101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do Thiền Sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919 gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ XIX, XX và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do Thiền Sư người Nhật là Mujū (無住 – Vô Trú) viết vào thế kỷ XIII. “101 Zen Stories” sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones”. Thư Viện GĐPT sẽ tuần tự đăng tải 101 mẫu chuyện này theo danh mục dưới đây (và sẽ giữ nguyên tiêu đề các bản dịch Anh ngữ):
1. Tách trà.
2. Nhặt ngọc trong bùn.
3. Thật vậy à?!
4. Biết vâng lời.
5. Hãy yêu công khai.
6. Chẳng động lòng thương.
7. Thông báo.
8. Sóng lớn.
9. Không trộm được mặt trăng.
10. Bài thơ cuối cùng của Hoshin.
11. Chuyện đời Shunkai.
12. Ông Tàu vui vẻ.
13. Một ông Phật.
14. Quảng đường lầy lội.
15. Hai mẹ con.
16. Không xa quả Phật.
17. Nói ít hiểu nhiều.
18. Một dụ ngôn.
19. Kiệt tác.
20. Lời khuyên của mẹ.
21. Tiếng vỗ của một bàn tay.
22. Trái tim bốc lửa.
23. Eshun ra đi.
24. Tụng kinh.
25. Ba ngày nữa.
26. Tranh luận không lời.
27. Âm hưởng chân thật.
28. Mở kho báu của chính mình.
29. Không nước, không trăng.
30. Danh thiếp.
31. Mọi thứ đều nhất.
32. Mỗi khắc một phân vàng.
33. Bài học bàn tay.
34. Nụ cười cuối đời.
35. Thiền miên mật.
36. Mưa hoa.
37. Ấn hành kinh điển.
38. Hành trạng của Gisho.
39. Ngủ ngày.
40. Trong cõi mộng.
41. Thiền của Triệu Châu.
42. Người chết trả lời.
43. Thiền trong kiếp ăn mày.
44. Dạy kẻ trộm thành môn đồ.
45. Đúng và sai.
46. Cỏ cây giác ngộ.
47. Họa sĩ tham lam.
48. Độ chính xác.
49. Phật mũi đen.
50. Liễu ngộ.
51. Món miso ngon hơn.
52. Ánh sáng có thể tắt.
53. Người cho phải cám ơn.
54. Di thư.
55. Vị trà sư và kẻ mưu sát.
56. Con đường chân thật.
57. Cửa thiên đường đang mở.
58. Bắt giam Phật đá.
59. Chiến binh của nhân từ.
60. Đường hầm.
61. Thiền sư và Hoàng đế.
62. Số mệnh trong bàn tay.
63. Giết hại.
64. Toát mồ hôi.
65. Trừ ma.
66. Bầy con của Thiên Hoàng.
67. Con làm gì vậy? Thầy nói gì vậy?
68. Nốt nhạc Thiền.
69. Nuốt cả lỗi lầm.
70. Vô giá.
71. Học im lặng.
72. Lãnh chúa ngu ngốc.
73. Mười truyền nhân.
74. Chuyển hóa.
75. Giận dữ.
76. Tảng đá trong tâm.
77. Không vướng bụi trần.
78. Thịnh vượng thật.
79. Lư hương.
80. Phép mầu.
81. Ngủ đi.
82. Chẳng có gì hiện hữu.
83. Không làm không ăn.
84. Tri kỷ.
85. Đến lúc chết.
86. Ông Phật Sống và người thợ đóng thùng tắm.
87. Ba loại đệ tử.
88. Làm sao để làm một bài thơ Tàu.
89. Đối thoại thiền.
90. Gõ đầu lần cuối.
91. Nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo.
92. Thiền đũa bếp.
93. Thiền của người kể chuyện.
94. Một chuyến đi đêm.
95. Thư gởi người sắp chết.
96. Một giọt nước.
97. Điều rốt ráo.
98. Không vướng mắc.
99. Chua như dấm.
100. Ngôi chùa tĩnh lặng.
101. Pháp thiền của Phật.
Giai thoại 37: ẤN HÀNH KINH ĐIỂN
Ngài Tetsugen là một người Nhật đã dành trọn cuộc đời mình cho việc tu thiền. Vào thời ấy, kinh điển chỉ có ở dạng chữ Hán, và ngài quyết định thực hiện việc ấn tống kinh điển. Toàn bộ kinh điển sẽ được in bằng các bản khắc gỗ với số bản in lên đến 7.000 bản. Quả là một công trình hết sức lớn lao.
Ngài Tetsugen khởi sự bằng cách đi khắp nơi quyên góp tiền cho công việc này. Cũng có một số ít người hiểu được ý nghĩa công trình và góp vào cả trăm đồng tiền vàng, nhưng đại đa số chỉ trao cho ngài những đồng xu nhỏ nhoi. Dù vậy, ngài bày tỏ một sự biết ơn như nhau đối với tất cả những người đã góp tiền. Sau mười năm dài, ngài Tetsugen đã nhận được đủ tiền để bắt đầu công việc.
Tình cờ vào lúc đó lại có một trận lụt lớn do nước sông Uji dâng cao, kéo theo sau là nạn đói. Ngài Tetsugen mang toàn bộ số tiền đã quyên góp được cho việc in kinh dành trọn vào việc cứu đói. Rồi ngài lại bắt đầu công việc quyên góp.
Nhiều năm sau đó, một trận dịch bệnh lan tràn khắp nước. Ngài Tetsugen lại dùng tất cả tiền đã quyên góp được để cứu giúp mọi người.
Và ngài lại bắt đầu việc quyên góp lần thứ ba. Sau hai mươi năm thì ý nguyện của ngài thành tựu. Các bản gỗ được dùng để in ra tạng kinh điển đầu tiên ngày nay vẫn còn được thấy tại chùa Ơbaku ở Kyoto.
Những người dân Nhật thường dạy con cái họ rằng, ngài Tetsugen đã thực hiện được đến ba bộ kinh, và hai bộ đầu tiên không thể nhìn thấy được, nhưng còn hơn cả bộ thứ ba!
Publishing the Sutras
Tetsugen, a devotee of Zen in Japan, decided to publish the sutras, which at that time were available only in Chinese. The books were to be printed with wood blocks in an edition of seven thousand copies, a tremendous undertaking.
Tetsugen began by traveling and collecting donations for this purpose. A few sympathizers would give him a hundred pieces of gold, but most of the time he received only small coins. He thanked each donor with equal gratitude. After ten years Tetsugen had enough money to begin his task.
It happened that at that time the Uji River overflowed. Famine followed. Tetsugen took the funds he had collected for the books and spent them to save others from starvation. Then he began again his work of collecting.
Several years afterwards an epidemic spread over the country. Tetsugen again gave away what he had collected, to help his people.
For a third time he started his work, and after twenty years his wish was fulfilled. The printing blocks which produced the first edition of sutras can be seen today in the Obaku monastery in Kyoto.
The Japanese tell their children that Tetsugen made three sets of sutras, and that the first two invisible sets surpass even the last.