Chương trình tu học Ngành Đồng

CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC
NGÀNH ĐỒNG GĐPTVN

———=oOo=———

CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC – 2010
(Áp dụng theo tinh thần văn thư số 010.023/HDQN/NH/TB ngày 18.04.2010 của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam).
[LƯU Ý: Chương trình tu chỉnh mới nhất cập nhật cuối cùng bên dưới bài]

oOo

BẬC SƠ SANH
(SEN NON)

(Phù hiệu Bậc Sơ Sanh chỉ là hình minh họa, chưa được quy định thống nhất)

Thời gian tu học: Không quy định thời gian.

A. KIẾN THỨC:

  1. Tập quan sát và phân biệt hình ảnh Chư Phật và Bồ-tát (Phật: Thích Ca, A Di Đà, Di Lặc. Bồ-tát: Quan Thế Âm, Văn Thù, Địa Tạng…) <Phật bảo>.
  2. Tập quan sát, kính trọng và gìn giữ kinh sách <Pháp bảo>.
  3. Giới thiệu và cho các em làm quen với chư Tăng, Ni <Tăng bảo>.
  4. Tập quan sát và phân biệt các loại pháp khí đơn giản: Đại hồng chung, chuông gia trì, mõ…
  5. Giới thiệu hình ảnh các ngôi chùa, tháp, cổng tam quan, chánh điện, bàn thờ Phật.
  6. Kể các câu chuyện thiện và hướng dẫn các em làm việc thiện.
  7. Giải thích và khuyến khích việc bố thí và phóng sanh.
  8. Hiếu đạo với ông bà, cha mẹ; thương yêu anh chị em, bạn bè; giúp đỡ người tàn tật.

B. RÈN LUYỆN:

  1. Kể chuyện: Lòng hiếu chim Oanh Vũ – Cử chỉ nhân từ chim Oanh Vũ – Con voi hiếu nghĩa.
  2. Biết cách chấp tay, xá và lạy.

C. TU DƯỠNG:

  1. Tập đồ và tô màu; vẽ nét thẳng, nét cong, nét xiên, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hoa, quả (đơn giản), ngôi chùa của em.
  2. Cách xếp hàng theo Đàn, Đoàn: Vòng tròn, quay vòng tròn …
  3. Các trò chơi đơn giản để luyện tay chân, tai, mắt, thân thể …
  4. Thể dục: Những động tác tay chân dễ nhớ.
  5. Văn nghệ: Các bài hát ngắn có điệu bộ.
  6. Khoa học thường thức: Đánh răng, súc miệng, rửa mặt, rửa chân tay…

BẬC MỞ MẮT

Tinh thần chủ đạo: HIẾU
Thời gian tu học: 1 năm.

A. PHẬT PHÁP:

I/ KIẾN THỨC:

  1. Em đến chùa.
  2. Em vào Đoàn.
  3. Em lễ Phật.
  4. Em chào kính.
  5. Châm ngôn và luật của Đoàn em.
  6. Giới thiệu 3 ngôi báu.
  7. Em đeo hoa sen.
  8. Em thuộc bài sám hối và 7 danh hiệu Phật, Bồ tát.
  9. Em biết các chuyện tiền thân: Lòng hiếu chim Oanh vũ – Con voi hiếu nghĩa – Hoàng tử nhẫn nhục và hiếu thảo.

II/ TU DƯỠNG:

  1. Chào kính: Giữ lễ khi đến chùa.

B. VĂN NGHỆ:

  1. Bài ca của Bậc Mở Mắt.
  2. Thuộc 5 bài hát ngắn có điệu bộ. Gợi ý: Yêu mến mẹ cha – Cười làm quen – Chim bay – Chim non – Cái nhà (cái chùa) của ta.
  3. Thuộc 4 bài hát nghi lễ: Sen trắng – Dây thân ái – Trầm hương đốt – Đoàn ca (Oanh Vũ Nam: Sen non hay Đồng niên ca; Oanh Vũ Nữ: Sen tươi).
  4. Thủ công, vẽ:
  • Vẽ lá cây (bồ đề hay lá sen), túi xách (túi sinh hoạt), chân dung (đơn giản): em Oanh Vũ, cha mẹ hay anh chị Huynh Trưởng, một buổi sinh hoạt.
  • Xé giấy dán tranh.
  • Làm dây xúc xích.

C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  1. Gút: Dẹp, hoa, số 8.
  2. Dấu đi đường: Bắt đầu đi, đi lối này, cấm, nguy hiểm, đến đích.
  3. Thông tin: Phân biệt hiệu còi.
  4. Thể dục: Đi bộ 1 cây số; tập hít sâu, thở dài; nhảy dây 5 cái liên tục.
  5. Trò chơi luyện chân tay.

D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  1. Đi thưa về trình.
  2. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
  3. Thường thức: Vệ sinh tay chân, răng miệng; cách đi đường và băng qua đường; lau bàn ghế.

BẬC CÁNH MỀM

Tinh thần chủ đạo: HÒA
Thời gian tu học: 1 năm.

A. PHẬT PHÁP:

I/ KIẾN THỨC:

  1. Em niệm Phật.
  2. Ý nghĩa lễ Phật và tụng niệm.
  3. Em ăn chay.
  4. Ý nghĩa huy hiệu hoa sen và em vẽ huy hiệu.
  5. Sự tích Đức Phật Thích Ca (từ sơ sanh đến xuất gia).
  6. Em hiểu châm ngôn GĐPT.
  7. Ba mẫu chuyện đạo: Con nai hiền – Cử chỉ nhân từ chim Oanh Vũ – Người lành ít có.
  8. Thuộc nghi thức tụng niệm phổ thông của GĐPT (phần dành cho Oanh Vũ).

II/ TU DƯỠNG:

  1. Niệm danh hiệu Phật trước khi đi ngũ.
  2. Ăn chay ngày vía, ngày rằm, mồng một.

B. VĂN NGHỆ:

  1. Bài hát của Bậc Cánh Mềm.
  2. Một bài hát về ngày Phật Đản: Ngày vía Đản sanh.
  3. Một bài hát về xuất gia: Dòng Anoma.
  4. Một bài hát mừng chu niên: Về dự chu niên.
  5. Thêm 5 bài hát ngắn có điệu bộ. Gợi ý: Cùng quây quần – Hát to hát nhỏ – Mầm măng – Vỗ tay – Hát to hát vang.
  6. Thủ công, vẽ: Vẽ và trang trí lọ hoa, con vật (trong mẫu chuyện đạo hay tiền thân), vẽ màu vào chữ Hòa, Tin, Vui; Vẽ tranh: Đón mừng Phật Đản, 01 buổi cắm trại của Đoàn.

C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  1. Gút: Sơn ca, thợ dệt, quai chèo, kẻ chài.
  2. Dấu đi đường: Nhanh lên, chậm lại, trở ngại phải vượt qua, quay trở lại, đợi ở đây.
  3. Thông tin: 14 chữ morse đơn giản; 2 nhóm truyền tin bằng còi.
  4. Cứu thương: Băng bàn tay, bàn chân bằng khăn tay.
  5. Thể dục: Thể dục buổi sáng; nhảy cao, nhảy xa, kéo dây, nhảy dây 10 cái liên tục.

D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  1. Hòa thuận với anh chị em, bạn bè. Bổn phận ở gia đình, trường học.
  2. Thường thức: Vệ sinh nhà cửa; cách quét nhà; xem giờ; kết nút áo; xếp quần áo; qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ; đường 1 chiều.
  3. Nghe, trả lời và gọi điện thoại.

BẬC CHÂN CỨNG

Tinh thần chủ đạo: HẠNH
Thời gian tu học: 1 năm.

A. PHẬT PHÁP:

I/ KIẾN THỨC:

  1. Em họp Đoàn.
  2. Cách thiết bàn thờ Phật.
  3. Em sám hối.
  4. Em tập đánh chuông mõ.
  5. Ý nghĩa màu lam.
  6. Lục hòa.
  7. Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ xuất gia đến thành đạo).
  8. Năm hạnh của người Phật tử.
  9. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo: Thầy tỳ kheo và con ngỗng – Chiếc cầu muôn thuở – Con thỏ mến đạo.

II/ TU DƯỠNG:

  1. Mỗi tháng đi tụng kinh sám hối.
  2. Làm việc thiện: Bố thí.
  3. Ghi sổ tay hiếu hạnh.

B. VĂN NGHỆ:

  1. Em làm quen với nốt nhạc, khuôn nhạc.
  2. Bài hát của Bậc Chân cứng.
  3. Thuộc thêm 5 bài hát mới. Gợi ý: Gia đình thân ái – Chim bốn phương – Tuổi xuân – Ca họp Đoàn – Kết đoàn.
  4. Tốp ca: Đoàn lam non.
  5. Đơn ca.
  6. Tập kể chuyện.
  7. Thủ công, vẽ: Cách pha màu; vẽ hoa lá thật; trang trí: Hình vuông; vẽ tranh: Đề tài Phật giáo, vẽ lại một câu chuyện đã nghe.

C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  1. Gút: Ghế đơn, cẳng chó, thâu dây, ghế kép.
  2. Dấu đi đường: Nước uống được, nước độc, chia làm 2 nhóm, ghép lại 1 nhóm, rẽ trái, rẽ phải.
  3. Thông tin: Thuộc tất cả bảng morse; nhận tin bằng còi, cờ.
  4. Mật thư: Núi, chuồng heo.
  5. Cứu thương: Sử dụng thuốc tím, cồn, thuốc đỏ, băng bàn tay, bàn chân, đầu, rửa vết thương.
  6. Thể dục: Biết lợi ích của thể dục; đánh cầu lông; đá cầu; đi đều bước.
  7. Trò chơi luyện trí lực: Điều khiển một trò chơi.

D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  1. Thể hiện trách nhiệm với Đàn.
  2. Bổn phận đối với xã hội.
  3. Thường thức: Nhóm lửa; nấu nước, pha trà; rửa chén, ly, tách.
  4. Viết thư, gởi thư.
  5. Luật đi đường: Biết một số các biển báo hiệu phổ biến.

BẬC TUNG BAY

Tinh thần chủ đạo: NGUYỆN
Thời gian tu học: 1 năm.

A. PHẬT PHÁP:

I/ KIẾN THỨC:

  1. Lịch sử Đức Phật Thích ca (từ thành đạo đến nhập diệt).
  2. Ý nghĩa 4 lời nguyện.
  3. Làm việc thiện.
  4. Ý nghĩa cờ Phật Giáo.
  5. Lên Đoàn và ý nghĩa lời phát nguyện lên Đoàn.
  6. Chuyện tiền thân, mẫu chuyện đạo và gương sáng: Sư tử trọng pháp – Đức Phật với La Hầu La – Huynh Trưởng Thánh Tử Đạo: Đào Thị Yến Phi.

II/ TU DƯỠNG:

  1. Niệm Phật trước khi đi ngũ và sau khi thức dậy.
  2. Tụng kinh ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ vía.
  3. Nguyện ăn chay ít nhất 2 ngày trong tháng và các ngày vía.

B. VĂN NGHỆ:

  1. Thuộc thêm 5 bài hát mới. Gợi ý: Tung bay – Mừng thầy đến – Mừng Vu lan – Nghe tiếng còi – Vòng tròn.
  2. Tập hát cho Đàn.
  3. Múa, kịch: Tùy nghi áp dụng, mang tính giáo dục.
  4. Kể chuyện: Tập kể chuyện có điệu bộ.
  5. Viết tường thuật.
  6. Nhạc lý: Em làm quen với nhịp, phách.
  7. Thủ công, vẽ: Kẻ chữ nét đều, thanh, đậm; vẽ trang trí đối xứng qua trục; vẽ hay xé dán con vật quen thuộc; vẽ tranh: Em làm việc thiện.

C. HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:

  1. Gút: Cẳng ngỗng, ghế anh, ngạnh trê.
  2. Truyền tin: Semaphore nhận và tập truyền tin – Làm quen với máy tính (lợi ích và cách khởi động cùng các thao tác cơ bản).
  3. Dấu đi đường: Học ôn tất cả các dấu; đánh dấu bằng phấn, cây, đá.
  4. Mật thư: Đọc 2 kiểu mật thư.
  5. Cứu thương: Băng đầu gối.
  6. Thể dục: Tập thể dục buổi sáng; ném banh; nhảy dây.
  7. Trò chơi: Điều khiển trò chơi nhỏ cả Đàn; sổ tay trò chơi.
  8. Lều trại: Lều 2 mái; xây tổ Đàn.

D. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:

  1. Bổn phận đối mọi người.
  2. Thường thức: Tiếp khách; hộp phước sương; giặt ủi quần áo; đánh giày; nấu cơm.

oOo

CHƯƠNG TRÌNH TU CHỈNH – 2013
(Áp dụng theo quyết định số 13.063/HDTƯ/QĐ/TB ngày 22/6/2013 của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.