Lòng Từ Bi: Sự đoàn kết mọi con tim – Song ngữ Anh-Việt (Tâm Kiểm chuyển ngữ)

LÒNG TỪ BI:
SỰ ĐOÀN KẾT MỌI CON TIM

Khát vọng căn bản nhất của tất cả mọi người là được sống hạnh phúc. Tuy nhiên, xã hội loài người được định hình bởi những lực lượng hoạt động mạnh mẽ đang chống lại khát vọng căn bản này: từ bạo lực tràn lan, tàn phá môi trường vô lối, đến sự bóc lột đã tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc giữa con người với nhau.

Đạo Phật làm sáng tỏ những nguyên nhân nội tại của cuộc sống con người đã dẫn dắt chúng ta đến việc tạo ra một thực tế không mong muốn như vậy. Theo tư tưởng Phật Giáo, một trong những ham muốn độc ác và mạnh mẽ nhất vốn có trong đời người là ham muốn quyền lực đối với người khác, ham muốn khuất phục người khác theo ý mình. Trong điều kiện này, bản ngã nhận thấy biểu hiện không kiềm chế và phá hoại nhất của nó, coi những người khác chỉ đơn giản như một phương tiện để thỏa mãn các mục tiêu ích kỷ.

Phật Giáo ví sự bốc đồng độc đoán, bóc lột này là ‘Quỷ vương’. Dấu ấn của nó hiện rõ khắp mọi nơi trên thế giới của chúng ta. Nhận thức được sức lan tỏa của sự thúc bách này, Nichiren đã mô tả thế giới là lãnh địa của quỷ vương và tất cả mọi người đều nằm dưới sự cai trị của quỷ này.

Lòng từ bi của Phật Giáo có thể được mô tả một cách ngắn gọn như mong muốn làm giảm đau khổ và ban vui. Nhưng nếu bản chất con người là nguyên nhân của các vấn đề toàn cầu nghiêm trọng nhất của chúng ta, thì nó cũng là nguồn gốc của giải pháp nền tảng. Năng lượng đối kháng với khía cạnh hủy hoại bản chất con người và những đau khổ mà nó gây ra là lòng trắc ẩn. Từ bi, một ý thức đoàn kết với người khác – với tất cả cuộc sống – phát khởi từ mong muốn cùng nhau hạnh phúc và phát triển, là trái tim và nguồn gốc của Phật Giáo.

Trong các văn bản gốc của Phật Giáo bằng tiếng Phạn, khái niệm về lòng từ bi được mô tả bằng các từ maitri và anukampa. Maitri chỉ ra một cảm giác liên kết với những người khác; anukampa mô tả một sự đồng cảm sâu sắc nảy sinh khi đối mặt với đau khổ và dẫn đến hành động. Khi đó, lòng từ bi của Phật Giáo có thể được mô tả một cách ngắn gọn như mong muốn làm giảm đau khổ và ban vui.

Lòng trắc ẩn thường được coi là tương tự như sự thương hại, nhưng trong khi lòng thương hại có thể là sự nhu nhược, lòng trắc ẩn nảy sinh từ ý thức về sự bình đẳng và liên kết với nhau của cuộc sống. Lòng từ bi bắt nguồn từ sự tôn trọng phẩm giá vốn có của cuộc sống – của chúng ta và của những người khác – và mong muốn thấy phẩm giá đó thăng hoa, như Daisaku Ikeda viết: “Lòng từ bi chân chính của Phật Giáo không liên quan gì đến tình cảm hay sự thương hại đơn thuần. Điều này là do tình cảm hoặc sự thương hại đơn thuần không thể giúp người kia đạt được chiến thắng trong cuộc sống; nó không thể thực sự làm giảm đau khổ và truyền đạt niềm vui”. Bởi vì lòng trắc ẩn chân chính là trao trách nhiệm cho người khác, giúp họ mở ra sức mạnh và lòng dũng cảm từ bên trong cuộc sống của họ để vượt qua vấn đề của họ, nên đôi khi nó có thể tỏ ra nghiêm khắc hoặc mâu thuẫn. Ví dụ, mặc dù việc giải quyết một tình huống khó khăn cho ai đó có vẻ từ bi nhưng nếu điều này khiến họ trở nên yếu hơn và kém tự chủ hơn, thì điều này sẽ không góp phần vào hạnh phúc thực sự của họ trong cuộc sống. Bản chất của lòng từ bi là sự truyền trao trách nhiệm. Nỗ lực khuyến khích người khác có hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể của họ là điều làm nảy sinh sự khôn ngoan. Từ bi và trí tuệ vì thế có quan hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, ngay cả những hành động tử tế nhỏ cũng đòi hỏi một mức độ can đảm.

[………]

Sự biến đổi của xã hội chỉ có thể xảy ra thông qua sự biến đổi của lòng người. Một cuộc sống dựa trên lòng trắc ẩn có nghĩa là một niềm tin vững chắc vào tiềm năng chưa được thực hiện của người khác và của chính chúng ta.

Thật dễ dàng chối bỏ bản thân và người khác khi đối mặt với sự thất bại và dại dột của mình; mất niềm tin vào con người như vậy là đặc điểm của thế giới đầy khó khăn của chúng ta ngày nay. Tiếp tục tin tưởng và khuyến khích lòng tốt và tiềm năng bẩm sinh trong cuộc sống của chúng ta và của người khác là cốt lõi trong triết lý của Phật Giáo. Đó cũng là nền tảng của một sự lạc quan vững chắc mà mọi người có thể dựa vào đó để hành động nhằm mang lại sự thay đổi tích cực trong thế giới của chúng ta./.

TÂM KIỂM lược dịch.

oOo

NGUYÊN TÁC:

Compassion: Solidarity of the Heart

The most basic wish of all people is to live happily. Yet human society is shaped by forces that work powerfully against this basic desire: from pervasive violence, to wanton environmental destruction, to the exploitation that structures such deep inequalities between people.

Buddhism sheds light on the inner dynamics of human life that lead us to create such an undesirable reality. One of the most pernicious and powerful desires inherent in human life, according to Buddhist thought, is the desire for power over others, the urge to subjugate other people to our will. In this condition, the ego finds its most unrestrained and destructive expression, regarding others simply as a means to satisfy its selfish objectives.

Buddhism symbolically personifies this exploitative, authoritarian impulse as the Devil King of the Sixth Heaven. Its imprint is evident everywhere in our world. Recognizing the rampancy of this impulse, Nichiren, the 13th-century founder of the Buddhism practiced by the Soka Gakkai, described the world as the domain of the devil king, and all people as being under the rule of this devil.

Buddhist compassion could be succinctly described then as the desire to relieve suffering and to give joy. But if human nature is the cause of our most dire global problems, it is also the source of the fundamental solution. The countervailing force to the destructive aspect to human nature and the suffering it engenders is compassion. Compassion, a sense of solidarity with others—with all life—arising from a wish for mutual happiness and growth, is the heart and origin of Buddhism.

In the original Sanskrit Buddhist texts, the concept of compassion is described by the words maitri and anukampa. Maitri indicates a sense of fellowship with others; anukampa describes a deep empathy that arises in the encounter with suffering and which gives rise to action. Buddhist compassion could be succinctly described then as the desire to relieve suffering and to give joy.

Compassion is often thought of as akin to pity, but whereas pity may be condescending, compassion springs from a sense of the equality and interconnectedness of life. Compassion is rooted in respect for the inherent dignity of life—our own and others’—and a desire to see that dignity triumph. As Daisaku Ikeda writes, “True Buddhist compassion has nothing to do with sentimentality or mere pity. This is because sentimentality or mere pity cannot help the other person achieve victory in life; it cannot truly relieve suffering and impart joy”. Because genuine compassion is about empowering others, helping them unlock strength and courage from within their lives in order to overcome their problems, it may sometimes appear stern or contradictory. For example, although resolving a difficult situation for someone may seem compassionate, if this ends up making them weaker and less self-reliant, this will not contribute to their actual happiness in life. The essence of compassion is empowerment.

The effort to offer others effective encouragement for their specific circumstances is what gives rise to wisdom. Compassion and wisdom are thus closely related. Furthermore, even small acts of kindness require a degree of courage.

Nichiren established the practice of chanting Nam-myoho-renge-kyo as a practical means for people to bring forth the strength and rich potential of their humanity and live with confidence and joy. Sharing this practice with others is therefore the most essential act of compassion for practitioners of Nichiren Buddhism.

The transformation of society can only occur through a transformation of people’s hearts. A life based on compassion means a staunch belief in the unrealized potential of others and ourselves. It is easy to give up on ourselves and others in the face of our failure and foolishness; such loss of faith in humanity is characteristic of our troubled world today. To continue to believe in and encourage the innate goodness and potential of our own and others’ lives is the core of the philosophy of Nichiren Buddhism. It is also the bedrock of a firm optimism upon which all people can base their actions to bring about positive change in our world.

(Courtesy July 2010 issue of the SGI Quarterly)

Tâm Kiểm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.