Sáng nay, thứ Hai đầu tuần (6.10.2014), cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và quần chúng Hong Kong đòi dân chủ nổ ra dài ngày tại khu trung tâm Đặc Khu Hành Chánh tuy chưa hoàn toàn giải tán hết người nhưng đa số đã trở về sinh hoạt bình thường: đi học, đi làm… Trên các bức tường, những biểu tượng của cuộc biểu tình vẫn còn nguyên vẹn chưa bị ai bôi xoá, tháo gở. Hiện chúng ta chưa biết sắp tới động thái của lực lượng biểu tình và nhà chức trách sẽ như thế nào.
Trong lúc chờ đợi thông tin về những sự kiện mới, chúng ta hãy điểm lại những hình ảnh, những khoảnh khắc ấn tượng thú vị, biểu hiện nền văn hoá, nhân bản, văn minh và sự kỷ luật đáng khen của những người biểu tình và cả những người thuộc lực lượng võ trang của nhà chức trách có mặt trong những ngày xảy ra biểu tình.
Người biểu tình thắp sáng một góc phố thuộc quận trung tâm, cùng nhau ca hát, thu dọn vệ sinh mỗi sáng, dùng những chiếc dù để bảo vệ bản thân là những hình ảnh ấn tượng từ phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong bắt đầu từ hôm 22/9/2014, với đợt bãi khóa dài một tuần của hàng nghìn học sinh, sinh viên. Tình hình căng thẳng lên tới đỉnh điểm hôm 28/9 khi phong trào Occupy Central thông báo triển khai chiến dịch “bất tuân dân sự” sớm hơn dự kiến ba ngày. Hàng chục ngàn người đổ ra đường chiếm nhiều đường phố chính. Cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay, dùi cui điện nhằm giải tán đám đông. Ảnh: CNN.
Để chống lại hơi cay của lực lượng cảnh sát, người biểu tình phải dùng đến cả những vật dụng hết sức thô sơ, trong đó phải kể đến những chiếc dù. Chúng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho phong trào, nhiều người gọi đây là “cuộc cách mạng cây dù”. Ảnh: AP.
Hình ảnh cây dù cũng được SVHS Hong Kong và thanh niên yêu dân chủ các quốc gia khác nhanh chóng thiết kế thành như một biểu tượng của cuộc tranh đấu cùng với dãi ruy-băng vàng – biểu tượng chính thức – mà người tham dự biểu tình và ủng hộ cuộc biểu tình mang trên mình và trang trí ở nhiều nơi tại Hong Kong.
Người biểu tình che chắn cẩn thận để đối phó với hơi cay của cảnh sát. Họ đeo kính bơi được gia cố thêm lớp ni lông bên ngoài, mặc áo mưa, đeo khẩu trang y tế nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của hơi cay. Ảnh: AP.
Sau đêm cao trào với những cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình, tối 29/9/2014, hàng chục ngàn người Hong Kong đứng bên nhau, thắp sáng cả khu trung tâm của Đặc Khu Hành Chánh bằng ánh đèn từ điện thoại di động và cùng nhau hát vang những bài ca ca ngợi tự do. Ảnh: AFP.
Cơn mưa nặng hạt cũng không thể làm suy giảm tinh thần đấu tranh của hàng chục ngàn người biểu tình trên đường phố Hong Kong. Những chiếc dù họ dùng để chắn hơi cay từ cảnh sát giờ được mang ra để che mưa. Ảnh: AP.
Họ cũng căng cả những tấm bạt lên để che mưa và bám trụ giữa đường phố dưới con mưa lớn.
Một chiếc xe tải tham gia cuộc biểu tình gắn đầy biểu ngữ đòi quyền dân chủ.
Hình ảnh cuộc biểu tình nhìn từ trên cao và các tấm không ảnh được chụp từ một trực thăng.
Những cảnh sát mệt lả nằm ngủ trên vỉa hè sau đêm đầu tiên của chiến dịch Occupy Central. Ảnh: EPA.
Và lực lượng biểu tình cũng ngủ tại chỗ, nơi “chiến tuyến” của họ.
Lương thực đã được chuẩn bị và được tiếp tế từ những cá nhân cảm tình, các tổ chức thiện nguyện đưa đến, bảo vệ kỷ lưỡng tại nơi biểu tình, dự trù cho một kế hoạch “ăn ở” đường phố dài ngày.
Một sinh viên trẻ ngồi co quắp giữa đống đồ dùng và ăn vội hộp cơm để lấy sức sau nhiều giờ biểu tình trên đường phố. Ảnh: AP.
Điều đặc biệt là phong trào biểu tình được thực hiện một cách sạch sẽ và văn minh. Người biểu tình dành phần lớn buổi sáng để dọn rác từ đêm hôm trước. Các sinh viên thu dọn những mẩu thuốc lá, chai nhựa; số khác phân phát đồ ăn sáng.Ảnh: EPA.
Joshua Wong (đeo kính, áo đen), mới 17 tuổi nhưng là một trong những lãnh đạo của phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong. Sinh viên bắt chéo tay làm thành biểu tượng trong cuộc biểu tình, cho thấy họ không đồng ý với chính quyền và đồng thời không có vũ khí trong tay. Ảnh: Reuters.
Một hình ảnh thật đẹp! Người biểu tình dùng chiếc dù của mình che mưa cho các nhân viên cảnh sát. Dưới cơn mưa dường như họ đã xích lại gần nhau hơn chăng? Ảnh: Hong Kong News.
Từ hình ảnh người biểu tình che dù cho cảnh sát nói trên, sau đó mấy ngày, một người có tên là Milk đã tạo ra một bức tượng cao chừng 3 mét, ghép bằng những mảnh gỗ, thể hiện một người đàn ông đang cầm dù. Ông cho biết ý tưởng của bức tượng được lấy cảm hứng từ tấm ảnh một người biểu tình cầm dù che cho viên cảnh sát đang có mặt thi hành nhiệm vụ tại cuộc biểu tình trong cơn mưa. Bức tượng này tương tự như bức tượng Goddess of Democracy đã từng được dựng lên tại Tarmar.
Hôm 4/9/2014, khoảng 1.000 người đổ ra đường phố ở quận thương mại Mongkok, Hong Kong, phản đối phong trào Occupy Central. Xô xát giữa phe biểu tình đòi dân chủ và phe phản đối biểu tình nổ ra mạnh mẻ.
Một người đàn ông bị ngất xỉu trong lúc hai phe ủng hộ và phản đối biểu tình xảy ra xung đột. Ảnh: Reuters.
Máu đã đổ! Trong ảnh dưới là một nam thanh niên đòi dân chủ bị thương được cảnh sát dẫn đi. Nhiều người cho rằng những kẻ côn đồ thuộc “Hội Tam Hoàng” – một băng xã hội đen từ Trung Quốc – đã ra tay đánh đập dân chúng nhưng cảnh sát không hề can thiệp. Tuy nhiên, quan chức cảnh sát cao cấp Kong Man-keung đã lên tiếng bác bỏ những chỉ trích này. Ảnh: Reuters.
Ông Paul Zimmerman, Ủy Viên Hội Đồng quận, giơ cao chiếc dù màu vàng khi Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh và quan khách nâng ly chúc mừng sau lễ thượng kỳ hôm 1/10/2014. Ảnh: Reuters.
Chiếc dù và gương mặt của Paul Zimmerman. Ảnh: SCMP.
— oOo —
Còn bên dưới đây là bản tin của thông tấn BBC về việc cuộc biểu tình đã tạm lắng xuống hôm nay, thứ Hai 6.10.2014.
QUANG MAI
Sưu tầm từ internet.