Tài Liệu Trại Anoma – Ni Liên (Trọn bộ)

XIN LỔI! TÀI LIỆU ĐANG CẬP NHẬT, CHƯA PHÂN BỔ THÀNH BÀI

http://www.gdptvietnam.com/tai-lieu-trai-anoma-nilien-phan-ii.gdptvn

PHẦN I:

I. PHẬT PHÁP

Khóa  1: Tam Quy – Ngũ giới.

II.  TINH THẦN

Khóa 2: Ý Nghĩa Tên, Mục Đích, Khẩu Hiệu & Luật Trại : Anôma – Ni liên

Mở Đầu:

Cơ sở hạ tầng và căn bản của GĐPT là Đội, Chúng và Đàn. Người điều khiển Đội (thiếu nam) hoặc Chúng (thiếu nữ) gọi là Đội hoặc Chúng Trưởng. Trại để đào tạo Đội – Chúng Trưởng gọi là Trại Huấn Luyện Anoma – Ni Liên.

I. Ý Nghĩa Tên Trại:

Anoma: Anoma là tên dòng sông gắn liền với sự kiện Thái Tử Tất Đạt Đa bắt đầu cuộc đời tìm đạo. Sau khi nhận thức được sanh, lão, bệnh, chết là những cảnh khổ mà con người phải chịu đựng, Thái Tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cung điện, rời bỏ cuộc sống vương giả cùng người hầu Xa Nặc thắng ngựa ra đi. Khi đến giòng sông Anoma, Thái Tử Tất Đạt Đa đã xuống ngựa, cắt tóc trao cho Xa Nặc đem về cung và một mình đi tìm Đạo. Chọn tên Anoma cho trại huấn luyện Đội Trưởng bởi vì các em cũng bắt đầu bước đầu tiên trên con đường tu học đạo giải thoát. Các em bắt đầu nhận lảnh trách nhiệm để tự mình tiến bộ và giúp đỡ người khác tiến bộ. Từ giòng sông Anoma, Thái Tử Tất Đạt Đa đã chấm dứt cuộc sống xa hoa để kiếm tìm sự giải thoát cho muôn loài thì các em cũng sẽ từ bỏ cuộc sống cá nhân vị kỷ để hy sinh, cố gắng hướng dẫn các bạn đồng đội sao cho toàn đội vui sống trong tinh thần lục hòa, xây dựng đoàn vững mạnh và thực hiện được châm ngôn cũng như lý tưởng của Gia Đình Phật Tử.

Ni Liên: Còn gọi là Ni Liên Thuyền, tiếng Phạn là Nairanjana, là tên dòng sông gắn liền với sự kiện sa môn Tất Đạt Đa rời bỏ cuộc sống tu khổ hạnh với năm anh em Kiều Trần Như và quyết định ngồi tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề cho đến khi chứng Đạo quả. Lịch sử chép rằng sau sáu năm tu khổ hạnh, một ngày kia sa môn Tất Đạt Đa đã bị ngất xỉu vì kiệt sức. Khi tỉnh dậy, Ngài đã nhận bát sữa do Tu Xà Đề dâng. Nhận thấy rằng lối tu ép xác không đem lại được kết quả mong muốn, Ngài đã dùng sữa và lấy lại sức khoẻ. Sau đó Ngài xuống sông Ni Liên Thuyền tắm rửa sạch sẽ rồi chọn một gốc cây Bồ Đề trải cỏ làm đệm ngồi và phát nguyện nếu không thành Đạo sẽ không rời khỏi cây Bồ Đề này. Sau 49 ngày tham thiền nhập định, Ngài đạt được quả vị Phât. Chọn tên Ni Liên cho trại huấn luyện Chúng Trưởng là tạo cho các em nhận lảnh trách nhiệm để giúp đỡ dìu dắt các bạn mình cùng tiến bộ. Từ giòng sông Ni Liên Ngài đã quyết tâm tham thiền đến đạt được chánh qủa thì từ trại huấn luyện này các em cũng sẽ được hướng dẫn để cũng cố thêm kiến thức và niềm tin để xây dựng chúng vững mạnh, sống trong tinh thần lục hòa và đem lợi ích đến cho mọi người chung quanh đồng thời góp phần vào việc phát triển tổ chức, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình.

II. Mục Đích:

Trại đào tạo đội trưởng, đội phó (chúng trưởng, chúng phó) là những người cột trụ của đội/chúng, hướng dẫn các bạn đồng trang lứa trong tinh thần tự trị để cùng giải quyết những vấn đề của đội/chúng cũng như để phát triển đội/chúng. Đội/Chúng trưởng là những người chịu trách nhiệm về đội/chúng dựa theo chương trình của Đoàn. Trại Anoma-Ni Liên sẽ giúp các em hiểu biết thêm về tổ chức của Đội/Chúng; học hỏi thêm những kỷ thuật điều khiển để có thể là người “biết trước và đi trước” trong đơn vị; cũng cố thêm niềm tin của các em vào Giáo Lý Đức Phật và tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

III. Khẩu Hiệu: Tuân

Tuân là tuân lời, là nghe theo lời chỉ dặn, khuyên bảo của người trên. Một đoàn thể có kỷ luật thì đoàn thể đó mới tiến. Người Đội/Chúng trưởng có kỷ luật thì mới mong làm đội/chúng mạnh. Trên bước đường tu học và phục vụ lý tưởng, người Đội/Chúng trưởng cần phải tuân hành theo những lời chỉ bảo của các anh chị huynh trưởng bởi các anh chị là những người đi trước đã có nhiều kinh nghiệm. Trong trại, sống với khẩu hiệu “Tuân” các em sẽ tập được một tinh thần kỷ luật tự giác rất cần thiết cho cuộc sống của các em sau này.

IV. Kỷ Luật Trại:

Đúng giờ: Người đúng giờ là người tự trọng và lúc nào cũng được người khác nễ phục. Trong trại, các em có đúng giờ thì mới khỏi gây phiền hà cho chính mình, cho bạn bè và đạt được kết qủa trong việc học tập cũng như sinh hoạt.

Lanh lẹ: Là người Đội/Chúng trưởng em lúc nào cũng phải đi đầu và nhanh nhẹn trong mọi việc thì mới có thể giải quyết được công việc của đơn vị cũng như có được lòng mến phục của các bạn. Trong trại, các em sẽ tập sống trong tinh thần lanh lẹ, thái độ sẵn sàng khi học tập cũng như khi sinh hoạt thì mới có thể là người Đội/Chúng trưởng tháo vát sau này.

Tư cách đứng đắn: Là một Đội/Chúng Trưởng, em phải giữ gìn tư cách đứng đắn của mình để làm gương cho các đội/chúng sinh của mình. Tư cách đứng đắn thể hiện trong y phục gọn gàng, tóc ngắn gọn, sạch sẽ, ăn nói hòa nhã, lịch sự.

Tuân kính cấp trên: Để thực hiện được khẩu hiệu “TUÂN” của Trại, các em cần phải tuân kính cấp trên của mình. Tuân kính không có nghĩa là nghe lời một cách mù quáng mà tuân kính có nghĩa là em vâng lời và kính trọng các huynh trưởng đã bỏ công sức ra dạy dỗ các em. Ngoài ra các anh chị còn là người đi trước có nhiều kinh nghiệm và kiến thức truyền đạt lại cho các em. Nếu là đội/chúng viên em phải tuân kính người đội/chúng trưởng của mình vì đó là bước đầu tiên trong tinh thần kỷ luật tự giác mà em đang thực hiện.

Kết Luận:

Đội/Chúng là đơn vị nhỏ nhất trong Gia Đình Phật Tử. Nếu đội/chúng có kỷ luật, vững mạnh thì đoàn mới mạnh và đơn vị Gia Đình mới có thể phát triển được. Các em học gập để trở thành Đội/Chúng trưởng phải ý thức được sự quan trọng của đội/chúng trong tổ chức và phải biết cố gắng học hỏi, thực hành để quyết tâm làm vững mạnh đội/chúng của mình, góp phần vào việc phát triển đơn vị Gia Đình và Tổ Chức mai sau.

Khóa 3 : Nghề Đội Chúng Trưởng

I. Mở Đầu:

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Trên đời này có không biết bao nhiêu nghề, mỗi người tự chọn lấy một để hợp với khả năng và thiên chức của mình.

Điều khiển, dìu dắt một Đội Chúng vững mạnh theo đúng chương trình của Tổ Chức không phải bất cứ ai cũng làm được mà phải đòi hỏi ở người điều khiển một khả năng chuyên nghiệp, một tinh thần. Cho nên khi chọn nghề Đội Chúng Trưởng phải thận trọng đắn đo vì:

Người Đội Chúng Trưởng cũng như Đoàn Trưởng có bổn phận dắt dìu đoàn sinh trên đường tu học.

Nhiều công việc của Đoàn được trao phó cho các Đội Chúng Trưởng.

Đội Chúng Trưởng là người then chốt của hàng Đội Chúng tự trị.

II. Hiểu rõ hệ thống tổ chức hàng đội chúng:

“Đội Chúng là cơ sở căn bản của tổ chức Gia đình Phật tử. Đội Chúng về phương diện giáo pháp là hình thức biệt nghiệp, cọng nghiệp. Theo thế gian pháp, là sự thực hiện một căn bản dân chủ; với Tổ Chức Gia Đình Phật Tử là nền móng của Đạo Đời” (Khai lối… Sổ tay Đội Chúng 2 của Diệu Đạo, Tâm Bản). Đội Chúng gồm những người nhỏ xít xoát tuổi nhau, cùng làm việc, cùng chơi, cùng theo kỷ luật và cùng chung bổn phận.

Một Đội, Chúng điển hình gồm có tám em: Đội Chúng trưởng, Đội Chúng phó, và sáu Đội sinh, Chúng viên. Mỗi em giữ một công việc của Đội Chúng.

III. Học nghề:

A. Hướng đi:

Đường đi thật dễ nhưng tìm một phương thức nào đó để đi cho khỏi lạc hướng, không vướng vúu, không bị cám dỗ mới khó. Là Đội, Chúng trưởng sau lưng mình còn biết bao nhiêu con mắt trông theo, hoặc tìm một vẻ đẹp, hoặc soi bói, hoặc thán phục. Vì thế người Đội Chúng trưởng cần phải có một hướng đi chắc chắn từ tư tưởng nội tâm đến việc làm cần phải có một đức tin tuyệt đối:

  • Tin ở Tam Bảo
  • Tin ở chính mình
  • Tin ở tổ chức

B. Yêu nghề:

Đã chọn cho mình một hướng đi, người Đội Chúng trưởng có bổn phận yêu mến, chăm sóc lối đi đó bằng cách luôn luôn yêu mến lâý nghề của mình vì:

  • Có yêu nghề mới thấy sung sướng thoả mãn khi điều khiển.
  • Có yêu nghề mới hăng say trong bổn phận.
  • Có yêu nghề mới chịu đựng được mọi gian lao trở ngại.
  • Có yêu nghề mới chịu trau dồi nghề để tiến kịp đà tiến chung quanh.

C. Sứ mạng:

Những quyến rũ ở đời như dòng nước chảy mạnh. Tự mình không để cho dòng nước cuốn đã là khó, làm cho kẻ khác khỏi bị lôi cuốn lại càng khó hơn. Đừng xét mình là một giọt nước của biển cả, thử hỏi không có sự góp nhặt của những giọt nước làm gì có đại dương. Hãy tạo cho giọt nước trong để có một đại dương xanh biếc.

D. Lý tưởng:

Không say mê vì những cảnh đẹp, không chán nản vì những chông gai, bình tĩnh tiến bước, can đảm vượt qua những trở ngại để tiến đến đích của con đường đã chọn cho đời mình.

IV. Hành NGhề:

A. Tư cách và khả năng:

Việc dìu dắt Đội Chúng sinh buộc người Đội Chúng trưởng phải là người kiểu mẫu, phải hơn Đội Chúng sinh về mọi mặt:

1. Thể xác: Trước hết người Đội Chúng trưởng phải có sức khỏe, lớn tác mới đủ sức mạnh gánh vác được công việc nặng nhọc, nhất là trong các buổi trại, những lúc Gia đình có việc “..Có như vậy lời nói của người Đội Chúng trưởng mới được các Đội sinh, Chúng viên nghe dễ dàng.”

2. Hiểu biết: Người Đội Chúng trưởng phải vượt hẳn về Phật Pháp cũng như chuyên môn, phải biết nhiều hơn và chín chắn. Có như thế mới được tín nhiệm. Nhưng gần hơn là người Đội Chúng trưởng phải có đời sống kiểu mẫu thường nhật; ở lớp là học trò tốt, ở nhà là con ngoan, biết hiếu thuận…

B. Bổn Phận:

1. Đối với Trưởng: Đối với anh chị trưởng, người Đội Chúng trưởng phải vâng lời và phải hoàn thành những công việc đã được tin cậy, giao phó dầu khó khăn. Luôn luôn tin rằng: anh chị trưởng không bao giờ dành cho mình những công việc quá sức. Ngoài ra, người Đội Chúng trưởng còn có bổn phận làm cho anh chị trưởng biết rõ Đội Chúng của mình. Trình bày đúng đắn về tình hình, hoàn cảnh của từng Đội Chúng sinh. Góp ý vơí anh chị trưởng để xây dựng Đoàn. Cần phải làm sao cho tất cả giống mình để anh chị trưởng nhìn Đội Chúng sinh của mình bằng đôi mắt thán phục.

2. Đối với phụ huynh Đội Chúng sinh: Đối với gia đình các Đội Chúng sinh, người Đội Chúng trưởng phải là một người khách thân nho nhỏ, lễ phép; là người mà gia đình Đội Chúng sinh thương mến, bao giờ cũng muốn cho con em trở nên như mình.

3. Đối với Đội Chúng sinh: Người Đội Chúng trưởng phải có bổn phận làm cho Đội Chúng sinh xem Đội mình như một gia đình nho nhỏ, có tổ chức, mà các phần tử luôn luôn yêu thương xây dựng, mong muốn cho Đội Chúng mình tiến mãi hơn các Đội Chúng khác, không phải nhờ vả ỷ lại vào ai, vui buồn theo với những thăng trầm của Đội Chúng, nghĩa là phải gây dựng cho được trong Đội Chúng sinh tinh thần Đội, tinh thần Chúng.

Người Đội Chúng trưởng phải tìm hiểu rõ ràng khả năng tình hình mỗi Đội sinh Chúng viên, nâng đỡ từng em một để sự hiểu biết các em được tương đối ngang nhau. Không nên thiếu kiên nhẫn mà bỏ rơi một người bạn đang chậm bước trên đường.

V. Điều Khiển:

A. Đức tính: Muốn điều khiển một Đội Chúng cố nhiên phải có khả năng nhưng cũng phải nghĩ đến vài đức tính trong nghệ thuật điều khiển:

  • Giản dị
  • Can đảm, tự tin
  • Vui vẻ, lanh lợi
  • Bình tĩnh và tự chủ

B. Nghệ thuật điều khiển: Nghệ thuật điều khiển tức là cách khéo léo để có thể điều khiển Đội sinh Chúng viên với khả năng và đức tính của mình. Không khéo léo thì việc không thành, vì vậy mà người kiến thức rộng, đức tính nhiều vẫn không điều khiển được, nếu không có khiếu điều khiển.

Hai điều kiện cần yếu trong việc điều khiển:

  • Kiểm soát
  • Thưởng phạt

Tuy thế việc thưởng phạt còn tùy theo từng Đội Chúng sinh mà áp dụng, phân biệt hai loại người trong đội chúng của mình với hai tâm lý:

  • Hướng nội.
  • Hướng ngoại.

VI. Chọn lựa Đội chúng phó:

Người thay mặt và trợ giúp đắc lực cho Đội Chúng trưởng là Đội Chúng phó. Do đó khi chọn lựa Đội Chúng phó, cần phải cân nhắc xem trong hàng Đội Chúng của mình có ai lớn tuổi, có khả năng, tư cách cũng như uy tín. Đội Chúng phó cần phải tận tâm hiệp lực với Đội Chúng trưởng, hai người luôn luôn phải sát cánh nhau, giữ uy tín cho nhau, đừng bao giờ gây không khí tẻ nhạt cho Đội Chúng. Hai người phải xem nhau như anh em. Công việc trong Đội Chúng được điều hòa phát triển cũng do nơi tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa Đội Chúng trưởng và Đội Chúng phó. Khi chọn lựa Đội Chúng phó cũng phải cân nhắc dò ý Đội Chúng sinh trong Đội Chúng mình.

VIII. Liên Lạc:

Muốn công việc của Đội Chúng được điều hòa, người Đội Chúng trưởng cần phải liên lạc với Đội sinh, Chúng viên của mình thật chặt chẽ trên mọi lãnh vực hoạt động; sự sinh hoạt của Đội Chúng có mạnh là do nơi thiện chí của tất cả.

Người Đội Chúng trưởng phải luôn luôn tìm hiểu rõ nguyên nhân và lý do vắng mặt của Đội sinh Chúng viên trong những buổi họp. Việc viếng thăm chẳng những trong lúc đau ốm mà phải luôn luôn. Đội Chúng truởng cũng cần phải thường xuyên liên lạc với anh chị trưởng để bàn luận những công việc sinh hoạt của Đoàn, Đội Chúng.

IX. Kết Luận:

Bất luận nghề nào cũng có vinh có nhục. Đã bước chân vào nghề Đội Chúng trưởng ta phải hiểu rằng Đội Chúng trưởng là một gánh nặng thiêng liêng cao cả nhất của đời Phật Tử. Làm chủ động tinh thần của một nhóm đó là niềm sung sướng vô biên cho tinh thần cá nhân mình.

Người Đội Chúng trưởng cần phải cố gắng, chịu đựng, nhẫn nại, hy sinh, luôn luôn trau dồi nghề nghiệp; vui buồn theo sự thăng trầm của Đội Chúng mình và luôn luôn trung thành với lý tưởng.

Một Đội Chúng trưởng vững là một Đoàn tiến, là một Gia Đình vững, là Tổ Chức chúng ta mạnh. Đội Chúng Trưởng là những viên gạch đã đuợc nung chín, bảo đảm để xây dựng nền móng cho tòa lâu đài Phật Giáo ngày mai.

Khóa 4: Tinh Thần Đồng Đội

I. Lời Mở Đầu:

Một đoàn quân dù võ khí tối tân, chiến thuật tinh vi, nhưng thiếu tinh thần chiến đấu thì chắc chắn thất bại.

Một đoàn cầu thủ ra quân mà nội bộ lủng củng, có chuyện thì làm sao thủ thắng được? Phải có tinh thần đoàn kết nhất trí.

Đội của anh sa sút, Chúng của chị buồn rầu, có thi đua bao giờ cũng thua thì chắc chắn thiếu mất tinh thần đồng đội.

Vậy tinh thần đồng đội là một ý chí đoàn kết nhất trí, tất cả mọi người cùng hướng đến một mục đích xây dựng.

II. làm thế nào để có tinh thần đồng đội:

A. Luôn luôn nêu cao uy tín của Đội:

Với một đoàn sinh mới kể cho họ dĩ vãng oanh liệt kiêu hùng của Đội, để họ biết Đội Chúng mà họ đang sinh hoạt là chính đáng.

Với các bạn luôn luôn nhắc nhở từ sắc phục, cử chỉ, ngôn ngữ.. đều có thể làm cho Đội bị phạt hay làm tan danh dự của Đội Chúng.

Bài ca chính thức của Đội Chúng, cờ Đội Chúng phải luôn luôn được nhắc nhở và xử dụng đúng lúc.

Có thể cảnh tỉnh mọi người bằng cách gây ý thức tự giác.

Ta phải vì Đội, với Đội, cho Đội. Ví dụ Đội Ca-Tỳ-La là của con người trẻ, hùng, thắng không kiêu bại không nản.

Từ xưa đến nay chưa có một chúng viên Chúng Ni-Liên nào đứng trước khó khăn mà lại lùi bước bao giờ v.v…

Đội Chúng sinh nào làm mất danh dự và uy tín của Đội Chúng là đắc tội với mọi người.

B. Tạo tình thân mật giữa các Đội Chúng sinh:

Phải nhớ là “Gia Đình Phật Tử là xứ sở của tình thương”. Đội không thể sống, Chúng không thể tồn tại nếu thiếu tình thương với nhau. Đội Chúng trưởng phải tìm cách cho các Đội Chúng sinh có cơ hội gặp nhau luôn, từ việc học hành thi cử, kết bạn đến việc cùng ăn, đi du ngoạn, thường đến nhà nhau. Khi tất cả hiểu nhau, mến nhau thì việc gì lại không làm được? Đội Chúng xích mích gây gỗ với nhau luôn luôn là sự thường, nhưng phải thương nhau thì mới sống đời với nhau được, và có thương nhau thì mới dìu dắt nhau tu học và làm việc cho Đội Chúng mạnh tiến. Làm cách nào cho mọi người trong Đội Chúng coi nhau như anh em, bạn bè thì việc khó khăn đến đâu cũng là d hết, lo gì tinh thần đồng đội không cao? Đừng quên các Đội Chúng sinh đau yếu, hữu sự nhé! Giúp đỡ họ đi.

Đội Chúng trưởng thường bị cô độc, cố gắng sống gần gũi với bạn mình.

C. Mọi việc đều có tổ chức:

Đội khủng hoảng, xích mích, dẫm chân lên nhau là lỗi tại những Đội Chúng trưởng không biết phân công, không biết tổ chức nên làm nản lòng mọi Đội Chúng sinh.

Đi công tác xã hội ta chia từng toán 2, 3 cùng làm chung một công việc thay đổi nhau.

Đi trại em bé mang nhẹ, anh mập mạp mang nặng hơn. Người có xe gắn máy chở nhiều, người đi xe đạp mang ít.

Kêu gọi mọi người giúp đỡ, ủy lạo anh em khi cực khổ, lo lắng tổ chức, từng miếng ăn thức uống đến cây gậy, cái lều. Cần nhất phải nghĩ đến và tổ chức chu đáo.

D. Đội phải luôn luôn vui vẻ để hấp dẫn mọi người:

Đội nào hùng hồn, Chúng nào ca hát vang trời, làm việc thật hăng, làm cho các Oanh Vũ thèm lớn để sống với các anh chị lắm đấy.

Nên nhớ ai cũng có đời sống riêng tư. Hạn chế tối đa các việc gây gổ, tr hẹn, thất hứa, thiếu thành thực. Nếu cuộc vui không quá lố nên để cho tất cả cùng vui. Lúc cần cũng nên đi ăn uống, coi chiếu bóng, triển lảm chung với nhau để cùng vui.

Đừng học chỗ tối, ngồi lâu quá, làm mệt mỏi, d sinh buồn chán, tránh sự làm việc đều đều, tuần nào cũng như tuần nấy.

Chạy nhảy ca hát thật to, quây tròn thật mạnh, trò chơi thật vui là vài cách làm cho máu nóng dâng lên, mọi người sẽ quên đi chán nản.

Hiểu mình Hiểu Bạn

“Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, chiến thắng của người Phật Tử là sự cố gắng vượt mọi khó khăn, sự khéo léo trong thiên chức để thành công trong sứ mạng xây dựng và phát triển tổ chức.

Nền giáo dục của Gia Đình Phật Tử dựa trên căn bản giáo lý Phật Đà, phương pháp giáo dục chú trọng đến sự hướng dẫn những sinh hoạt tâm linh của con người. Bởi vậy, là người nhận lãnh trọng trách hướng dẫn, giáo dục, muốn hoàn thành sứ mạng cần hiểu được mình, hiểu được bạn. Vấn đề hiểu mình hiểu bạn được đặt ra như một điều cần thiết cho người cần thiết.

I. Hiểu mình:

Ai có thể dám quyết đoán rằng mình hiểu được hoàn toàn con người mình? Con người là một vũ trụ tý hon trong cái vũ trụ rộng lớn, sự cấu tạo con người cũng không khác gì sự cấu tạo vũ trụ vạn hữu. Con người lại chứa một nội tâm phức tạp luôn đối nghịch mâu thuẩn. Với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật hiện tại, con người có thể hiểu và làm chủ được ngay cả những sức mạnh bí tàng của vũ trụ mà vẫn chưa hiểu được và làm chủ được chính mình. Nói thế chúng ta thấy được cái phức tạp và tế nhị, cái mâu thuẩnđố nghịch thường trực trong con người chúng ta. Nói thế không có nghĩa là chúng ta bất lực hoàn toàn, không mảy may biết gì đến con gnười của mình. Trên phương diện tương đối, con người có thể và cố gắng hiểu được những gì trong phạm vi khả năng của mình. Là Đội Chúng trưởng, trước tiên em phải hiểu được khả năng của mình, biết được những điều mình biết, những điều mình chưa biết. Những điều mình biết thì cố gắng phát triển, điều chưa biết thì cố gắng tìm tòi học hỏi. Hãy xóa bỏ tính tự phụ, tự mãn ở trong các em, vì chính nó là chướng ngại vật trên con đường tiến thủ của em. Phải luôn luôn thấy mình kém, thấy mình ngu dốt để cố gắng. Ngay Socrate, triết gia lừng danh thế giới vẫn thường nói: “Ce que Je sais le plus, c’est ce que Je ne sais rien” điều mà tôi biết nhiều nhất chính là điều mà tôi không biết gì cả. Phải có cái tinh thần của Socrate mới tiến bộ được.

Con người làm sao hoàn toàn được hỡi em? Nhân vô thập toàn mà, nhưng điều quan trọng là mình biết được cái không hoàn toàn đó. Tri chi vị tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả. Biết là nói biết, không biết là nói không biết, như thế tức là biết vậy.

II. hiểu bạn:

Hiểu bạn trong phạm vi bài này tức là đặt thành vấn đề hiểu rõ khả năng, tâm lý của các em Đội sinh, Chúng viên, sự tìm hiểu này có tính cách của một chủ thể hướng đến đối tượng của nó là khách thể. Hiểu mình đã khó, hiểu bạn càng khó hơn. Em phải là người quán xuyến, hiểu rõ khả năng và tâm lý của một Đội sinh, Chúng viên.

A. Khả Năng: Lúc Đức Phật chứng được quả, tìm được chân lý cứu độ chúng sanh. Ngài phân vân không biết trình độ của chúng sanh có thể hiểu được giáo lý cao siêu của Ngài không. Phân vân mãi, đến khi Ngài nhìn xuống hồ sen, Ngài thấy trong hồ có những hoa sen đã vươn lên khỏi mặt nước, có hoa đang lấp ló, có hoa đang chìm sâu dưới bùn, trình độ của chúng sanh cũng có những cấp bậc như vậy, và Ngài đã tùy căn cơ, trình độ để truyền những giáo pháp của Ngài. Trong Đội Chúng em cũng vậy, tuy chỉ 6 đến 8 em, nhưng trình độ hiểu biết cùng khả năng phục vụ không giống nhau, đòi hỏi ở em sự quán xuyến, biết được trình độ khả năng để phân công phù hợp và sự hướng dẫn hiệu quả.

B. Tâm Lý:

Tâm Lý thực dụng của Ngành Thiếu: Tìm hiểu tâm lý của Thiếu Nam, Thiếu Nữ như đi vào thế giới mới lạ, kỳ ảo, rộng mênh mông.

Trước hết, tuổi của Thiếu Nam, Thiếu Nữ là tuổi của sống động, của hăng say, của bồng bột, tuổi của hào hùng. Cuộc sống của các em hướng ngoại nhiều hơn hướng nội, thích tham gia những hoạt động xã hội, thể thao. Tính hăng hái trong công việc đưa đến tính háo thắng, một đức tính cần thiết trong sự thi đua, nhưng nếu em không khéo léo sẽ đưa đến sự ganh tị giữa các Đội, Chúng là điều cần tránh.

Thiếu Nam, Thiếu Nữ là tuổi của thời kỳ phát triển cơ thể về mọi mặt, từ thể chất đến tâm linh. Tâm lý các em biến đổi đột ngột, tuổi dậy thì – tâm lý các em hết sức phức tạp, có những đam mê kỳ lạ. Theo Pierre Herdousse(?), thì tuổi thiếu niên đam mê hoạt động đến nổi quên cả sự mệt nhọc, vì một điều không đâu, hoặc có thật hoặc tưởng tượng. Các em có thể cười, say sưa, vui sống, nhưng cũng có thể buồn rầu, khóc lóc vô cớ. Các em thường có tính ích kỷ, tự đắc, tự đề cao cá nhân mình, tôn trọng danh dự, nhưng cũng nhiều tự ái, dễ chán nản, lắm hoài nghi, hoài nghi luôn cả chính mình. Tính tình biến đổi luôn, lúc thì ham mê hoạt động, thích sống tập thể, sợ cô đơn, hăng hái yêu đời, khi thì buồn chán, muốn xa lánh mọi người, thích sống trong một khung cảnh hết sức quạnh hiu, cô độc. Các em lại có tính tò mò, thích tìm hiểu, thích phiêu lưu, mạo hiểm, giàu lòng thương. Đến đây anh muốn trình bày riêng biệt về tâm lý Thiếu Nam và Thiếu Nữ cùng những biện pháp, những áp dụng trong sinh hoạt của Đội Chúng.

a. Thiếu Nam:

Bản Tính: Bản tính của Thiếu Nam thích hoạt động, thích phiêu lưu mạo hiểm, hăng hái, bồng bột, ít suy tư, thiên về hướng ngoại, thích leo núi bơi thuyền, hiếu học, tò mò, có nhiều sáng kiến.

Đáp ứng với những tâm lý đó, em làm thế nào đáp ứng được những đòi hỏi dựa theo tâm lý của các em. Với đôi mắt quán xuyến của em, em biết được khả năng và trình độ từng em một. Em phải phân phối công việc thế nào cho phù hợp, hướng dẫn, giảng dạy thế nào cho đừng vượt qua trình độ lãnh hội của từng em trong những buổi sinh hoạt hàng tuần, em cố gắng tìm được những địa điểm có tính cách hào hùng để khích động tính phiêu lưu mạo hiểm của các em như là một đáp ứng để lời chỉ vẽ của các em được đội sinh đón nhận trong sự yêu thích hơn là gượng ép. Em bỏ lối sinh hoạt có tính cách cổ điển (quây vòng tròn, hát, rồi giây thân ái ra về) mà cần thay đổi địa điểm sinh hoạt luôn để cho các em đỡ chán nản. Em phải khuyến khích và để cho các em được tự do phát triển sáng kiến của mình, đừng quá đóng khung. Nếu có phương tiện, mỗi đội sinh mỗi chiếc xe đạp, thỉnh thoảng em nên cho đội đi thăm du, tập cho các em nghiên cứu, sưu tầm những di tích lịch sử, phong tục tập quán.

b. Thiếu Nữ:

Traí với Thiếu Nam, bản tính Thiếu Nữ thì dịu dàng, đằm thắm, thùy mị, kín đáo, nhiều ý tứ, nhiều trực giác, có tinh thần chịu đựng, nhẫn nại, giàu lòng vị tha, đa sầu, đa cảm, thường rụt rè, e thẹn trước đám đông, sống nhiều về nội tâm, thích tham gia những công tác từ thiện.

Đáp Ứng: Là Chúng trưởng em phải hiểu rõ khả năng phục vụ của từng em để phân phối công việc, sao cho phù hợp để công việc đạt thành qủa. Hiểu rõ trình độ lãnh hội của các em Chúng Viên, công việc giảng dạy, hướng dẫn mới có hiệu qủa. Với nhưng tâm lý, bản tính nêu trên, em phải thật khéo léo trong lúc điều khiển, lúc áp dụng kỷ luật. Những buổi sinh hoạt hàng tuần em nên tìm những địa điểm thật thơ mộng, hợp với bản tính của các em như ngồi quây quần ở một đồi thông, bên giòng suối, dưới bóng râm của cây bồ đề trước sân chùa. Những mẫu chuyện đạo đượm tình cảm, tình người sẽ là những câu chuyện giúp ích thật nhiều cho em trong việc giảng dạy Phật pháp.

III. Kết Luận:

Nhận lãnh trọng trách hướng dẫn các em trên bước đường tu học, Đội trưởng Chúng trưởng phải hiểu mình, hiểu đoàn sinh mình, hiểu rõ về khả năng, về trình độ, về tâm lý, về những khát khao, những ước muống trong phạm vi sinh hoạt của các em, đáo ứng được những khác khao, những ước muốn đó, phân phối công việc thật phù với khả năng các em, hướng dẫn các em phù hợp với trình độ lãnh hội tức là em đã hoàn thành được phần nào sứ mạng của người anh, người chị rồi.

Khóa 5 :Kỷ luật đội chúng

Từ khi loài người sống thành bộ lạc, đoàn thể, thì vấn đề kỷ luật cũng được đặt ra để duy trì trật tự, tạo nề nếp tôn ti cho đời sống tập thể và vấn đề kỷ luật được xem như sức mạnh của đoàn thể.

I. Kỷ luật trong gia đình phật tử:

Gia đình Phật tử, một tổ chức giáo dục dựa trên căn bản giáo lý Phật Đà, một nền giáo dục chú trọng nhiều về tình thương và sự cảm hóa nên vấn đề kỷ luật đặt ra không mang nhiều tính chất khắc khe của nó.

“Con người là nơi nương tựa duy nhất cho chính mình”. Đạo Phật tin tưởng tuyệt đối và khả năng con người, vấn đề kỷ luật trong đời sống tập thể, tôn trọng tuyệt đối kỷ luật trong tinh thần tự do hoàn toàn của con người. Kỷ luật trong Gia đình Phật tử thoát khỏi tính cách bắt buộc tuân hành mà nó mang tính chất đặc thù của sự tự giác. Đạo Phật là đạo của giác ngộ. Người Phật tử phải có tinh thần tự giác, tự mình thú nhận lỗi lầm của mình và tự hối cải. Chẳng những thế người Phật tử có bổn phận giúp đỡ bạn mình, chỉ cho bạn mình biết những lỗi lầm đã vi phạm trong tinh thần xây dựng và cảm hóa. Tinh thần tự giác và giác tha phải thể hiện trọn vẹn trong người Phật tử.

Trong phạm vi nhỏ bé của một Đội, một Chúng, tình thương là sự giúp đỡ phải được thể hiện đầy đủ. Là Đội Chúng trưởng em có bổn phận hướng dẫn dìu dắt các em trong tinh thần của người anh, chị. Em phải hướng dẫn các em đến tinh thần kỷ luật tự giác đúng mức, gây cho các em ý niệm về sự liên hệ giữa danh dự và kỷ luật. Khi các em đã ý thức và tôn trọng kỷ luật của tổ chức, của cá mnhân thì vấn đề kỷ luật không cần thiết nữa. Vì lẽ khi đã biết tôn trọng danh dự cuả đoàn thể thì trật tự của đoàn thể được vãn hồi. Em làm thế nào để xóa bỏ ý niệm tôn trọng kỷ luật vì sợ bị trừng phạt ở các em Đội Chúng sinh. Em hãy xóa bỏ tính cách chỉ huy ở nơi mình. Sự chỉ huy dùng kỷ luật như một bùa phép để buộc người khác phải tuân theo, phải sợ mình. Em hãy tạo lấy tư cách của một người anh, người chị biết thương yêu dìu dắt các em, một hướng đạo viên trên đường tu học hơn là một vị chỉ huy.

II. áp dụng kỷ luật:

Như trên đã nói kỷ luật trong Gia đình Phật tử có tính cách cảm hóa hơn là trừng trị, em có thể dùng một vài biện pháp nào đối với những đoàn sinh để giúp cho sự hướng dẫn, cảm hóa được hiệu quả, nhưng điều cần thiết là em phải hết sức tế nhị, hiểu rõ tâm lý các em, áp dụng kỷ luật một cách hết sức bình đẳng.

Trong buổi họp Đội, Chúng em có thể khéo léo hướng dẫn các em tự nhận lỗi lầm, rồi hướng dẫn các em đến trước điện Phật sám hối những lỗi lầm đã vi phạm. Hoặc nếu các em phạm lỗi nhưng chưa thấy được lỗi, em có thể chỉ dẫn hết sức tế nhị đừng để cho các em có ý nghĩ là mình chỉ trích trước số đông hoặc đừng nên gây sự tự ái mà con người vốn chưa dứt bỏ được.

Em có thể gọi riêng từng em một để cho em đó biết lỗi lầm đã vi phạm rồi hướng dẫn các em đó sám hối lỗi lầm (trường hợp này thường được áp dụng cho các em mới vào Đoàn).

Em có thể cảnh cáo trước Đội Chúng những Đội Chúng sinh vi phạm kỷ luật nhiều lần, trường hợp này dễ gây tự ái nếu em không khéo léo, em phải tỏ ra nghiêm khắc khi cảnh cáo nhưng cũng tỏ ra hết sức cởi mở và bao dung.

Nếu không còn biện pháp nào nữa em có thể đưa lên anh chị trưởng.

III. kết luận:

Tóm lại, kỷ luật trong Gia đình Phật tử là kỷ luật có tác dụng của sự cảm hóa hơn là trừng phạt, đòi hỏi ở ý thức hơn là sợ sệt. Đội Chúng trưởng phải là người anh, người chị luôn luôn lo lắng chỉ vẽ cho các em, phải tiên phong thể hiện tinh thần kỷ luật tự giác và tôn trọng danh dự của Đội Chúng nói riêng và tổ chức nói chung, phải hết sức tế nhị và hiểu rõ tâm lý của từng Đội Chúng sinh để sự áp dụng kỷ luật được phù hợp và có kết quả tốt đẹp.

PHẦN II:

IV.  TỔ CHỨC – ĐIỀU KHIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN

  1. Góc Đội Chúng.
  2. Họp Đội Chúng.
  3. Trò chơi Đội Chúng.
  4. Đội Chúng tự trị.
  5. Trại Đội Chúng.
  6. Hình thức và hiệu lệnh tập họp.
  7. Báo Đội Chúng.
  8. Tìm phương hướng bằng La bàn và Bản đồ.
  9. Cấp cứu: Phương pháp làm cán cứu thương bằng vật liệu tại chỗ

Khóa 6 : Góc đội chúng

I. Góc Đội, Chúng:

A. Góc Đội Chúng là gì? Là một phạm vi riêng biệt được phân chia trong Đoàn Quán cho Đội, Chúng. Tại đó các em trình bày sức sống, kỷ niệm đã qua và hiện tại của Đội Chúng.

B. Vị trí: Góc Đội, Chúng có thể trình bày tại một góc của Đoàn Quán hay tại tư gia của các em trong Đội, Chúng.

C. Mục đích và ích lợi: Góc Đội, Chúng là nơi khai thác khả năng của Đội sinh, Chúng viên, là nơi lưu giữ sức sống liên tục của một Đội, Chúng. Có góc Đội Chúng, Đội sinh, Chúng viên mới thấy quyến luyến, mới kích thích được óc sáng kiến và mới tạo dựng được tinh thần thiêng liêng để tạo dựng Đội, Chúng.

D. Trình bày góc Đội, Chúng:
Góc Đội, Chúng gồm những kỷ vật mà Đội, Chúng đã gặt hái thành công.
Tranh ảnh đạo, đời.
Những tác phẩm điêu khắc, hội họa, thủ công.
Báo chí, các bản chuyên môn, bản sưu tập.

Cần trình bày cho đẹp mắt và phải thay đổi cho khỏi nhàm chán.

E. Bổn phận đối với góc Đội, Chúng:
Giữ gìn săn sóc.
Phong phú hóa góc Đội, Chúng bằng những tác phẩm mới.
Xem góc Đội, Chúng như là linh hồn của Đội, Chúng.

F. Kết Luận:
Góc Đội, Chúng là phản ảnh tinh thần, sự sinh hoạt, sự khéo léo và óc sáng kiến của Đội, Chúng.

II. Thủ Công:
A. Căn bản tư tưởng về thủ công:
Con người: Siêu đẳng vật với bàn tay sáng tạo.
Giác quan nhạy bén, khối óc thông minh, sáng tạo, năng lực lao tác.
Phật giáo: Đề cao làm việc bằng tay chân.

B. Hiện tình giá trị môn thủ công:
Các khoa cử đã quan niệm sai lạc về môn thủ công.
Máy móc phát triển làm cho con người lười biếng sử dụng tay chân.
Tình trạng chiến tranh, ngoại viện làm tiểu công nghệ ngưng trệ.

C. Ích lợi của môn thủ công:
1. Về thực tế: Luyện khéo tay, dự bị nghề tay chân và sự phát triển cho ngành tiểu công nghệ sau này.
Biết sử dụng những vật liệu sẵn có ở nhà, ở chùa tự chế và tu sửa các đồ dùng cho đở tốn tiền.
Tạo những tác phẩm giá trị cho Đội, Chúng và Gia Đình.

2. Về đức dục: Yêu quý, tôn trọng nghề lao lực, sản phẩm thủ công.
Luyện các đức tính: trật tự, sạch sẽ, cẩn thận, nhẫn nại trong khi làm việc.

3. Về tinh thần:
Luyện nhiều trí năng: óc quan sát, suy nghĩ, hoạt động có phương pháp và nhất là óc sáng tạo.

D. Kết Luận:
Thủ công là một môn quan trọng và rất hữu ích trong mọi công việc hàng ngày ở Gia Đình cũng như ở Đội, Chúng, Đoàn. “Trăm hay không bằng tay quen.” Các em cần phải thực hành thường xuyên mới mong sau này tạo được những vật dụng ích lợi thiết thực cho đời sống.

 Khóa 7: Họp Đội Chúng

Khóa 8 :Trò Chới Đội Chúng

I. Mục đích:
Trò chơi là một phương pháp giáo dục linh hoạt và hữu hiệu nhất đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi nhằm mục đích:
Luyện giác quan
Phát triển thân thể
Luyện các đức tính tốt
Biết tâm lý trẻ
Vui sống động sau những giờ mệt mỏi.

II. Các loại trò chơi:
Trò chơi chuyên môn
Trò chơi luyện tập giác quan
Trò chơi luyện thân thể
Trò chơi luyện đức tính

Mỗi loại trò chơi tùy theo hoàn cảnh, địa điểm, thời tiết, tâm sinh lý trẻ được tổ chức mới đem lại kết quả.

III. cách tổ chức trò chơi:
A. Phần chuẩn bị:
Chọn trò chơi: Trò chơi nhằm đến mục đích gì, trò chơi vừa sức và không quá 10 phút. Phải chuẩn bị trò chơi trong phòng nếu thời tiết thay đổi.
Địa điểm: Chọn địa điểm thích hợp cho trò chơi.
Dụng cụ: Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết cho trò chơi.

B. Phần thực hiện:
Chọn người giúp trong phần kiểm soát (nếu cần).
Giải thích rõ ràng nguyên tắc và mục đích trò chơi.
Phổ biến luật chơi.
Phật hóa trò chơi.
Thi vị hóa trò chơi.
Nhấn mạnh những yếu tố cần thiết để thành công.

C. Tổng kết: Sau khi chơi tuyên bố kết quả nhằm tiêu chuẩn sau đây:
Tinh thần trong khi chơi
Kỷ luật trong suốt thời gian chơi
Kết quả

IV. Kết Luận:
Trò chơi rất cần thiết đối với một Đội, Chúng trưởng. Nếu các em muốn thành công trong công việc dẫn dắt, các em phải sưu tầm một túi trò chơi nhét sẵn vào đầu và phải có một tinh thần trong khi điều khiển.

Chúc các em thành công.

 Khóa 9: Đội Chúng tự trị.

Đội, chúng tự trị

I. Tinh Thần Đội, Chúng Tự Trị:

Đội Chúng Tự Trị là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để cải thiện đức tính, áp dụng trong phạm vi sinh hoạt của đơn vị ngành thiếu.
Tinh thần căn bản của nó là đào tạo cho mỗi người biết tự mình góp sức vào việc xây dựng một Đội, một Chúng. Tự mỗi người ý thức được rằng mình là một phần tử không thể thiếu của Đội, Chúng, luôn luôn cố gắng để Đội, Chúng vững mạnh.
II. Ứng Dụng:

Các Đội, Chúng trưởng dùng tinh thần căn bản của Đội, Chúng trưởng để xây dựng một tình thương ruột thịt trong đơn vị của mình, để tạo toàn thể ý thức tự cường, tự chủ. Công trình cần nhiều ngày, nhiều tháng có khi đến nhiều năm nuôi dưỡng, huân tập mới có.
Nhưng trước tiên, điều cần thiết là các Đội, Chúng trưởng phải có được những buổi họp tự trị ngoài các buổi họp Đoàn. Huynh Trưởng có thể góp ý kiến với các em, giúp đỡ các em nhiều điều. Các em cũng sẽ có:

Những buổi lễ Đội, Chúng riêng biệt, những buổi lễ cầu an, cầu siêu cho các bạn đồng Đội, Chúng và thân nhân.

Những ngày trại riêng biệt mà anh em chị em sống với nhau thật gần gũi, thương yêu.

Một căn phòng êm ái của mình gọi là góc Đội, góc Chúng để sắp đặt, trang hoàng theo Đội, Chúng mình như một bàn học nhỏ nhắn ở nhà.

Một cơ cấu tổ chức, phân công hợp lý mọi việc để cùng gây một mức tiến liên tục cho cái xã hội tý hon của mình trong Đội, Chúng.

Một gia tài nho nhỏ có lều trại, có cái này cái nọ gọi là khí mảnh cộng đồng.

Tất cả đó, đứng riêng ra, Đội, Chúng của các em không hề bỡ ngỡ mà góp lại thành Đoàn, thành Gia Đình sẽ tạo nên sức mạnh vững chắc cho phong trào.

Muốn tạo được những điều kiện cần thiết ấy, Đội, Chúng trưởng phải biết tổ chức Đội, Chúng mình một xã hội nho nhỏ biết điều họp cho hoạt động Đội, Chúng cùng tiến với hướng đi của Đoàn mà vẫn có sắc thái riêng.

III. Tổ chức Đội, Chúng:

A. Đội, Chúng: Các em đuợc giao một nhóm nhỏ để điều khiển gọi là Đội, Chúng. Những người này là chị em hay anh em với các em, em có bổn phận kết thân và hướng dẫn theo sự chỉ bày của trưởng để cùng nhau học hỏi, hướng thiện. Như vậy chúng ta gọi Đội hay Chúng là một đơn vị hoạt động của ngành thiếu trong đó từ 5 đến 8 anh em, chị em biết hòa thuận, thương yêu và liên hệ với nhau như những bộ phận của cơ thể.

B. Đội Sinh, Chúng Viên: Những người bạn cùng sinh hoạt trong Đội, Chúng của các em do huynh trưởng giới thiệu đến, đưa ở Oanh Vũ lên và bạn bè của các em bên ngoài do chính các em xin anh chị trưởng, xin bác gia trưởng đem vào.

C. Bàn Chia Công Việc: Khi có đông một số anh chị em rồi, Đội, Chúng trưởng phải phân chia cho họ cùng làm, hướng dẫn hay giúp trưởng hướng dẫn họ cùng học.

Trong sinh hoạt tự trị Đội, Chúng buồn nhất là ôm việc, cái gì các em cũng làm, cũng lo, bạn của em sẽ buồn chán và bỏ em tức khắc. Ai ôm nhiều thì rớt nhiều.

Tuy vậy, phân chia công việc hợp chỗ, hợp lý là cả vấn đề khó khăn. Phần này trong bài nghệ thuật điều khiển các em đã thấy, phải hiểu biết từng Đội sinh, Chúng viên để điều khiển, chia việc cho đúng.

Các chức vụ và công việc phải làm của Đội, Chúng là:

  • Chức vụ Đội, Chúng trưởng.
  • Chức vụ Đội, Chúng phó.
  • Chức vụ thư ký.
  • Chức vụ thủ qũy.
  • Chức vụ liên lạc.
  • Công việc sưu tầm đồ chơi của quản trò
  • Công việc sưu tầm bài hát của họa mi
  • Học hỏi, tìm hiểu về các môn (ủy viên kỹ thuật).
  • Tìm hiểu về Phật pháp (ủy viên Phật pháp).
  • Nghiên cứu về trại, tiện nghi, lửa trại (ủy viên trại).
  • Nghiên cứu ăn uống tại trại, làm bếp (hỏa đầu vụ),
  • Giữ gìn vật dụng Đội, Chúng (uỷ viên khí mảnh).
    Vân vân…..

Thông thường thì:

  • Những em tháo vát có sáng kiến biết sống hòa đồng, có thể giúp em làm Đội, Chúng phó.
  • Những em thích viết văn, cần cù, sống đời sống bên trong, có thể nhờ việc thư ký.
  • Em có tánh cẩn thận không tiêu phí nhờ làm thủ qũy.
  • Em nào biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng của mình có thể giao làm ủy viên khí mảnh.
  • Em hay nghịch, nói chuyện nhiều, lanh lẹ, vui tính, biết văn nghệ có thể giao cho việc quản trò và họa mi Đội, Chúng.
  • Những công việc khác em dễ tìm hiểu để cắt đặt, như ủy viên cứu thương, kỹ thuật, trại.

Riêng trong các buổi họp, em có thể giao còi trực thời gian họp Đội, Chúng cho em nào thường có tính giãi đãi, chậm, hơi lười, việc gì cũng hẹn ngày mai.

Từ những điều đại cương này các em sẽ có nhiều sáng kiến bổ túc, nhưng điều quan trọng này đừng quên: “Làm việc gì cũng phải hỏi trước ý kiến anh chị trưởng của mình cả.”

D. Hành Chánh & Sổ Sách Đội Chúng:

1. Liên Lạc: Các em có một cấp liên lạc là: Trực tiếp với Đoàn. Liên lạc trực tiếp với anh chị trưởng là vì việc riêng của em, trong phạm vi liên lạc hành chánh mọi điều đều phải có giấy tờ.

Thí dụ: Em tổ chức du ngọn, phải làm đơn, làm chương trình, làm văn thư xin địa điểm, giấy xin phép cha mẹ cho Đội sinh, Chúng viên và gởi  lên đoàn trưởng trước hai tuần.

2. Sổ Sách Đội Chúng:

a. Đội phả, Chúng phả: Gồm hai phần, phần đầu là danh sách tất cả Đội Chúng viên theo thứ tự thời gian vào Đoàn. Dành chừng mười trang tập vở 100 trang, bìa cứng.

Kiểu Mẫu:

STT SDB.GĐ DB.BHD  Họ và Tên  Pháp Danh  Ghi Chú

b. Lý Lịch:

Họ và Tên:
Ngày sinh:
Chánh quán:
Học lực hay nghề nghiệp:
Địa chỉ:
Nghề nghiệp phụ huynh:
Pháp danh đoàn sinh:
Ngày Quy Y:
Bổn sư hiệu:

c. Thành Tích Học Tập:

Vượt bậc Hướng Thiện ngày:
Vượt bậc Sơ Thiện ngày:
Vượt bậc Trung Thiện ngày:
Vượt bậc Chánh Thiện ngày:

d. Thành Tích Đặc Biệt: ………

e. Nhật Ký Đội Chúng:

Một cuốn sổ giấy trắng để ghi chép, tường thuật những buổi sinh hoạt đặc biệt của Đội, Chúng như các cuộc trại, Đội tự trị, ngày đi của Chúng, lễ lược của Đội, Chúng…, ý kiến của khách thăm Đội, Chúng cũng ghi vào đây.

f. Sổ Sinh Hoạt:

Một cuốn sổ bìa cứng, chừng 300 đến 400 trang, gồm các phần sau đây:

Điểm danh
Biên bản ghi các buổi họp thường kỳ của Đội, Chúng
Thu Chi
Khí mảnh
Ghi văn thư đến

f.1. Phần khí mảnh:
Ghi tất cả dụng cụ sở hữu của Đội Chúng, số lượng, trị giá, ngày thu nhập, tình trạng lúc thu nhận, do ai, phế thải ngày, lý do phế thải, do buổi họp nào giám định và quyết định….

Kiểu Mẫu:

Stt: Tên vật dụng Gía đơn vị Số lượng Ngày nhận Tình trạng
1 Cờ Đội $10.00 , 01 , 5/1/2011  mới

Do ai tặng/mua Lý do phế thải ngày phế thải theo buổi họp ngày ghi chú đặc biệt
Đoàn tặng cũ, rách 30/05/2008,  15/04/2011 phế thải

f.2. Sổ Thông Tin:
Vở 100 trang đóng trên một bìa nửa cho dày, lâu rách. Ghi từng thông tư cho Đội sinh, Chúng viên mình. Cuối cùng lúc nào cũng ghi tên toàn Đội, Chúng để những người này sau khi xem/ghi vào sổ tay riêng sẽ ký vào.

f.3. Kẹp Lưu Trữ Linh Tinh:
Tất cả giấy tờ, hồ sơ luân lưu đều dán vào đây theo thứ tự thời gian. Mọi sổ sách do phần hành nhật tu, nhưng Đội Chúng trưởng phải kiểm soát và cất giữ tại Đoàn quán, Đội quán hay Chúng quán để khỏi thất lạc.

f.4. Điểm Danh:
(Ghi ngày thứ bảy vào từng cột, em nào vắng không xin phép ghi chữ V vào cột tương ứng, nghỉ vì bị phạt ghi chữ P, nghỉ có xin phép ghi chữ X)

f.5. Biên Bản:

Biên Bản

Phiên Họp Thường Kỳ (hay bất thường)
Ngày………….tại………….

* Họp Đội (Chúng) lúc ….. giờ, ngày…… tại ……. gồm có (kể tên Đội sinh, Chúng viên, thư ký bao giờ cũng ghi sau cùng, ai có tên ghi sau thư ký là người vào trể.)
* Mục đích (thường kỳ hay bất thường kỳ, bàn về …)
* Nghị sự: ghi các điều đã thảo luân và biểu quyết tuần tự thời gian, gọn và rõ ràng, đứng đắn.
* Hồi hướng công đức lúc …. giờ, ngày nói trên với đầy đủ thành phần trên (hay thiếu ai vì lý do…) sau khi không còn gì để bàn cải nữa.

Chủ tọa Thư ký
(ký tên) (ký tên)

f.6. Thu Chi: (4 trang cho một tháng, 48 trang cho số này trong sổ sinh hoạt)
* Trang thứ nhất ghi:
Thu, Chi
Tháng 11 năm 2002

* Trang thứ hai ghi:
THU:

Khoản Thu Số Tiền Do ai Ghi chú
Nguyệt liễm tháng 11 $10.00 Đội sinh nhận ngày 15/11/02

* Trang thứ ba ghi:
CHI:

Khoản Chi Số Tiền Do ai Ghi chú
Nạp Đoàn $10.00 Đội Trưởng chuyển ngày 20/11/02

* Trang thứ tư ghi:
Trang kiểm soát ngân sách
Tháng 11 năm 2002

Tháng trước còn lại: $5.00
Tháng trước nợ: Không
Thu tháng 11, 2002: $30.00
Chi tháng 11, 2002: $10.00
Tồn qũy tháng 11/2002: $25.00 (hai mươi đồng chẳn)

f.7. Ghi Văn Thư Đến: Phần nhiều Đoàn thông tư cho Đội, Chúng bằng sổ thông tin, nên Đội, Chúng cần ghi chép lại trong sổ văn thư của mình.

Mẫu:

Ngày và: Ngày và số văn thư ghi chú
Nơi gởi: nội dung đến sao lại hay ghi tóm tắt

Ghi Chú
Số … và…: Do Đội Chúng Trưởng và phó nhật tu.
Sổ.. do thư ký và các nhân viên liên hệ nhật tu. Sổ tài chánh tu chi có thể lập riêng trên vở 50 trang.
Sổ…: luân phiên phụ trách phụ trách liên lạc, nhưng thông tư do Đội Chúng viên.

Lúc nào Đội Chúng cũng có một số tiền để dành dùng vào những việc cấp bách chưa đóng kịp. Số tiền nà do thư ký giữ và báo cáo cho toàn Đội Chúng biết hàng tháng.

Mọi chi tiêu đều do quyết định của toàn Đội, Chúng, căn cứ trên biên bản họp Đội, Chúng mà thủ qũy xuất chi. Không tự tiện hay theo lệnh của một người nào.

Hoạt Động đội chúng:

I. Học Tập cho Đội, Chúng:

Học tập là việc trước nhất. Thông thường Đội, Chúng có nhiều bậc học, người thì Sơ Thiện, Trung Thiện, có Gia Đình có các em học bậc Chánh Thiện nữa. Bổn phận của các em là phải lo ưu tiên:

A. Hướng dẫn bậc Hướng Thiện cho các em mới, bày vẽ cho họ quy cũ của Gia Đình. Riêng Phật pháp thì do Huynh Trưởng dạy.

B. Ngoài bậc Hướng Thiện, những bậc khác do Huynh Trưởng dạy nhưng các em phải giúp nhau tìm hiểu thêm hoạc ôn tập lại cho tất cả thâu đạt như nhau để khỏi quên hay lầm lẫn.

Mọi buổi họp Đội, Chúng nên có học tập, mỗi người, tùy khả năng làm giảng viên, nhưng Đội, Chúng trưởng và phó phải cung cấp tài liệu cho họ và phải biết họ sẽ nói gì, có đúng hay không trước khi họ dạy.

II. Ngày Đi: Ngày đi là một cuộc du ngoạn của ngành Thiếu, còn gọi là xuất du, thời gian từ 6 đến 12 giờ, ban ngày, từ 10 đến 15 cây số cả đi lẫn về. Ngày đi vừa để kiểm soát lại bài đã học trong tháng (mỗi tháng một lần) vừa tập thể thao, vừa chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những cuộc thăm du về sau.

Đội, Chúng trưởng và phó khảo sát thật kỷ tiêu chuẩn thám du, lộ trình. Tính sát thời gian di chuyển và thử sức dọc đường. Xong, vạch chương trình chi tiết.

Tất cả trình anh chị trưởng với hồ sơ xuất du.

Chương trình chi tiết và biên bản báo cáo cùng làm chung một tờ chép làm 3 bản, kèm theo đơn xin phép anh chị trưởng (2 bản). Anh chị sẽ ghi vài phần “Lời dặn của Huynh Trưởng” những điều khuyên bảo, ký tên và trả lời Đội, Chúng 1 tờ, một tờ giữ lại để theo dõi hoặc thăm viếng lúc Đội Chúng đi. Bên cạnh tờ chương trình song song với cột công tác các cột trống, Đội, Chúng ghi kết quả từng mục vào đó gọi là biên bản báo cáo.

Mẫu Chương Trình và Báo Cáo một Ngày Đi (mùa hè):

Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
Chương Trình “Đi”

Đội (Chúng)… thuộc Đoàn Thiếu …… GĐPT….

Từ …….. giờ đến ……….. giờ……….. ngày ……………

Lời anh chị trưởng về ngày đi:……………

Chương Trình

Nhận xét và kết quả về ngày đi của Đội, Chúng

4g30…
5g00…

(bản nhận xét này, Đội sinh (Chúng viên) ký tên và gửi theo báo cáo ngày đi.)

Nhận xét tổng quát và những chi tiết đặc biệt:……

Ngày………. Tháng………. Năm…….
Đội (Chúng) trưởng
(ký tên)

(Mẫu này lập 3 bản, kèm theo đơn xin 2 bản, anh chị trưởng ghi và trả lại Đội, Chúng trưởng một bản. Đội, Chúng trưởng sao lời khuyên của anh chị trưởng vào bản thứ 3. Trong ngày đi Đội, Chúng trưởng ghi nhận xét vào 1 bản gởi báo báo cáo 1 bản và một bản để lưu chiếu.)

III. Trại Đội, Chúng Đoàn – Trại Đội, Chúng tự trị:

Trong phần này có một khóa riêng, ở đây chỉ nhắc và điều

1. Để tổ chức một trại Đội, Chúng trong Đoàn, Đội, Chúng phải học đóng trại “Đội Chúng trong trò chơi”, “Đội Chúng trong nhóm truyền thông và mật thư”.

2. Tinh thần của một trại Đội tự trị thường hướng đến tinh thần của tổ chức, đến đời sống Đội hơn là thực hiện công tác xã hội. Mục đích là để tại sinh gần gũi nhau hơn, tinh thần Đội cao hơn và tình đồng đội thắm thiết hơn.

Chương trình tỉ mỉ hơn của ngày đi, cuối mỗi trại tự trị Đội, Chúng phải lập tờ tường trình đầy đủ công việc theo sinh hoạt thời gian. Ghi tất cả những dự định kèm theo kết quả thu hoạch những dự định còn bỏ dở, thắc mắc nhờ anh chị trưởng bổ khuyết ý kiến.

IV. Xã Hội:

Các hoạt động xã hội mà Đội, Chúng thực hiện:

1. Tương trợ: Ngoài việc của Đoàn, Đội, Chúng có thể chia giờ học tập, bày vẽ cho các em học lớp dưới, nhắc nhở nhau học hành.

2. Tổ chức cầu an: Khi có em nào đau yếu.

3. Thể thao: Học nghề với nhau mà thầy dạy có thể là thân sinh các em hoặc nhờ các anh chị trưởng giới thiệu. Các nghề như làm ảnh, thợ mộc, thợ nề, sửa xe đạp…

4. Thăm nhau, đổi nhà: Thăm viếng nhau để làm quen với gia đình bạn bè trong Đội, Chúng. Làm sao phụ huynh các em đều thương các em trong Đội, Chúng như con em trong nhà.

Có dịp thuận tiện, các em Thiếu Nam có thể tổ chức đổi nhà trong thời gian ngắn vào dịp hè, em này làm con trong nhà kia để hiểu hoàn cảnh nhau, vừa để tập sống với mọi lớp người, vừa để các em bỏ vài thói quen không thích hợp như giãi đãi, rụt rè, bướng bỉnh, thiếu lịch sự.

Tóm lại, trong phần hoạt động Đội, Chúng, các em có thể lập một bản phân phối trong năm như mẫu sau đây để nhớ và theo dõi.

Hoạt Động Đội (Team Activities)

I. Những điểm để giúp hoạt động đội có sinh lực và thành công (Qualities that will help team activities be more lively and successful)
1. Phải có đường lối, có mục đích (purpose)
2. Có chương trình (có giờ, có ngày đàng hoàng; schedule)
3. Có nề nếp (có sắp đặt, có trước, có sau, đúng chỗ, đúng lúc; detail planning)

Hoạt động có sinh lực thì các đội sinh sẽ cảm thấy hứng thú ham học, ham tham dự, ham làm việc. Sẽ phát huy tinh thần đội, làm cho các đội sinh gắn bó lại với nhau, và xây tinh thần cho Đoàn và toàn cả Gia-Đình.

I. Buổi họp đội (Team meetings) – mỗi tháng một lần
1. Bắt đầu bằng niệm danh hiệu đức Bổn Sư 3 lần (Start by reciting Buddhas chants 3 times)
2. Phần quản trị (Administrative tasks)
– Đọc lại biên bản kỳ trước để xem đã thực hiện được những gì.
– Sự thi hành ra sao – ưu điểm và khuyết điểm (thành công, đùng giờ, những khó khăn, công việc nào thiếu chuẩn bị, điểm cần thay đổi sau này, v.v…)
– Tinh thần của đội sinh trong sự thi hành ấy (level of participation, level of excitement, level of interest, etc…)
– Tài chánh của đội ra sao? (Budget status)
– Đội phó và thư ký có cần trình bày cái gì không? (Any inputs from assistant team leader and secretary)
3. Phần kiểm điểm tu học
– Kết quả sự tu học các đội sinh có bắt kịp chương trình không?
– Đội sinh nào cần phải hướng dẫn riêng không?
4. Việc của đoàn
– Đội trưởng báo cho đội biết những quyết định của Đoàn và thảo luận những quyết định ấy (ex.: perform dragon dance next weekend, mow the temples lawn every Saturday, etc.)
5. Phần dự định sinh hoạt cho tháng sau: Du ngoạn, trại, công tác xã hội, sửa chữa dụng cụ, v.v..
6. Phần giải trí cho phiên họp
7. Kết thúc bằng bốn lợi nguyện hồi hướng công Đức.

Trách nhiệm của đội/chúng trưởng:
– phải sắp đặt chương trình họp kỹ càng trước
– chuẩn bị đầy đủ tài liệu / văn thư nếu có
– đặt mình với các đội sinh khác; khi phân chia công việc, em cũng lãnh một phần như các đội sinh
– Một buổi họp cùng lứa tuổi em không thể ngồi lâu để bàn bạc. Lúc đó, phiên họp sẽ trở nên buồn tẻ lắm. Em phải thay đổi không khí, xả hơi với những trò chơi, bài hát có điệu bộ, câu chuyện, hoặc tiếng reo.
– Những buổi họp đội có tính chất trang trọng hoặc công việc đặc biệt để bàn đến, hay cần phải giải quyết vài sự không hay xẩy đến cho đội, phiên họp như thế gọi là Hội-đồng đội, nên mời anh Đoàn Trưởng vì cần có ý kiến của anh. Những phiên họp Hội đồng phải có biên bản (meeting minutes/report).
I. Buổi học tập đội (Learning/educational sessions within your team)
– Đội/chúng trưởng phải có trách nhiệm với đội sinh về học tập.
– Chương trình học tập của GĐPT gồm có bốn môn chính:
Phật Pháp – 3 quy y, Châm Ngôn của GĐPT, 5 giới, ý nghĩa cờ Phật Giáo, v.v..
Hoạt Động Thanh Niên – gút dẹp, cẳng chó, băng đầu gối, trò chơi lớn, làm lửa bếp,
dựng lều, chụp hình, sửa xe,
– cho các em học không phải cho các em biết mà để cho các em thực hành
Văn Nghệ – tập bài hát
Hoạt Động Xã Hội – sữa nhà, sơn nhà, lót gặt, thay mái nhà, v.v..

Trách nhiệm của đội/chúng trưởng:

– Biết đội sinh nào đang theo những môn học gì
– Biết đội sinh nào có khả năng giúp em các môn học gì để phân công
– Phải sắp đặt chương trình để không có một phút nào rãnh rơi, một em nào rãnh tay
– Phải nghiên cứu tài liệu trước thật kỹ càng
– Sắp đặt trước những câu hỏi mà đội sinh có thể hỏi để trả lời
– Suy nghĩ ra những trò chơi nào, bài hát nào để phụ hòa cho các đề tài học
– Chuẩn bị những dụng cụ gì cho buổi học tập
– Khi em trình bày hay trả lời câu hỏi, em cần diễn tả với cách hăng say. Chính sự hăng say ấy dễ truyền cảm lắm.
– Có những thắc mắc mà em không trả lời được thì cứ nên thành thật rời lại vào kỳ sau.

*** Điều khiển một buổi học tập Đội là cả một nghề thuật. Đội trưởng nào cũng có thể đạt đến được miễn là có chịu khó thực hành và ý chí tiến thủ (make an effort in advance).

I. Báo đội (Team newspapers/bulletins)
– Sinh hoạt tinh thần; cơ hội để phát triển khả năng diễn tả văn chương
– Báo tường, báo tập viết tay

II. Giải trí đội (Team relaxation activities)
Lúc làm việc mệt nhọc, các em có thể dừng tay hát một bài hát vui, kể cho nhau nghe những mẫu chuyện, hay cùng nhau chơi một lúc cho giản gân cốt.

Hát – để quên mệt nhọc, để cho vui, giúp sức mạnh cho chân bước
– chọn bài hát đúng lúc, đúng hoàn cảnh
– trước khi bắt một bài hát, em phải biết chắc là mọi người đều hát được
– nếu được, thực hiện sổ “bài hát”

Kể chuyện
– Hiểu thấu đáo câu chuyện
– Em kể chuyện với cả mắt, cả nét mặt, miệng, cử chỉ; gặp vui thì nói lời lẽ vui
– Làm năm ba lần em sẽ có kinh nghiệm, có tài.

Trò chơi – biết cách thức của trò chơi: mục đích, mấy người tham dự, vật liệu để chơi, luật lệ chơi
– thực hiện sổ trò chơi; có sẵn trong óc, gặp dịp là tung ra liền.

Khóa 10: Trại Đội Chúng

Khóa 11 :Hình thức và hiệu lệnh tập họp

Hình Thức và Hiệu Lệnh Tập Họp 

Qua sự tập họp của Ðội/Chúng người ta có thể nhận định được một phần nào nếp sinh hoạt của các em nên cần phải nhanh chóng và có hình thức. Do vậy, người Ðội/Chúng Trưởng phải hiểu rõ những hình thức và hiệu lệnh tập họp, hướng dẫn Ðội sinh/Chúng viên trong Ðoàn biết để những lúc cần, người Ðội/Chúng Trưởng chỉ sử dụng những phương pháp tập họp bằng còi, miệng, tay, chuông hay đèn ra hiệu lệnh thì Ðội/Chúng phải biết tuân theo nhanh chóng và có trật tự.

I. Hình Thức Tập Họp

Hình thức tập họp gồm:

  1. Các thế cá nhân:
  1. Thế nghiêm: Ðứng thẳng, hai tay thẳng theo mình, gót chân chạm vào nhau, hai bàn chân giang ra thành hình chữ V với góc độ 60.
  2. Thế nghỉ: Chân phải đứng nguyên tại chỗ, chân trái giang ra độ khoảng 30 cm, hai tay để sau lưng (Ngành Nữ thì hai tay khoanh trước ngực) và giữ im lặng.
  3. Thế nghỉ tự do: Như thế nghỉ thường nhưng có thể nói chuyện nho nhỏ.
  4. Thế nghỉ có gậy: Ðứng thế nghỉ, tay phải nắm gậy đưa thẳng ra theo vai.
  5. Thế chào: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay bắt ấn kiết tường.
  6. Thế chào có gậy: Ðứng thẳng như thế nghiêm, tay trái đưa ngang bụng nắm lấy gậy và tay phải bắt ấn kiết tường.
  1. Cách xếp hàng:

Gồm hai phần:

  1. Dự lệnh: Là lệnh ra trước để Ðoàn sinh chú ý chuẩn bị
  2. Ðộng lệnh: Là lệnh để cho Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác.

Hiệu lệnh cần phải dễ phân biệt và được giải thích rõ ràng cho mọi người trước khi phát lệnh.

Sau đây là các hình thức hiệu lệnh thông dụng, tuy nhiên nếu cần, các em có thể sáng tạo nhiều hình thức hiệu lệnh khác.

  1. Còi lệnh: Hiệu còi dùng để cho Ðoàn sinh chú ý chạy đến trước khi dùng thủ lệnh trong các buổi họp đoàn, những khi cắm trại hay du ngoạn, v.v. Người phát lệnh sử dụng còi với những tính hiệu tích, tè (Morse).
  2. Khẩu lệnh: cũng có Dự lệnh và Ðộng lệnh. Dự lệnh: nói trước cho Ðoàn sinh biết những động tác gì sẽ phải thi hành; dự lệnh phát ra phải chậm rãi và rõ ràng. Ðộng lệnh phát ra để Ðoàn sinh thi hành ngay một động tác; động lệnh thường phát ra phải mạnh mẽ và rõ ràng.
  3. Thủ lệnh: Ðuợc phát ra theo khẩu lệnh hay còi lệnh gồm các động tác:

Tập họp một hàng dọc: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra đằng trước, cánh tay quá đầu một chút, bàn tay nắm lại và ngón trỏ đưa lên (xem hình).

Tập họp nhiều hàng dọc: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra đằng trước, cánh tay quá đầu một chút, bàn tay nắm lại và đưa hai, ba hay bốn ngón tay ra hiệu tùy thuộc số hàng mình muốn (xem hình).

Tập họp hàng ngang: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay ra phải ngang vai, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình rẻ quạt: Người điều khiển đưa thẳng cánh tay lên phía trên thành hình chữ V góc độ 60, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình chữ U: Người điều khiển đưa cánh tay phải ngang vai tạo thành góc độ 90 bàn tay nắm lại.

Tập họp hình chữ nhật: Người điều khiển đưa hai cánh tay ra ngang vai, tạo thành góc độ 90, bàn tay nắm lại.

Tập họp hình bán nguyệt: Người điều khiển đưa hai cánh tay phải lên phía trên đầu, tạo dáng của một vòng cung, bàn tay nắm lại.

Khóa 12 : Báo Chí Đội Chúng

Khóa 13: Tìm phương hướng bằng La bàn và Bản đồ

Phương hướng

I. khái niệm về phương hướng:
Để xác định vị trí của một điểm trên mặt đất đối với quan sát viên tại điểm A nào đó trước tiên quan sát viên cần phải biết rõ điểm ấy ở trên phương nào đối với mình. Để đáp ứng nhu cầu trên người ta quy định chia mặt phẳng chân trời ra làm nhiều phương phân biệt trong đó có 4 phương chính:
Phương mặt trời mọc gọi là ĐÔNG (E), sau lưng của quan sát viên hướng mặt về Đông là TÂY (W), phương bên phải là NAM (S) và bên trái của quan sát viên là BắC (N).
N: Bắc NE : Đông Bắc
S: Nam SE : Đông Nam
E: Đông NW: Tây Bắc
W: Tây SW: Tây Nam
Trên thực tế, chúng ta còn dùng những lá bản đồ Âu, Mỹ chế tạo nên chúng ta cần thông suốt những mẫu tự Pháp Anh dùng chỉ phương hướng:
Pháp Anh Phương
Est East Đông
West West Tây
Sud South Nam
Nord North Bắc
Ngoài ra, trên thực tế người ta còn dùng bốn phương phụ nữa, đó là:
NE: Đông Bắc NW : Tây Bắc
SE: Đông Nam SW : Tây Nam
Vậy muốn xác định một điểm nào đó trên mặt đất điều cần nhất là ta phải biết rõ phương hướng. Có nhiều phương pháp: mặt trời, la bàn, đồng hồ.

II. cách tìm phương hướng:
Bằng những dụng cụ thông thường, những kinh nghiệm thực tế, nhờ trực giác chúng ta thử tìm phương hướng bằng vài phương pháp:

A. Tìm phương hướng bằng kinh nghiệm địa phương:
Cách đơn giản nhất là dùng kinh nghiệm và dựa theo phong tục của địa phương để tìm phương hướng:
Biển Việt Nam (từ Bắc đến Cà Mau) đều nằm về hướng Đông.
Nhà cửa ở vùng quê Việt Nam phần nhiều hướng về hướng Đông Nam.
Tất cả bà mẹ Việt Nam ở vùng quê đều biết phương nào là Đông, phương nào là Nam để hướng bàn thờ, cúng mỗi đêm.

B. Tìm phương hướng bằng mặt trời:
Thông thường nhất, mặt trời mọc phương Đông lúc 6 giờ sáng, xế mọc ở phương Nam lúc 12 giờ trưa, lặn 18 giờ về phương Tây. Đúng ra, đó là vị trí mặt trời mọc vào những ngày xuân phân và thu phân (21.3 và 23.9).
Mùa xuân và mùa hạ, mặt trời mọc ở khoảng phương Đông Bắc, lặn ở Tây Bắc. Mùa Thu và Đông mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.

C. Tìm phương hướng bằng đồng hồ:
Đặt đồng hồ đeo tay nằm ngang thăng bằng, kim ngắn quay về hướng mặt trời, muốn cho đúng ta lấy một que nhỏ cầm thẳng đứng và để đồng hồ thế nào cho kim chỉ giờ trùng với bóng của que nhỏ, và mũi hướng về phía mặt trời.
Nếu tìm phương hướng buổi chiều thì phân giác góc tạo bởi hướng 12 giờ đến kim ngắn chỉ hướng Nam.

Thí dụ: Lúc 16 giờ, phương Nam là hương của 14 giờ. Nếu tìm lúc buổi sáng thì phân giác góc từ 12 giờ đến hướng mặt trời chỉ hướng Bắc. Thí dụ: Lúc 08 giờ phương Bắc ở 5 giờ.

D. Tìm phương hướng bằng mặt trăng:

Âm lịch mỗi tháng chia làm ba tuần: thượng tuần từ 1 đến 10, trung tuần từ 10 đến 20 và hạ tuần từ 20 đến hết tháng. Thượng tuần còn gọi là tuần trăng lưỡi liềm, trung tuần là tuần trăng tròn, hạ tuần là tuần trăng khuyết. Đêm rằm trăng tròn, đêm mồng một không có trăng hay trăng non.

Chu kỳ của mặt trăng chỉ có 28 ngày cho nên trăng lưỡi liềm 1/4 ở vào đêm mồng tám. Trăng khuyết 1/4 rơi vào ngày 22 và 29 thì không có trăng.

Để khỏi nhầm lẫn ta cần nhớ kỹ quy tắc 3 thữ T sau đây: T.T.T có nghĩa là “Thượng tròn trăng”: Trăng thượng tuần bề tròn hướng về phía Tây và ngược lại.

E. Tìm phương hướng bằng sao:
Một ngôi sao trong hệ thống tinh tú không sáng lắm, không xê dịch (nằm trên trục quay của trái đất) và tất cả sao khác đều quay chung quanh nó: bắc đẩu.
Bắc đẩu là ngôi sao đuôi của Tiểu Hùng Tinh, một nhóm sao ở Bắc cực. Tìm sao này nhờ nhiều chòm sao khác.
Kéo dài đoạn AB của Đại Hùng Tinh thêm 5 đoạn, cuối đoạn thứ năm sẽ gặp sao Bắc Đẩu.
Mùa không nhận ra Đại Hùng Tinh, tìm sao Hiệp Sĩ hay sao Cày (…). Kéo dài đường thẳng từ kiểm của Hiệp Sĩ lên phía đầu hướng củ Bắc Đẩu.

Ngoài ra cũng nhờ chòm sao NAM TàO để định hướng Nam.

F. Tìm phương hướng bằng dòng nước:
Lạc vào một khu rừng không tìm ra đường được thì cứ theo dòng nước sẽ về đồng bằng.

G. Tìm phương hướng bằng rêu:
Khi ở trong rừng rậm không có bóng mặt trời, không có la bàn thì ta nhìn vào những thân cây, những tảng đá. Phía nào có rêu nhiều là phương Bắc.

H. Tìm phương hướng bằng địa bàn:
Mọi cách tìm phương hướng đều dùng được nhưng khi muốn định thật đúng một phương hay một hướng di chuyển không gì tốt bằng điạ bàn.

Mô tả:

Mỗi địa bàn thô sơ nhất đều có:

Một bộ phận chính là kim nam châm đặt trên một trục để tạo chuyển động xoay trên mặt nằm ngang. Kim này luôn luôn chỉ hướng Bắc, theo hướng có sơn lân tinh. Hướng Bắc nam châm tùy theo vị trí trên địa cầu lệch ra ngoài hướng Bắc địa dư nhiều hay ít hoặc bên phải hoặc bên trái (gọi là lệch Tây hay lệch Đông) bởi ảnh hưởng của từ trường.

Bộ phận thứ hai là khung địa bàn thường bằng nhựa, trên đó người ta khắc 360 hay 400 grad.

Bộ phận định hướng là một khung quay, thường bằng một hợp chất không có từ tính, có mũi tên quay trên mặt phẩng ngang không làm xê dịch kim.

Tìm phương hướng bằng địa bàn:

Muốn tìm hướng Bắc đúng của quả đất phải biết độ lệch của kim nam châm tại vùng mình ở (có ghi trong các bản đồ). Đặt địa bàn thăng bằng ngang, xoay khung địa bàn cho kim chỉ đúng vào chữ N. Quay người cho kim chỉ sang độ lệch phương N chỉ là phương Bắc đúng.

Thí dụ:
Tại Thụy Sĩ (Switzerland) độ lệch là 3 độ Tây. Đặt địa bàn nằm ngang, quay khung cho N nằm đúng với đầu sơn lân tinh của kim nam châm. Quay người cho kim chỉ số 357 (360-3 = 357). Phương Bắc đúng là phương của N.

Tại Việt Nam độ lệch này chỉ hơn 1 nên Bắc điạ dư và Bắc nam châm kể như trùng nhau và khi quay cho kim chỉ và N, N là Bắc địa dư.

Lưu ý: Lúc dùng địa bàn phải tránh xa các đồ vật bằng sắt hay có dây dẫn điện.

III. kết luận:

Phương hướng là một trong những môn học rất cần thiết của những đoàn thể thanh niên, nên người Đội Chúng trưởng cần phải biết rõ những phương pháp tối thiểu để hướng dẫn Đội tập tìm phương hướng trong những cuộc trại, thám du … Sự luyện tập sẽ làm cho chúng ta phát triển khả năng nhận xét luân lý, ký ức, sáng kiến. Hơn nữa biết tìm phương hướng thì trong những cuộc đi chơi núi, rừng dù đường có khúc khuỷu đến đâu chăng nữa, dù có tiến sâu vào miền hoang vu, chúng ta không còn lo lạc đường về.

Khóa 14 : Cấp cứu: Phương pháp làm cáng cứu thương bằng vật liệu tại chỗ