101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do Thiền Sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919 gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ XIX, XX và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do Thiền Sư người Nhật là Mujū (無住 – Vô Trú) viết vào thế kỷ XIII. “101 Zen Stories” sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones”. Thư Viện GĐPT sẽ tuần tự đăng tải 101 mẫu chuyện này theo danh mục dưới đây (và sẽ giữ nguyên tiêu đề các bản dịch Anh ngữ):
1. Tách trà.
2. Nhặt ngọc trong bùn.
3. Thật vậy à?!
4. Biết vâng lời.
5. Hãy yêu công khai.
6. Chẳng động lòng thương.
7. Thông báo.
8. Sóng lớn.
9. Không trộm được mặt trăng.
10. Bài thơ cuối cùng của Hoshin.
11. Chuyện đời Shunkai.
12. Ông Tàu vui vẻ.
13. Một ông Phật.
14. Quảng đường lầy lội.
15. Hai mẹ con.
16. Không xa quả Phật.
17. Nói ít hiểu nhiều.
18. Một dụ ngôn.
19. Kiệt tác.
20. Lời khuyên của mẹ.
21. Tiếng vỗ của một bàn tay.
22. Trái tim bốc lửa.
23. Eshun ra đi.
24. Tụng kinh.
25. Ba ngày nữa.
26. Tranh luận không lời.
27. Âm hưởng chân thật.
28. Mở kho báu của chính mình.
29. Không nước, không trăng.
30. Danh thiếp.
31. Mọi thứ đều nhất.
32. Mỗi khắc một phân vàng.
33. Bài học bàn tay.
34. Nụ cười cuối đời.
35. Thiền miên mật.
36. Mưa hoa.
37. Ấn hành kinh điển.
38. Hành trạng của Gisho.
39. Ngủ ngày.
40. Trong cõi mộng.
41. Thiền của Triệu Châu.
42. Người chết trả lời.
43. Thiền trong kiếp ăn mày.
44. Dạy kẻ trộm thành môn đồ.
45. Đúng và sai.
46. Cỏ cây giác ngộ.
47. Họa sĩ tham lam.
48. Độ chính xác.
49. Phật mũi đen.
50. Liễu ngộ.
51. Món miso ngon hơn.
52. Ánh sáng có thể tắt.
53. Người cho phải cám ơn.
54. Di thư.
55. Vị trà sư và kẻ mưu sát.
56. Con đường chân thật.
57. Cửa thiên đường đang mở.
58. Bắt giam Phật đá.
59. Chiến binh của nhân từ.
60. Đường hầm.
61. Thiền sư và Hoàng đế.
62. Số mệnh trong bàn tay.
63. Giết hại.
64. Toát mồ hôi.
65. Trừ ma.
66. Bầy con của Thiên Hoàng.
67. Con làm gì vậy? Thầy nói gì vậy?
68. Nốt nhạc Thiền.
69. Nuốt cả lỗi lầm.
70. Vô giá.
71. Học im lặng.
72. Lãnh chúa ngu ngốc.
73. Mười truyền nhân.
74. Chuyển hóa.
75. Giận dữ.
76. Tảng đá trong tâm.
77. Không vướng bụi trần.
78. Thịnh vượng thật.
79. Lư hương.
80. Phép mầu.
81. Ngủ đi.
82. Chẳng có gì hiện hữu.
83. Không làm không ăn.
84. Tri kỷ.
85. Đến lúc chết.
86. Ông Phật Sống và người thợ đóng thùng tắm.
87. Ba loại đệ tử.
88. Làm sao để làm một bài thơ Tàu.
89. Đối thoại thiền.
90. Gõ đầu lần cuối.
91. Nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo.
92. Thiền đũa bếp.
93. Thiền của người kể chuyện.
94. Một chuyến đi đêm.
95. Thư gởi người sắp chết.
96. Một giọt nước.
97. Điều rốt ráo.
98. Không vướng mắc.
99. Chua như dấm.
100. Ngôi chùa tĩnh lặng.
101. Pháp thiền của Phật.
Giai thoại 2: NHẶT NGỌC TRONG BÙN
Thiền sư Gudo là bậc thầy của vị hoàng đế đương thời. Dù vậy, ngài thường du phương hoằng hóa, một mình đi khắp đó đây như một vị tăng khất thực. Một hôm, ngài đang trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của chính quyền quân sự thời ấy. Khi sắp đến ngôi làng nhỏ Takenaka thì trời đã tối và mưa tầm tã.
Thiền sư bị ướt đẫm trong mưa, đôi dép rơm của ngài rách tả tơi. Đến một ngôi nhà gần làng, ngài nhìn thấy có khoảng bốn, năm đôi dép để nơi cửa sổ. Ngài định ghé vào mua một đôi khô ráo.
Người phụ nữ trong nhà biếu ngài đôi dép và nhận thấy ngài bị ướt sũng nên mời ngài trú lại qua đêm. Thiền sư nhận lời và cảm ơn bà. Ngài vào nhà và đọc kinh trước bàn thờ của gia đình. Sau đó, ngài được giới thiệu với mẹ và các con của người phụ nữ. Nhận thấy cả nhà đều có vẻ buồn bã, thiền sư liền hỏi họ xem có việc gì bất ổn không.
Người phụ nữ thưa với ngài: “Chồng của con là người mê cờ bạc và nghiện rượu. Lúc có vận may được bạc, anh ta uống say và đánh đập vợ con. Lúc đen đủi thua bạc, anh ta vay mượn tiền người khác. Thỉnh thoảng anh ta uống đến say mềm và không về nhà. Con biết làm sao đây?”
Ngài Gudo nói: “Tôi sẽ giúp anh ta. Chị cầm lấy ít tiền đây và mua cho tôi bình rượu ngon với đồ nhắm. Rồi chị có thể đi nghỉ, tôi sẽ ngồi thiền trước bàn thờ.”
Khi người đàn ông về nhà vào khoảng nửa đêm, anh ta say khướt, la lối: “Này bà, tôi đã về rồi! Nhà có gì ăn không?”
Thiền sư lên tiếng: “Tôi có đồ ăn cho anh đây. Tôi bị mắc mưa và vợ anh đã tử tế mời tôi nghỉ chân qua đêm. Để đáp lại, tôi có mua về đây ít rượu và cá, anh có thể dùng.”
Người đàn ông hài lòng lắm, lập tức ngồi vào đánh chén cho đến khi ngã lăn ra sàn nhà. Ngài Gudo ngồi thiền ngay cạnh anh ta.
Sáng ra, khi tỉnh dậy thì người chồng đã quên sạch chuyện đêm qua nên hỏi ngài Gudo, khi ấy vẫn còn đang ngồi thiền: “Ông là ai? Ông từ đâu đến đây?”
Thiền sư đáp: “Tôi là Gudo ở Kyoto, đang trên đường đến Edo.”
Nghe tên vị Quốc sư, người đàn ông vô cùng hổ thẹn, hết lời xin ngài tha lỗi.
Ngài Gudo mỉm cười dạy: “Mọi thứ trên đời này đều vô thường. Cuộc sống rất ngắn ngủi. Nếu anh cứ tiếp tục cờ bạc rượu chè, anh sẽ không có thời gian để tự mình đạt được bất cứ điều gì khác, và cũng gây ra nhiều khổ đau cho gia đình.”
Người đàn ông chợt thức tỉnh như vừa ra khỏi một giấc mơ. Anh ta nói: “Thầy dạy chí phải. Làm sao con có thể đền đáp ơn thầy đã dạy dỗ thức tỉnh con. Xin cho con mang hành lý tiễn thầy một đoạn ngắn.”
Thiền sư chấp thuận: “Được, tùy ý anh vậy.”
Hai người khởi hành. Sau khi đi được khoảng ba dặm, ngài Gudo bảo anh ta quay về.
Anh ta nài nỉ: “Xin đi thêm năm dặm nữa thôi.”
Và họ tiếp tục đi, cho đến khi ngài Gudo quay sang bảo anh ta: “Giờ thì anh trở về được rồi.”
Người đàn ông đáp lại: “Xin cho con tiễn thầy mười dặm nữa.”
Khi đã đi thêm được mười dặm, thiền sư bảo: “Bây giờ anh hãy về đi.”
Người đàn ông quả quyết: “Không, con sẽ đi theo thầy suốt quãng đời còn lại của con.”
Các thiền sư Nhật thời hiện đại có nguồn gốc truyền thừa từ một vị thiền sư lỗi lạc nối pháp ngài Gudo. Vị thiền sư ấy có tên là Mu-nan, nghĩa là “người không bao giờ quay lại”.
Finding a Diamond on a Muddy Road
Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his way to Edo, the cultural and political center of the shogun ate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling.
Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones.
The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him in to remain for the night in her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He was then introduced to the women’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.
“My husband is a gambler and a drunkard,” the housewife told him. “When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?”
“I will help him,” said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before the shrine.
“When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?”
“I have something for you,” said Gudo. “I happened to be caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them.”
The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.
In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?” he asked Gudo, who was still meditating.
“I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo,” replied the Zen master.
The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent,” he explained.
“Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too.
“The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right,” he declared. “How can I ever repay you for this wonderful teaching! Let me see you off and carry your things a little way.”
“If you wish,” assented Gudo.
The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles,” he begged Gudo. They continued on.
“You may return now,” suggested Gudo.
“After another ten miles,” the man replied.
“Return now,” said Gudo, when the ten miles had been passed.
“I am going to follow you all the rest of my life,” declared the man.
Modern Zen teachings in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turnedback.
1 phản hồi
THỜI ĐIỂM “người đàn ông vô cùng hổ thẹn” là thời điểm then chốt, lúc đó tâm anh chàng tự nhiên khai mở, khai mở do duyên và nhân đã có từ trước, mà chúng ta tự hiểu vì câu chuyện không nói đến, (như khi Thầy Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để lấy lại Y Bát, đến khi thấy Y Bát thì tự nhiên sực tỉnh và nói “đến vì Pháp chứ không phải vì Y Bát”, còn vấn đề chàng ta đi theo Quốc Sư như thế ở trong truyện, chỉ là việc tất yếu phải đến mà thôi.