Yasa là một Tỳ-kheo thứ sáu trong Chư Tăng được Phật quy y và đạt quả vị A-la-hán. Yasa sống tại Uttar Pradesh và Bihar ở miền bắc Ấn Độ.
Sau đây là lời Phật dạy Yasa về lối sống của vị Tỳ-kheo được tham khảo từ các nguồn tư liệu như: The Buddha and his teachings (Singapore Buddhist Meditation Centre); Gautama Buddha: In life and legend.
Yasa, con của một thương gia giàu có vào bậc nhất nhì ở thành phố Baranasi. Yasa sống một cuốc sống giàu sang tột bực. Cha mẹ Yasa cưng chiều cung cấp đủ hết phương tiện để sống trong các thú vui của người giàu có: nhà cao, cửa rộng, châu báu, tiền bạc, rượu mạnh, kỹ nữ, tiệc tùng, cuộc vui .
Yasa là một người con trai biết suy nghĩ. Những năm gần đây, Yasa bắt đầu thấy lợm vì cái nếp sống trác táng đó. Yasa không còn cảm thấy lạc thú gì trong cuộc sống ấy. Yasa khao khát một đời sống lành mạnh, giống như một người bị nhốt lâu trong một căn phòng kín mít khao khát khí trời.
Cả đêm hôm qua, bạn bè Yasa quy tụ để ăn uống, đàn địch và nô đùa với bọn vũ nữ. Thức dậy lúc nửa đêm Yasa nhìn thấy cảnh tượng các vũ nữ nằm ngã nghiêng, phơi bày những chân tướng không đẹp đẽ gì của họ, Yasa cảm thấy không thể nào còn tiếp tục được cuộc sống trác táng này. Yasa khoác lên người một cái áo, luồn chân vào một đôi dép và mở cửa đi ra khỏi nhà. Yasa đi ra cổng trước. Mở cửa cổng trước, Yasa đi mà không biết mình đi đâu. Yasa cứ thế mà đi trong đêm khuya, và tình cờ Yasa đi về hướng vườn Lộc Uyển. Tới đây thì trời vừa sáng và Yasa gặp Phật.
Lúc này Phật đang ngồi thiền như thói quen mọi hôm. Phật thấy một chàng thanh niên chừng ba mươi tuổi, dáng điệu thanh tú, chàng thanh niên vừa đi vừa lẩm bẩm cái gì trong miệng, khi anh ta tới gần. Phật nghe anh ta lẩm bẩm: “Thật là đáng sợ, thật là ghê tởm”. Lúc ấy, chàng thanh niên vẫn chưa thấy Phật.
Phật lên tiếng: “Không có gì đáng sợ, không có gì ghê tởm.”
Giọng Phật vọng lên rành mạch và ôn tồn trong không khí mát lạnh của buổi mai. Chàng thanh niên giật mình nhìn sang. Anh ta thấy Phật ngồi thảnh thơi trên một tảng đá, phong thái thật ung dung và trầm tĩnh.
Anh tuốt bỏ đôi dép, tiến tới trước Phật và lạy xuống, rồi anh ngồi xuống trên một hòn đá thấp bên cạnh Phật, rồi tự giới thiệu về thân thế.
Phật hỏi: “Cái gì mà đáng sợ? Cái gì mà ghê tởm?”. Phật dạy:
“Yasa cuộc đời đầy dẫy những khổ đau mà cũng đầy dẫy những hiện tượng tượng mầu nhiệm. Đắm mình trong dục lạc, điều đó chỉ có thể tàn phá sức khỏe của hình hài cũng như của tâm hồn, và lại tạo thêm khổ đau cho ta.
“Nếu biết sống một cuộc đời lành mạnh, không bị vật dục lôi cuốn, ta có thể tiếp xúc với biết bao cảnh tượng mầu nhiệm trong cuộc đời. Yasa, con hãy nhìn những thân cây đứng trong sương mù này. Đó là những hình ảnh vừa đẹp đẽ vừa mầu nhiệm. Trăng, sao, sông, núi, ánh sáng mặt trời, tiếng chim hót, tiếng suối reo … tất cả những biểu hiện đó của vũ trụ đều mầu nhiệm, đều đẹp đẽ, đều có thể cho ta những nguồn vui bất tận.
“Những niềm vui này không phá hại sức khỏe của thân thể và của tâm hồn, trái lại còn nuôi dưỡng được cho thân thể và tâm hồn. Chính thân thể và tâm hồn con cũng là những hiện tượng mầu nhiệm, con thử nhắm mắt lại, thở ra thở vào vài ba hơi, rồi mở mắt ra xem. Con thấy không? Hai mắt của con có thể nhìn thấy cây, thấy sương, thấy trời, thấy tia nắng ấm; hai mắt của con thật mầu nhiệm, vì không tiếp xúc được với hiện hữu mầu nhiệm nên đã có lúc con chán ghét ngay cả thân thể con và tâm hồn con. Có người chán ghét thân thể họ, tâm hồn họ và chán ghét luôn cả cuộc đời cho nên đã đi tự tử. Họ không biết rằng vạn hữu cũng là mầu nhiệm. Họ chỉ thấy được mặt khổ đau của vạn hữu, nhưng khổ đau không phải là bản chất của vạn hữu. Khổ đau là do thái độ sống và do cách nhìn sai lạc của con người mà có…”
Yasa là một chàng trai rất thông minh, những lời của Phật như những giọt nước mát tưới vào tâm hồn khô cạn của chàng. Rất sung sướng, chàng quỳ xuống dưới chân Phật và xin được làm học trò xuất gia của Phật.
Phật đỡ Yasa lên. Ngưòi nói:
– Người xuất gia sống một cuộc đời thanh bạch và khiêm cung, không nắm giữ tiền bạc, ngủ trong am lá hoặc dưới gốc cây, ăn bất cứ thức ăn nào xin được và mỗi ngày chỉ ăn một bữa. Con có thể sống như vậy được không?
– Lạy thầy, con có thể sống như vậy được.
Phật nói: “Người xuất gia tu học cần phai đem hết tâm tư và nghị lực để hoàn thành sự nghiệp giải thoát của mình, để có thể giúp đời và giúp người, làm vơi bớt những khổ đau trong sự sống, con có phát nguyện đi theo con đường ấy không?”
– Lạy thầy, con xin phát nguyện đi theo con đường mà thầy chỉ dạy.
– Vậy ta sẽ cho con xuất gia. Người xuất gia tu học trong giáo đoàn ta sẽ được gọi là bikkhu, nghĩa là người khất sĩ. Mỗi ngày đi xin thực phẩm là để tự nuôi sống mình để tập đức khiêm cung, và cũng để có cơ hội tiếp xúc với con người mà hướng dẫn họ trên con đường đạo hạnh.
–
The Buddha taught Yasa
Yasa was the sixth bhikkhu in the Buddha’s sangha, achieve arahanthood in the Buddha life. Yasa lived in what is now Uttar Pradesh and Bihar in northern India.
The following is the Buddha’s teaching Yasa about the life of bikhhu from sources such as The Buddha and his teachings (Singapore Buddhist Meditation Centre); Gautama Buddha: In life and legend, please read it.
Yasa, the son of one of the wealthiest and most reputable merchants in Varanasi. Yasa had always enjoyed a life of splendor and ease. His parents catered to his every whim, providing him with every kind of pleasure, including a handsome manor, jewels, money, wine, courtesans, banquets, and parties.
But Yasa, a sensitive and thoughtful young man, had begun to feel suffocated by this life of pleasure and could no longer find any contentment in it. He was like a person locked in a room without windows; he longed for some fresh air, for a simple, wholesome life.
The night before, Yasa and some friends had gathered to feast, drink, play music, and be entertained by lovely young courtesans. In the middle of the night, Yasa woke up and looked at his friends and the young women sprawled out asleep. At that moment he knew he could not continue to live that way. He threw a cloak over his body, slipped on a pair of sandals, and walked out the front gate, not even knowing where he would go. He had wandered aimlessly all night until by chance he found himself in the Deer Park of Isipatana. And now as the sun rose, he sat facing the Buddha.
It was the Buddha’s custom to rise early and to sit, when was sitting in meditation, he saw a handsome, elegantly dressed man in his late twenties, half-hidden in the morning mist. The Buddha sat on a large rock, and when the man approached quite close to the rock, still unaware of the Buddha, he mumbled: “Disgusting! Repulsive!”
The Buddha spoke up: “There is nothing disgusting. There is nothing repulsive.”
The man stopped in his tracks. The Buddha’s voice was clear and soothing, and the man looked up to see the Buddha sitting there, relaxed and serene.
The young man removed his sandals and bowed deeply before the Buddha. Then he sat on a nearby rock , then introduce himself.
The Buddha asked: “What is so disgusting? What is so repulsive?” The Buddha counselled him:
“Yasa, this life is filled with suffering, but it is also filled with many wonders. To drown in sensual pleasures is bad for the health of both body and mind.
“If you live simply and wholesomely, not ruled by desires, it is possible to experience the many wonders of life. Yasa, look around you. Can you see the trees standing in the morning mists? Are they not beautiful? The moon, the stars, the rivers, the mountains, the sunlight, the songs of birds, and the sounds of bubbling springs are all manifestations of a universe which can provide us with endless happiness.
“The happiness we receive from these things nourishes mind and body. Close your eyes, and breathe in and out a few times. Now open them. What do you see? Trees, mist, sky, rays of sunlight. Your own two eyes are wonders. Because you have been out of touch with wonders like these, you have come to despise your mind and body. Some people despise their own minds and bodies so much they want to commit suicide. They see only the suffering in life. But suffering is not the true nature of the universe. Suffering is the result of the way we live and of our erroneous understanding of life.”
The Buddha’s words touched Yasa like fresh drops of cool dew to soothe his parched heart. Overcome with happiness, he prostrated before the Buddha and asked to become a disciple.
The Buddha helped him up and said:
– A monk lives a simple and humble life. He has no money. He sleeps in a grass hut or beneath the trees. He eats only what he receives from begging, and he eats only one meal a day. Can you live such a life?”
– Yes, Master, I would be happy to live such a life.
The Buddha continued, “A monk devotes his mind and body to realize liberation, in order to help himself and all others. He concentrates his efforts to help relieve suffering. Do you vow to follow such a path?”
– Yes, Master, I vow to follow such a path.
– Then I accept you as my disciple. A disciple in my community is known as a bhikkhu, a beggar. Every day you will go to beg your food in order to nourish yourself, to practice humility, and to be in touch with others in order to show them the Way.
HOÀNG PHƯỚC ĐẠI