MỘT BÀI THƠ
Thiền Sư Song Khê – Bố Nạp và Thiền Sư Khế Tung là bạn thân với nhau, hai vị đều đã thấu triệt tâm thiền. Một hôm, Thiền Sư Khế Tung đùa nghịch dùng bài thơ truy điệu gởi cho Thiền Sư Bố Nạp:
Kế Tổ đời ta đây
Sanh duyên quy tắc này
Trọn đời thường tại đạo
Biết bệnh biếng tìm thầy.
Dáng xưa bút khó tả
Tình cao chẳng ai hay
Mây từ bủa đâu nhỉ?
Thích hợp trăng tròn đầy.
Khi Thiền Sư Bố Nạp đọc thơ truy điệu của Thiền Sư Khế Tung xong, vô cùng hoan hỷ, cầm bút viết một bài thơ đáp lại:
Hợp đạo bình sanh lại có ai?
Tôi ở quên nhàn chỉ tâm hay
Buổi đầu gặp gỡ đành chia cách
E lầm đồng đạo thơ một bài.
Thiền Sư Bố Nạp viết xong, ném bút ngồi viên tịch.
Lời bình:
Thiền Sư Bố Nạp vốn không có ý đồ nhập diệt, nhưng vì tin cậy đến người bạn đạo biên thơ cho mình, nên liền nhập diệt. Người xưa có một phen chết để báo đáp người tri kỷ, nhưng đó cũng chỉ là báo ân. Thiền Sư Bố Nạp chỉ vì bạn đạo đùa vui bút mực mà dùng cái chết để bảo vệ ý kiến của bạn. Ý bài thơ của Thiền Sư Khế Tung là lập tức lãnh ngộ thiền pháp của Thiền Sư Bố Nạp, cũng có thể nói rằng một câu đùa vui, hay là một bài thơ, hoặc là thật có chỗ thấy. Thiền Sư Bố Nạp vì nhận biết như thế, cho nên nhập diệt mà không chút do dự. Người không hiểu cho rằng Thiền Sư Bố Nạp bị Thiền Sư Khế Tung bức bách mà chết. Thực ra, cách nhìn sống chết đối với các Thiền Sư đó là một sự khám phá, chỉ cần có người truyền thừa, liền buông tay mà đi, thong dong tự tại, còn có gì đẹp hơn cái này!