diện của các sư khi Thánh tượng còn bị truất phế, và lẽ dĩ nhiên, xã hội, đất nước không còn gì để phải báo động. Thiết nghĩ hãy đưa những cán bộ nhiệt thành nầy ra hải đảo xa xôi, triệt hết chùa miếu đang có ở đó, để dựng tượng đài mẹ Việt Nam Anh hùng và nữ du kích dũng cảm hầu cản bước tiến quân thù và cảnh cáo óc xâm lược của quốc gia LẠ.

Giáo Hội Phật Giáo Quảng Nam nghĩ gì về hiện tượng này? hay là GHPGVN TW  xem đây chỉ là chuyện cỏn con  xẩy ra thường ngày ở Huyện? Cho dù không là tín đồ Phật giáo, ai cũng ngạc nhiên trước hành động lệch lạc văn hóa như thế, chuyện không giống ai trong một xã hội không ai giống mình. Hãy chờ hạ hồi phân giải.

Minh Mẫn 22/12/2011

 

3. Dựng tượng Phật Quan Âm … bồng súng: Muôn ngàn hóa thân?

Chùa Phúc Lâm – http://chuaphuclam.com

Truyền thống Phật giáo Bắc truyền và Kim Cang Thừa (PG Tây Tạng) tin rằng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đang hóa hiện ra nhiều hóa thân để cứu độ chúng sinh. Từ chỗ niềm tin tôn giáo, ngài đã hóa thân trở thành cội nguồn cho nhiều tác phẩm văn học của nhiều dân tộc Phương Đông, trong đó có Việt Nam.

Phổ biến nhất trong văn học Việt Nam, với nhiều truyện thơ, chèo, phim và kịch, có Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện. Riêng ở truyện Quan Âm Thị Kính, hai nhân vật  điển hình hóa thân nổi bật là Thị Kính và Thị Mầu. Bạn chỉ cần vào Google.com hay vào YouTube.com, gõ các chữ liên hệ sẽ tìm ra nhiều phim và kịch chủ đề này. Tùy theo tác giả, có khi nội dung là bi, có khi là hài. Nhưng thường thì, dù có những tràng cười bất tận qua các nghệ sĩ hài diễn, người xem vẫn dễ dàng nhận ra hình ảnh một vị Bồ Tát Quan Thế Âm đang hiện ra giữa đời thường, cùng chia sẻ những nỗi đau nhân gian để tìm cơ duyên giúp chúng sinh tỉnh ngộ về tính vô thường hư huyễn của trần gian.

Trong kinh điển Phật giáo Bắc truyền và  Kim Cang Thừa, có văn bản nói rằng Đức Quan Thế Âm là vị cổ Phật, và hình tượng ngài là ngàn tay, ngàn mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) để kèm với câu Thần Chú Đạị Bi, với nìềm tin rằng ngài hóa thân ra cả ngàn phương tiện để cứu người đau khổ. Hình tượng này cũng được một đoàn vũ công gồm vài chục bé gái câm và điếc Trung Hoa luyện thành một điệu múa độc đáo để lưu diễn khắp thế giới.

Trong nhiều kinh khác, có khi nói ngài có 14 hóa thân, có khi nói 32 hóa thân, có khi nói 33 hóa thân… nghĩa là tùy phương tiện mà tới cứu người. Thậm chí, ngài sẵn sàng vào điạ ngục để cứu người. Trong bài viết của tác giả Trí Giải, nhan đề “Ý nghĩa, công năng, lợi ích hành giả trì chú Đại Bi,” có đoạn viết như sau để giải thích chuyện hóa thân:

“…Hoặc như ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Tiêu Diện vào cảnh giới Ngã quỷ để độ chúng ma mà không có một chút ngần ngại nào cả, cho nên Bồ Tát có 32 ứng hóa thân là để tùy thuận chúng sinh mà hóa độ. Trái tim Bồ Tát luôn tuần hành nhịp nhàng, trong sáng, thanh tịnh không vướng vào “tự ngã,” đạt đến sự vô phân biệt, không có ranh giới, tâm từ bi ấy thể hiện tính bình đẳng giữa mọi người, như mặt trăng không phân biệt quốc gia nào. Nó luôn vận hành liên tục để tỏa sáng trong đêm trường. Đó là ý nghĩa câu Chú Đại Bi: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi.”…”

Do vậy, nếu một hôm, có một pho tượng Phật Bà bỗng nhiên hóa thân thành pho tượng cô du kích bồng súng, tuy là bất ngờ, nhưng cũng là bình thường, nếu thực sự trong cung cách này, các nghĩa của vô thường và vô ngã được hiển lộ, và giáo nghĩa của từ bi được gợi ra. Nhưng đây sẽ là cuộc tranh luận mới trong những người quan tâm: sao lại như thế được?

Báo Giác Ngộ, một trong những tiếng nói chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có bài viết nhan đề “Chuyện không giống ai!” của Cư sĩ Minh Mẫn, đăng hôm 21/12/2011. Tuy tờ báo này không nói minh bạch về quan điểm, nhưng có thể mặc định hiểu ngầm (?) đây cũng là ý  kiến của Giáo hội, trích như sau:

“Vừa qua, nhiều trang mạng đăng bài “DỰNG TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN ÂM…BỒNG SÚNG” của tác giả Đoàn Nguyễn tường thuật tại xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, dẫn lại bài đăng trên báo Sài gòn Tiếp thị.

Tác giả chứng kiến cảnh tượng và phỏng vấn trực tiếp nông dân tại đây.

“… Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi………… đặt vào đó một cây súng trường.”

Rồi gặp trực tiếp bác M. để nắm rõ sự tình:

“… Ông M. nói:………… đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.

Tác giả phỏng vấn và được ông M. tâm sự tiếp:

“Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?………… chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu”.

Thì ra, bác M. từng là cán bộ………… mà bác M. không lường được hành động bất nhất của những anh cán bộ địa phương nơi quê bác.

Hình ảnh một Bồ tát Quán Âm thể hiện lòng đại lượng trước sự đau khổ của quần sanh. Vậy hà cớ gì biến Bồ tát Quán Âm, một biểu tượng tôn kính của hàng triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới thành một cô du kích?

Minh Mẫn” (hết trích).

Câu hỏi cuối cùng trong bài trên, phảỉ chăng Giáo hội Phật giáo VN muốn hỏi các quan chức trong tỉnh Quảng Nam, rằng hà cớ gì đã biến Bồ Tát Quán Âm thành một cô du kích.

Lẽ ra, đúng là không nên biến hình pho tượng như thế. Nhưng khi đã lỡ rồi, thử hỏi có nên hay không điều chỉnh pho tượng để mang ý nghĩa buông dao thành Phật và cũng tượng trưng cho thời đại hòa bình của quê nhà: hãy đặt khẩu súng AK xuống một bên tòa sen.

Như thế, có thể là sẽ biến pho tượng này trở thành một nơi du lịch tâm linh, vì cũng sẽ là một kỳ quan độc đáo của thế giới? Từ một giới chức địa phương “lập trường cực tả” đã dẫn tới một pho tượng “không giống ai” (nói theo bài trên báo Giác Ngộ), nhưng chỉ cần buông súng xuống bên tòa sen, là có thể cứu được ngành du lịch địa phương, mà các cơ quan chính phủ khỏi bị mắc lừa kiểu màn bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới” do Tổ chức New7Wonders diễn xuất.

Phải chăng, đây là hóa thân thứ 1001 của Bồ Tát Quán Âm?

4. Biến Phật bà Quán Âm thành o du kích: Chuyện chẳng giống ai

Chùa Phúc Lâm – http://chuaphuclam.com

“Dựng tượng Phật bà Quan Âm … bồng súng” là cái sáng kiến độc đáo mà ngay cả Trung Quốc, Liên Xô trước kia, Bắc Triều Tiên hay Cu Ba cũng chưa hề biến đức mẹ Maria thành cô du kích chống Mỹ như cán bộ xã Đại Cường – tỉnh Quảng Nam như thế.

Một số trang mạng, trong đó có Chùa Phúc Lâm Online vừa đưa tin: “Dựng tượng Phật bà Quan Âm … bồng súng” của tác giả Đoàn Nguyễn tường thuật tại xã Đại Cường – Đại Lộc – Quảng Nam:

… “Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi ………… đặt vào đó một cây súng trường.

… Ông M. nói:………… đùng một cái, mấy “ổng” không cho đặt tượng nữa”.

Tác giả phỏng vấn và được ông M. tâm sự tiếp:

Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?………… chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu”.

Thì ra, bác M. từng là cán bộ………… mà bác M. không đo lường được hành động bất nhất của cán bộ địa phương.

Cũng may là thế vào cô du kích cho hợp với giống cái, nếu đưa anh Bộ đội cụ Hồ thế chỗ, thiên hạ sẽ nghĩ…

Cái sáng kiến độc đáo mà ngay cả Trung Quốc, Liên Xô trước kia, Bắc Triều Tiên hay Cu Ba cũng chưa hề biến đức mẹ Maria thành cô du kích chống Mỹ như cán bộ xã Đại Cường – tỉnh Quảng Nam như thế.

Thế kỷ XXI là thế kỷ giao hòa để nhân loại tiến vào trật tự toàn cầu về văn hóa – kinh tế – kỷ thuật khoa học – y học…

Chủ trương của nhà nước hiện nay tôn trọng tự do tín ngưỡng để cân bằng cuộc sống tâm linh và vật chất mà một thời sai lầm về quan điểm vật chất quyết định tất cả, tôn giáo là thuốc phiện cản trở sự tiến hóa của xã hội, hậu quả tệ nạn vô đạo đức tràn ngập đất nước.

Mọc lên một nhà tù liền phát sanh hàng ngàn tội phạm, một ngôi chùa dựng lên, quần chúng tín đồ biết sợ nhân quả hơn là sợ luật pháp, tù tội.

Nếu không có Phật giáo thì làm gì có hàng ngàn xuất cơm miễn phí cho các bệnh nhân nghèo trong một số thành phố phía Nam. Làm gì có quán cơm chay từ thiện miễn phí cho sinh viên, học sinh và lao động nghèo. Làm gì mỗi năm có hàng trăm tỷ cho các chuyến cứu trợ lũ lụt thiên tai, ủy lạo đồng bào vùng sâu vùng xa mà nhà nước chưa kham nỗi?

Theo thống kê hiện nay ……… (đoạn này tác giả bài viết trích nguyên văn từ bài trên của Cư Sĩ Minh Mẫn) ……… Hãy chờ hạ hồi phân giải.

QuangMai tổng hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.