101 Truyện Thiền (101 Zen Stories) là quyển sách do Thiền Sư Nyogen Senzaki tổng hợp năm 1919 gồm các truyện và công án thiền thời thế kỷ XIX, XX và bản dịch của Shasekishū (Sand and Pebbles), do Thiền Sư người Nhật là Mujū (無住 – Vô Trú) viết vào thế kỷ XIII. “101 Zen Stories” sau đó được Paul Reps in lại dưới tên “Zen Flesh, Zen Bones”. Thư Viện GĐPT sẽ tuần tự đăng tải 101 mẫu chuyện này theo danh mục dưới đây (và sẽ giữ nguyên tiêu đề các bản dịch Anh ngữ):
1. Tách trà.
2. Nhặt ngọc trong bùn.
3. Thật vậy à?!
4. Biết vâng lời.
5. Hãy yêu công khai.
6. Chẳng động lòng thương.
7. Thông báo.
8. Sóng lớn.
9. Không trộm được mặt trăng.
10. Bài thơ cuối cùng của Hoshin.
11. Chuyện đời Shunkai.
12. Ông Tàu vui vẻ.
13. Một ông Phật.
14. Quảng đường lầy lội.
15. Hai mẹ con.
16. Không xa quả Phật.
17. Nói ít hiểu nhiều.
18. Một dụ ngôn.
19. Kiệt tác.
20. Lời khuyên của mẹ.
21. Tiếng vỗ của một bàn tay.
22. Trái tim bốc lửa.
23. Eshun ra đi.
24. Tụng kinh.
25. Ba ngày nữa.
26. Tranh luận không lời.
27. Âm hưởng chân thật.
28. Mở kho báu của chính mình.
29. Không nước, không trăng.
30. Danh thiếp.
31. Mọi thứ đều nhất.
32. Mỗi khắc một phân vàng.
33. Bài học bàn tay.
34. Nụ cười cuối đời.
35. Thiền miên mật.
36. Mưa hoa.
37. Ấn hành kinh điển.
38. Hành trạng của Gisho.
39. Ngủ ngày.
40. Trong cõi mộng.
41. Thiền của Triệu Châu.
42. Người chết trả lời.
43. Thiền trong kiếp ăn mày.
44. Dạy kẻ trộm thành môn đồ.
45. Đúng và sai.
46. Cỏ cây giác ngộ.
47. Họa sĩ tham lam.
48. Độ chính xác.
49. Phật mũi đen.
50. Liễu ngộ.
51. Món miso ngon hơn.
52. Ánh sáng có thể tắt.
53. Người cho phải cám ơn.
54. Di thư.
55. Vị trà sư và kẻ mưu sát.
56. Con đường chân thật.
57. Cửa thiên đường đang mở.
58. Bắt giam Phật đá.
59. Chiến binh của nhân từ.
60. Đường hầm.
61. Thiền sư và Hoàng đế.
62. Số mệnh trong bàn tay.
63. Giết hại.
64. Toát mồ hôi.
65. Trừ ma.
66. Bầy con của Thiên Hoàng.
67. Con làm gì vậy? Thầy nói gì vậy?
68. Nốt nhạc Thiền.
69. Nuốt cả lỗi lầm.
70. Vô giá.
71. Học im lặng.
72. Lãnh chúa ngu ngốc.
73. Mười truyền nhân.
74. Chuyển hóa.
75. Giận dữ.
76. Tảng đá trong tâm.
77. Không vướng bụi trần.
78. Thịnh vượng thật.
79. Lư hương.
80. Phép mầu.
81. Ngủ đi.
82. Chẳng có gì hiện hữu.
83. Không làm không ăn.
84. Tri kỷ.
85. Đến lúc chết.
86. Ông Phật Sống và người thợ đóng thùng tắm.
87. Ba loại đệ tử.
88. Làm sao để làm một bài thơ Tàu.
89. Đối thoại thiền.
90. Gõ đầu lần cuối.
91. Nếm mùi lưỡi kiếm của Banzo.
92. Thiền đũa bếp.
93. Thiền của người kể chuyện.
94. Một chuyến đi đêm.
95. Thư gởi người sắp chết.
96. Một giọt nước.
97. Điều rốt ráo.
98. Không vướng mắc.
99. Chua như dấm.
100. Ngôi chùa tĩnh lặng.
101. Pháp thiền của Phật.
Giai thoại 8: SÓNG LỚN
Vào đầu thời Minh Trị (1868-1912), có một nhà đô vật nổi tiếng tên là O-nami, trong tiếng Nhật có nghĩa là “những đợt sóng lớn”.
O-nami vừa có sức mạnh cực kỳ, vừa giỏi thuật đô vật. Trong những trận đấu không có người xem, anh ta đánh bại cả thầy dạy, nhưng khi thi đấu trước công chúng, anh ta lại quá bối rối đến nỗi để thua cả những học trò của chính mình!
O-nami cảm thấy nên tìm đến sự giúp đỡ của một vị thiền sư. Khi ấy, có một vị tăng hành cước là Hakuju đang dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ gần đó. O-nami liền tìm đến bái kiến và trình bày với ngài những bất ổn của mình.
Vị thiền sư bảo: “Tên anh có nghĩa là ‘những đợt sóng lớn’, vậy đêm nay anh hãy ở lại chùa này, cố hình dung mình là những đợt sóng lớn đó. Hãy nghĩ rằng anh không còn là một nhà đô vật luôn lo lắng, sợ sệt nữa, mà là những đợt sóng lớn cuốn phăng đi mọi thứ ở phía trước, nhấn chìm tất cả những gì cản đường. Hãy làm đúng như thế và anh sẽ trở thành nhà đô vật vĩ đại nhất nước.”
Rồi vị thiền sư đi nghỉ. O-nami ngồi xuống thiền định, cố hình dung chính mình là những đợt sóng lớn. Ban đầu, anh nghĩ đến rất nhiều chuyện, nhưng dần dần cảm giác mình là những đợt sóng ngày càng lớn dần lên trong anh. Càng về khuya, những đợt sóng càng lớn hơn, rồi lớn hơn nữa. Chúng cuốn phăng đi những bó hoa cắm trong các độc bình. Ngay cả tượng Phật trên điện thờ cũng bị nhấn chìm trong sóng nước. Trước khi trời sáng, anh đã cảm thấy cả ngôi chùa không còn gì khác ngoài những đợt sóng tràn của mặt biển mênh mông.
Sáng ra, vị thiền sư nhìn thấy O-nami vẫn còn đang ngồi thiền, một nụ cười thoáng nhẹ trên khuôn mặt. Ngài vỗ nhẹ lên vai nhà đô vật và nói: “Giờ thì không còn gì có thể làm cho anh bối rối được nữa. Anh chính là những đợt sóng lớn, anh sẽ cuốn phăng đi mọi thứ ở phía trước.”
Ngay trong ngày đó, O-nami tham gia những trận đấu vật và đều chiến thắng. Từ đó về sau, khắp nước Nhật không còn ai có thể đánh bại được anh.
Great waves
In the early days of the Meiji era there live a well-known wrestler called O-nami, Great Waves.
O-nami was immensely strong and knew the art of wrestling. In his private bouts he defeated even his teacher, but in public he was so bashful that his own pupils threw him.
O-nami fell he should go to a Zen master for help. Hakuju, a wandering teacher, was stopped in a little temple nearby, so O-nami went to see him and told him of his trouble.
“Great Waves is your name,” the teacher advised, “so stay in this temple tonight, imaging that you are those billows. You are no longer wrestler who is afraid. You are those huge waves sweeping everything before them, swallowing all in their path. Do this and you will be the greatest wrestler in the land.”
The teacher retired. O-nami sat in meditation trying to imagine himself as waves. He thought of many different things. Then gradually turned more and more to the feeling of the wave. As the night advanced the waves became huger and huger. They swept away the flowers in their vases. Even the Buddha in the shrine was inundated. Before dawn the temple was nothing but the ebb and flow of an immense sea.
In the morning the teacher found O-nami meditating, a faint smile on his face. He patted the wrestler’s shoulder. “Now nothing can disturb yon,” he said. “You are those waves. You will sweep everything before you.”
The same day O-nami entered the wrestling contests and won. After that, no one in Japan was able to defeat him.