Notice: Function add_theme_support( 'html5' ) được gọi không chính xác. Bạn cần truyền array của các types. Vui lòng xem Hướng dẫn Debug trong WordPress để biết thêm thông tin. (Thông điệp này đã được thêm vào trong phiên bản 3.6.1.) in /home/thuvieng/public_html/wp-includes/functions.php on line 5833
Sứ điệp chúc mừng Đại Lễ Phật Đản PL.2564 của Hội Đồng Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn Tòa Thánh Vatican

Sứ điệp chúc mừng Đại Lễ Phật Đản PL.2564 của Hội Đồng Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn Tòa Thánh Vatican

0

SỨ ĐIỆP CỦA HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH ĐẶC TRÁCH ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK PHẬT LỊCH 2.564

Thành phố Vatican.

Quý Đạo Hữu Phật Tử thân mến.

Thay mặt Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn, chúng tôi xin chân thành gởi lời chào và lời chúc phúc cát tường đến với quý đạo hữu Phật Tử và tất cả các cộng đồng Phật Giáo trên khắp thế giới trong dịp quý đạo hữu Phật Tử kính mừng Đại Lễ Vesak Phật lịch 2564 (2020). Trong 24 năm qua, Hội Đồng Tòa Thánh Về Đối Thoại Liên Tôn vẫn gửi lời chào đến quý đạo hữu Phật Tử trong dịp đại hoan hỷ này. Năm nay là năm kỷ niệm 25 năm của sứ điệp truyền thống này, chúng tôi muốn làm mới lại mối tương quan tình đạo hữu và hợp tác của chúng tôi với các truyền thống khác mà quý đạo hữu Phật Tử là đại diện.

Năm nay, chúng tôi muốn cùng với quý đạo hữu Phật Tử suy tư về chủ đề: “Phật Tử và Kitô Hữu: Xây dựng một nền văn hóa từ bi và tình huynh đệ”. Chúng tôi ý thức được giá trị cao quý mà mỗi truyền thống tôn giáo của chúng ta dành cho từ bi tâm và tình huynh đệ trên hành trình tìm về bản tâm, trong sự chứng kiến và trong việc chúng ta phục vụ một nhân loại và một hành tinh, cả hai đều bị tổn thương.

Tài liệu về tình huynh đệ nhân loại vì hòa bình thế giới và cùng chung sống khẳng định rằng: “Những giáo lý chân thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta luôn gắn kết với các giá trị của hòa bình; bảo trọng các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, của tình huynh đệ nhân loại cùng chung sống hài hòa”. Vào buổi trưa ngày 21/11/2019, đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa Đức Tăng Thống Phật Giáo Vương Quốc Thái Lan Somdet Phra Ariyavongsagatanana IX và Đức Giáo Hoàng Francis tại chùa Ratchabophit Sathit Maha Simaram (Bangkok), Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ rằng, “chúng ta có thể phát triển và cùng chung sống với nhau như “tình láng giềng thân thiện”. Chúng ta có thể thúc đẩy các tín đồ hai tôn giáo cùng phát triển các sáng kiến từ bi, bác ái mới, có khả năng tạo ra và nhân rộng các sáng kiến thực tế trên hành trình huynh đệ, đặc biệt là đối với những nghèo khó và vì ngôi nhà chung của chúng ta đã bị ngược đãi quá nhiều. Như thế, chúng ta sẽ đóng góp vào việc xây dựng một nền văn hóa từ bi, bác ái, tình huynh đệ và gặp gỡ, ở đây cũng như tại những nơi khác trên thế giới”. (x. Chuyến viếng thăm Đức Tăng Thống Phật Giáo Vương Quốc Thái Lan, Bangkok, ngày 21/11/2019).

Đại lễ Vesak khiến chúng ta hồi tưởng rằng, Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã thế phát và từ bỏ cung vàng điện ngọc, vinh hoa phú quý để ra đi tìm ánh đạo vàng từ bi trí tuệ. Ngài đã đổi y phục bằng lụa Bennares lấy chiếc áo cà-sa đơn giản của một vị Sa-môn. Cử chỉ cao quý của Ngài khiến chúng ta nhớ đến Thánh Phanxicô Assisi: Ông cắt tóc và đánh đổi bộ trang phục đẹp lấy chiếc áo choàng đơn sơ của một hành khất vì ông muốn đi theo Chúa Giêsu, Đấng “đã hủy mình ra không, mang lấy thân phận của người tôi tớ” (Phi-líp 2, 7) và “không có nơi gối đầu” (Ma-thi-ơ 8, 20). Tấm gương của các Ngài, và những ai theo dấu chân các Ngài, truyền cảm hứng cho chúng ta về một lối sống siêu thoát bằng cách đặt trọng tâm vào những gì quan trọng nhất. Như thế, chúng ta có thể tự do cống hiến nhiều hơn cho việc thúc đẩy một nền văn hóa từ bi, bác ái và huynh đệ để giảm thiểu những khổ đau của con người và sinh thái.

Mọi thứ đều liên quan. Sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau đưa chúng ta trở lại chủ đề Từ Bi Tâm và Tình Huynh Đệ. Với tinh thần tri ân về tình đạo hữu của quý Phật Tử, chúng tôi khiêm tốn xin quý đạo hữu Phật Tử đồng hành và trợ giúp những bạn hữu Kitô Giáo của quý đạo hữu Phật Tử trong việc thúc đẩy từ bi tâm và tình huynh đệ trong thế giới ngày nay. Khi quý đạo hữu Phật Tử và Kitô Hữu học hỏi lẫn nhau làm sao để ngày thêm ý thức từ bi, bác ái hơn, có thể chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương cách hợp tác để biến sự kết nối của chúng ta thành một nguồn phúc lạc cho mọi sinh linh và cho hành tinh này, là ngôi nhà chung của chúng ta.

Chúng tôi nghĩ rằng để bảo đảm cho tình liên đới phổ quát của chúng ta được tiếp tục, chúng ta cần có một hành trình chia sẻ trong quá trình giáo dục. Nhằm đạt được mục tiêu này, một sự kiện quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 10 năm 2020 với chủ đề “Tái Cấu Trúc Hiệp Ước Toàn Cầu Về Giáo Dục”. “Cuộc hội ngộ này sẽ khơi dậy lên sự dấn thân của người trẻ và với các thế hệ trẻ, bằng cách canh tân niềm say mê về một nền giáo dục cởi mở hơn và toàn diện hơn, có khả năng kiên nhẫn lắng nghe, đối thoại mang tính xây dựng và hiểu biết lẫn nhau” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô – Sứ điệp nhân dịp Hiệp Ước Toàn Cầu Về Giáo Dục, ngày 12 tháng 9 năm 2019). Chúng tôi mời quý đạo hữu Phật Tử hợp tác với mọi người để thúc đẩy sáng kiến này, theo cách cá nhân và trong cộng đồng của quý đạo hữu Phật Tử, để đóng góp vào một nền nhân bản mới. Chúng tôi rất hoan hỷ khi thấy quý đạo hữu Phật Tử và Kitô Hữu đang dựa trên các giá trị bền vững và hợp tác với nhau để hóa giải các nguyên nhân gây ra những căn bệnh xã hội ở nhiều nơi trên thế giới.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Virus Corona và cho những ai chăm sóc họ. Chúng ta hãy khuyến khích các tín đồ của hai tôn giáo chúng ta sống khoảnh khắc khó khăn này với niềm hy vọng, từ bi và bác ái.

Quý đạo hữu Phật Tử thân mến, trên tinh thần hữu nghị và hợp tác này, một lần nữa chúng tôi chúc quý đạo hữu Phật Tử một Đại Lễ Vesak vô lượng an lạc.

Hồng Y Miguel Ángel Ayuso Guixot – MCCJ Chủ tịch.

Kodithuwakku K. Indunil J. – Thư ký.

Nguồn: Bollettino – Vatican
THÍCH VÂN PHONG dịch

PHỤ LỤC

Bản tin của Vatican News (Việt ngữ)

TÒA THÁNH CHÚC MỪNG LỄ PHẬT ĐẢN

Tòa Thánh chúc mừng các Phật Tử trên toàn thế giới nhân đại lễ Phật Đản. Trong thông điệp, Tòa Thánh mời gọi các Phật Tử cùng cộng tác xây dựng một nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ, giúp xoa dịu đau khổ của nhân loại và sự thương tổn của môi trường.

oOo

Trong thông điệp có tựa đề “Các Phật Tử và Kitô Hữu: chúng ta kiến tạo một nền văn hóa từ bi và huynh đệ”, được ký bởi Đức Hồng Y Miguel Angel Guixot, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn và Đức Ông Tổng Thư Ký Kodithuwakku, Tòa Thánh chúc mừng các Phật Tử trên toàn thế giới nhân lễ Phật Đản. Thông điệp cũng nhắc rằng trong lần thứ 25 chúc mừng các Phật Tử, Hội Đồng muốn canh tân tương quan huynh đệ và hợp tác của Giáo Hội với các truyền thống khác nhau mà các Phật Tử là đại diện.

Cảm thông và huynh đệ

Thông điệp của Tòa Thánh nêu bật giá trị cao quý của lòng từ bi và tình huynh đệ trong cuộc hành trình tâm linh của các tôn giáo, trong việc làm chứng tá và phục vụ nhân loại và một trái đất bị thương tổn. Thông điệp cũng nhắc lại tài liệu về tình huynh đệ nhân loại được Đức Thánh Cha ký tại Dubai và cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan. Qua đó cho thấy là chúng ta có thể đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa từ bi, huynh đệ và gặp gỡ.

Giảm bớt đau khổ của nhân loại và môi trường

Hội Đồng Tòa Thánh nhận định rằng gương mẫu của Đức Phật, đi tìm sự khôn ngoan, cạo tóc, từ bỏ ngôi vị hoàng tử của mình, và gương mẫu của Thánh Phanxicô, cắt tóc, mặc lấy y phục của người hành khất, gợi hứng cho chúng ta sống từ bỏ và suy nghĩ về những gì quan trọng nhất. Thông điệp của Tòa Thánh khẳng định: “Điều này giúp chúng ta dấn thân cách tự do hơn để thúc đẩy văn hóa từ bi và huynh đệ để giảm bớt đau khổ của nhân loại và môi trường.”

Liên đới hoàn vũ

Hội Đồng Tòa Thánh tin rằng sự liên đới hoàn vũ là điều cần thiết cho tiến trình giáo dục cho cuộc hành trình mà các tôn giáo chia sẻ với nhau. Trong tinh thần này, Tòa Thánh mời các Phật Tử cộng tác vào sự kiện toàn cầu về đề tài “Tái Khám Phá Hiệp Ước Toàn Cầu Về Giáo Dục” được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 năm nay, để cổ võ sáng kiến cách cá nhân và trong các cộng đoàn Phật Giáo, để vun trồng một chủ nghĩa nhân văn mới.

Cuối cùng, Hội Đồng Tòa Thánh mời gọi các Phật Tử cầu nguyện cho những nạn nhân của virus corona và cho những người chăm sóc họ, và khuyến khích các tín đồ sống thời gian khó khăn này với hy vọng, từ bi và bác ái.

(REI 02/04/2020)
HỒNG THỦYVatican

Bản tin của Vatican News (Anh ngữ)

Feast of Vesakh: An opportunity for compassion and fraternity

In a message for the Buddhist feast of Vesakh, the Pontifical Council for Interreligious Dialogue invites Buddhists and Christians to promote a culture of compassion and fraternity.

oOo

The Pontifical Council for Interreligious Dialogue (PCID) has written a message for the Buddhist feast of Vesakh for the past twenty-four years.

The feast of Vesakh/Hanamatsuri is an important feast for Buddhists. It commemorates the main events in the life of Buddha. It is celebrated on different days in different countries that practice Buddhism.

This year’s message is entitled: “Buddhists and Christians: Constructing a Culture of Compassion and Fraternity.” It is signed by PCID President, Cardinal Miguel Ángel Ayuso Guixot, and the Council Secretary, Msgr. Kodithuwakku K. Indunil J.

Compassion and fraternity

The message opens with a greeting to all Buddhist communities, and reaffirms the Church’s bond of friendship and collaboration with them. It also recognizes the high value given to compassion and fraternity in both religions, and calls for service “to a wounded humanity.”

The message recalls Pope Francis’ meeting with the Supreme Buddhist Patriarch in Thailand last November. On that occasion, the Pope said: “We can grow and live together as good ‘neighbours’ and thus be able to promote among the followers of our religions the development of new charitable projects, capable of generating and multiplying practical initiatives on the path of fraternity.”

Interconnectedness

The PCID message for Visakh relates the stories of Prince Siddhartha and Saint Francis of Assisi who both shaved their hair and renounced fine clothes to live lives of detachment. Their examples serve as a source of inspiration to “more freely devote ourselves to fostering a culture of compassion and fraternity for the alleviation of human and ecological suffering.”

Buddhist communities are also invited to accompany and support Christians to foster kindness and fraternity. The message prays that interconnectedness may become a source of blessings for all as “everything is related.”

Education

“We believe that to guarantee the continuity of our universal solidarity, our shared journey requires educational process,” reads the message.

To this end, the PCID invites Buddhist communities to a global event on 15 October 2020. The theme is “Reinventing the Global Compact on Education.” It aims to rekindle our dedication for and with young people, renewing our passion for a more open and inclusive education.”

Coronavirus

The message ends with a prayer for “all those who are affected by the coronavirus pandemic and for those who are caregivers. Let us encourage our faithful to live this difficult moment with hope, compassion, and charity.”

By Fr. Benedict Mayaki, SJ

Share.

Leave A Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.