Những biểu tượng của Hội Hồng Thập Tự (Chữ Thập Đỏ)

Biểu tượng chính thức đầu tiên của Hội Hồng Thập Tự (chữ thập đỏ) – chữ thập đỏ trên nền trắng – đã được đại diện 16 nước và 4 tổ chức từ thiện thống nhất chọn tại hội nghị quốc tế thành lập Hội diễn ra ở Genève, Thụy Sĩ, ngày 26/10/1863.

Cờ Thụy Sỹ

Biểu tượng này là đảo ngược lại của hình ảnh chữ thập trắng trên nền đỏ của quốc kỳ Thụy Sỹ – quê hương của người có công lớn nhất trong việc thành lập Hội Chữ Thập Đỏ – ông Henry Dunant.

Tuy nhiên, sau đó, do biểu tượng này không phù hợp với niềm tin tôn giáo ở nhiều nước Hồi Giáo. Biểu tượng “Chữ thập đỏ” cũng khơi dậy ý thức của các dân tộc trong khối Âu Châu về những cuộc Thập Tự Chinh đẫm máu.

Quân Thập Tự đến từ khắp Tây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch không liên tục giữa năm 1095 và 1291. Các chiến dịch tương tự ở Tây Ban Nha và Đông Âu tiếp tục vào thế kỷ XV. Các cuộc Thập Tự Chinh được chiến đấu chủ yếu giữa người Công Giáo La Mã chống lại người Hồi Giáo và các tín hữu Kitô Giáo theo Chính Thống Giáo Đông Phương trong Byzantium; với các chiến dịch nhỏ hơn tiến hành chống lại người Slav ngoại giáo, Balts ngoại giáo, Mông Cổ, và người Kitô Giáo ngoại đạo… (Wikipedia) nên biểu tượng “Trăng lưỡi liềm đỏ” (Red crescent) được sử dụng thay thế, nhưng mãi đến năm 1929 mới được công nhận chính thức trong Hiệp định Geneve.

Từ ngày 14/1/2007, Hội Chữ Thập Đỏ – tổ chức nhân đạo nổi tiếng thế giới – đã chính thức công nhận thêm một biểu tượng mới – “Pha lê đỏ” (hay còn gọi là “Tinh thể đỏ” – Red crystal).

Biểu tượng “Pha lê đỏ” đã được đưa ra từ năm 2005 tại một hội nghị ngoại giao bổ sung Hiệp định Geneve nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với niềm tin tôn giáo của một số nước Hồi Giáo.

Chữ thập đỏ
Lưỡi liềm đỏ
Pha lê đỏ (hay Tinh thể đỏ)

Chúng ta thấy có một điều mâu thuẫn trong thuật ngữ “Chữ thập đỏ – Red cross” biến đổi thành Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ và Chữ thập đỏ – Tinh thể đỏ… mà thế giới phải chấp nhận không bàn cãi để giữ là từ ngữ “Chữ thập đỏ” nguyên khai.

Cũng giống như “Chữ Vạn” Phật có thể gây phản ứng quá khích trong khối cộng đồng Âu Châu do nó quá giống biểu tượng SS của Đức Quốc Xã thời Hitler!

Cờ Israel với ngôi sao David

Suốt mấy chục năm qua, Israel đã yêu cầu Hội Chữ Thập Đỏ công nhận và sử dụng biểu tượng “Ngôi sao David” đỏ mang đặc trưng tín ngưỡng của họ, nhưng các quốc gia Ả Rập lại kịch liệt phản đối. Trước đây Israel chưa được chấp nhận tham gia vào phong trào Chữ Thập Đỏ cũng chỉ vì tổ chức nhân đạo Magen David Adom của nước này sử dụng biểu tượng tấm khiên màu đỏ quá giống với biểu tượng trên quốc kỳ Israel, trong khi tôn chỉ của Hội Chữ Thập Đỏ quốc tế là không phân biệt theo quốc tịch, dân tộc, tôn giáo hay tín ngưỡng, giai cấp, hoặc quan điểm chính trị.

Riêng tại Việt Nam và các quốc gia không bị chi phối bởi các ấn tượng quá khứ, vẫn còn sử dụng biểu tượng “Chữ thập đỏ” làm trên các cơ sở, kỳ hiệu y tế.

Vì thế, việc sử dụng biểu tượng “Pha lê đỏ” sẽ là một giải pháp dung hòa được niềm tin tôn giáo giữa các nước và một lần nữa khẳng định quyết tâm củng cố tính “quốc tế” của tổ chức, để từ đó tăng cường sức mạnh và niềm tin.

ĐỨC QUẢNG sưu tầm biên soạn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.