CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC
NGÀNH THIẾU GĐPTVN
———=oOo=———
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC – 2010
(Áp dụng theo tinh thần văn thư số 010.023/HDQN/NH/TB ngày 18.04.2010 của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam).
[LƯU Ý: Chương trình tu chỉnh mới nhất cập nhật cuối cùng bên dưới bài]
oOo
BẬC HƯỚNG THIỆN
Tinh thần chủ đạo: Lục Hòa
Thời gian tu học: 1 năm.
A. PHẬT PHÁP:
I/ KIẾN THỨC:
- Tam Bảo và Quy y Tam Bảo.
- Ăn chay – Niệm Phật.
- Sám hối và ý nghĩa bài Sám hối.
- Ngũ giới.
- Tứ ân.
- Lục hòa.
- Lịch sử Đức Phật Thích Ca.
- Mục đích Gia đình Phật Tử.
- Châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG.
- Năm điều luật Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
- Ý nghĩa và cách vẽ huy hiệu hoa sen.
- Ý nghĩa màu lam.
- Ý nghĩa và cách thức chào kính trong GĐPT.
II/ RÈN CHÍ:
- Chuyện đạo: Thái tử Tất Đạt Đa với con chim trời bị thương; Vị Tỳ-kheo và con ngỗng.
- Chuyện tiền thân: Nai ngọc.
- Thuộc nghi thức tụng niệm GĐPT, Sám Khánh Đản.
- Dâng hương – Cắm hoa.
- Sổ Dũng (nam) – Sổ Hạnh (nữ).
B. ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN:
I/ VĂN NGHỆ:
- Âm nhạc: Khái niệm về âm nhạc – Tên nốt, khuông nhạc, khóa nhạc – Hình nốt, giá trị nốt nhạc – Bài tập ký âm, xướng âm – Hát: thuộc 07 bài hát Trầm hương đốt; Sen trắng; Trai áo lam; Thiếu nữ áo lam; Tiến trong ánh vàng; Chị đoàn em; Dây thân ái và 10 bài hát sinh hoạt ngắn.
- Sân khấu: Kể một câu chuyện đạo – Biết vài điệu múa đơn giản – Tập thuyết trình trước Đội, Chúng.
- Hội họa và mỹ thuật: Vẽ huy hiệu Hoa sen – Kẻ chữ nét đều (nâng cao) – Vẽ thạo màu (bàn tay bắt ấn cát tường) – Trang trí đầu báo tường – Vẽ tranh: một buổi sinh hoạt hay lễ lược.
- Thi văn: Tóm lược một chuyện tiền thân, chuyện đạo – Nêu cảm tưởng.
- Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận của máy ảnh.
II/ HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:
- Gút: Dẹp, cẳng chó, cọc chèo, số 8.
- Thông tin: Morse (bằng còi) – Đọc mật thư.
- Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường.
- Cấp cứu: Băng cánh tay, đầu gối, bàn chân, bàn tay – Rửa sát trùng – Chữa đau đầu, đau bụng, chảy máu cam bằng thuốc ngoại khoa – Biết địa chỉ 3 phòng mạch.
- Phương hướng: Biết 8 phương của La bàn.
- Trại: Biết dựng Lều 2 mái.
- Sinh học: Biết 3 thứ gỗ thông thường.
- Thể dục: Đi bộ, thở đúng cách, tập thở 10 phút, thể dục buổi sáng.
- Thường thức: Kết nút áo, vá áo, thêu khăn.
- Lịch sử: Nhớ và thuật lại sơ lược 4 mẫu chuyện về lịch sử vẻ vang của nước nhà.
- Công nghệ thông tin: Sử dụng các ứng dụng cơ bản về tiếp nhận tin tức.
III/ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:
- Vệ sinh môi trường: Tổ chức hốt và đốt rác quanh chùa, đào mương, lấp hố.
- Giao thông: Biết ký hiệu, tín hiệu giao thông tại ngã 3, ngã 4.
- Cứu trợ: Tham gia lạc quyên cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn.
BẬC SƠ THIỆN
Tinh thần chủ đạo: TỨ NHIẾP PHÁP
Thời gian tu học: 1 năm.
A. PHẬT PHÁP:
I/ KIẾN THỨC:
- Tam độc.
- Ý nghĩa pháp khí và pháp cụ trong đạo Phật.
- Mười điều thiện.
- Nhân Quả.
- Tứ Nhiếp Pháp (02 tiết).
- Ý nghĩa đản sanh, xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa.
- Sơ lược 10 Đại đệ tử của Đức Phật.
- Khái lược lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ thời du nhập (2 tiết).
- Tinh thần Tự tín – Tự chủ – Khoa học.
- Thời gian vật lý và tâm lý.
- Khái niệm về kiến trúc Phật Giáo.
II/ RÈN CHÍ:
- Chuyện đạo: Cặp mắt thái tử Câu Na La.
- Chuyện tiền thân: Hạnh tu nhẫn nhục.
- Thuộc nghi thức tụng niệm GĐPT, Sám Khánh Đản.
- Dâng hương – Cắm hoa.
- Sổ Dũng (nam) – Sổ Hạnh (nữ).
B. ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN:
I/ VĂN NGHỆ:
- Âm nhạc: Nhịp phách – Nhịp 2/4, 3/4, 4/4 – Cách đánh nhịp 2/4, 3/4, 4/4 – Dấu chấm đôi – Dấu lặng. Hát: thuộc 05 bài hát: Kính mến thầy, Anoma Ni Liên, Kết đoàn, Vui chung gia đình và Hồn lửa thiêng.
- Sân khấu: Kể lại một chuyện tiền thần đã đọc – Đóng kịch ngắn, vui (lửa trại) – Múa những điệu múa đơn giản.
- Hội họa và mỹ thuật: Chép một số họa tiết ở chùa – Một số công trình mỹ thuật Phật giáo thời Lý – Trang hoàng – Trình bày tờ báo Đội Chúng – Vẽ tranh chuyện đạo hay chuyện tiền thân.
- Thi văn: Tường thuật một buổi trại, một buổi du ngoạn.
- Nhiếp ảnh: Biết các bộ phận bên trong và nguyên tắc máy ảnh.
II/ HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:
- Gút: Giữa, kẻ chài, sơn ca, trục gỗ, riết, ghế đơn, ghế kép, ngạnh trê.
- Tham quan: Ghi chú về lịch sử kiến trúc một ngôi chùa.
- Thường thức: Mạng một chỗ rách, làm gáo múc nước, cột chổi, vá xe, đánh điện tín.
- Thông tin: Morse bằng cờ và khăn tay.
- Dấu đi đường: Biết 10 dấu đi đường ghi bằng phấn và mọi hình thức khác.
- Cấp cứu: Băng bó vết thương, cùi tay, ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân. Biết cách khiêng người bị thương, làm cáng khiêng bằng mền, áo, dây.
- Trại: Biết tìm chỗ và cách thức dựng lều, nhen lửa, tự làm bếp cho mình ở trại.
- Thể dục, thể thao: Bơi tự do 50m, đi xe đạp 10 cây số không mệt, biết chèo đò.
- Phương hướng: Biết tìm phương hướng bằng địa bàn, mặt trời, mặt trăng
- Vạn vật: Biết 10 thứ cây làm thuốc ngoại khoa.
- Thiên văn: Biết đoán thời tiết bằng 3 cách thông thường.
- Lịch sử: Biết những điểm chính của 4 đoạn lịch sử vẻ vang của nước nhà.
- Hiểu biết phong trào: Biết tổ chức trong gia đình.
- Công nghệ thông tin: Tìm kiếm các nguồn thông tin qua máy vi tính.
III/ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:
- Vệ sinh môi trường: Tham gia vệ sinh khu phố, thôn, xóm.
- Y tế: Giúp đỡ các phái đoàn khám bệnh từ thiện tại khu vực sinh hoạt.
- Giao thông: Thuộc các bảng báo hiệu lưu thông trên đường phố.
- Cứu trợ: Tham gia các đoàn cứu trợ của chùa.
BẬC TRUNG THIỆN
Tinh thần chủ đạo: TỨ CHÁNH CẦN
Thời gian tu học: 1 năm.
A. PHẬT PHÁP:
I/ KIẾN THỨC:
- Luân hồi.
- Tứ Diệu Đế.
- Ngũ Uẩn.
- Bát Chánh Đạo.
- Tứ Chánh Cần.
- Ý nghĩa và giá trị của nghi lễ.
- Kinh Báo Hiếu.
- Ngài Khuông Việt.
- Ngài Vạn Hạnh.
- Đức Phật và Tứ chúng.
- Sơ lược các tông phái Phật Giáo.
- Tinh thần tùy duyên bất biến và không chấp thủ.
II/ RÈN CHÍ:
Chuyện tiền thân:
- Nhường nước cứu chúng sanh.
- Cứu người bị giặc cướp.
III/ TU DƯỠNG:
- Làm quen với giáo dục Thiền.
B. ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN:
I/ VĂN NGHỆ:
- Âm nhạc: Dấu nhắc lại, khung thay đổi – Dấu nối, dấu luyến – Chùm ba – Bài tập ký, xướng âm. Hát: thuộc 06 bài hát: Đoàn lam non, Bài ca lửa dũng, Gió sớm mùa xuân, Ngồi quanh lửa, Hò bên mái lều, Đón gió Thiền.
- Sân khấu: Kể cho Đoàn nghe một câu chuyện vui, hùng hồn, buồn. – Đóng kịch ngắn – Đọc chuyện với diễn tả – Múa những điệu đơn giản.
- Hội họa và mỹ thuật: Chép một bài nhạc, có ghi nốt, trang trí đẹp – Một số công trình mỹ thuật Phật Giáo đời Trần – Làm thiệp: Phật Đản, Vu Lan, Dũng, Hạnh … – Vẽ phóng hình Phật hay Bồ Tát – Tập khắc trên phấn.
- Thi văn: Viết bài báo Đội, Chúng.
- Nhiếp ảnh: Tập chụp ảnh phong cảnh. Biết các bộ phận bên ngoài của máy quay phim.
II/ HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:
- Gút: Mỏ chim, ghế kép không chạy, ghế anh.
- Điều khiển: Tập điều khiển Đội, Chúng. Các cách tập họp.
- Thường thức: Cắt và may quần cụt, quần tắm.
- Thông tin: Truyền tin bằng đèn, biết đọc mật thư, học hiệu lệnh còi và cờ.
- Dấu đi đường: Biết trọn bộ dấu đi đường và áp dụng bằng mọi hình thức.
- Cấp cứu: Băng đầu, hô hấp nhân tạo, chết đuối, chết ngạt, biết dùng các thứ thuốc trong hộp cứu thương, biết kẹp mạch.
- Trại: Biết vài kiểu bếp, tập điều khiển Đội, Chúng dựng Trại.
- Phương hướng: Biết 16 phương hướng của La bàn, tìm phương hướng bằng đồng hồ, sao Bắc Đẩu.
- Thể dục, thể thao: Mỗi buổi sáng tập thể dục 10 phút, biết chơi bóng bàn, bóng chuyền.
- Vạn vật: Biết những thứ cây dùng vào kỹ nghệ.
- Thiên văn: Đoán thời tiết qua những hiện tượng báo trước.
- Ước đạt: Biết tìm chiều cao (nhà, cây …) và chiều rộng (sông, suối …).
- Giao tế: Biết những phép xã giao thông thường.
- Lịch sử: Biết lịch sử từ Văn Thân đến ngày nay.
- Công nghệ thông tin: Chương trình tiếp theo Bậc sơ thiện.
III/ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:
- Vệ sinh môi trường: Biết trồng cây gây rừng.
- Y tế: Biết phân loại thuốc thông dụng, hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường.
- Phòng hỏa: Giúp đỡ các gia đình trong khu vực, làm các vật dụng cứu hỏa (cát, thùng chứa nước, gàu múc nước…)
- Giao thông: Thuộc và hiểu luật giao thông.
- Cứu trợ: Giúp đỡ dân chúng quanh vùng sau thiên tai, hỏa hoạn.
BẬC CHÁNH THIỆN
Tinh thần chủ đạo: AN NHẪN – VÔ ÚY
Thời gian tu học: 1 năm.
A. PHẬT PHÁP:
I/ KIẾN THỨC:
- Thập nhị nhân duyên.
- Giới – Định – Tuệ.
- Lý Nghiệp Báo.
- Niết Bàn.
- Tam Giới.
- Tứ Niệm Xứ.
- Đại ý Kinh; Chú; Kệ.
- Khái lược lịch sử Phật Giáo thời đại Đinh – Lê – Lý – Trần.
- Lịch sử Phật Giáo Việt Nam thời đại Lê – Nguyễn.
- Ngài Nguyên Thiều – Ngài Liễu Quán.
- Khái lược các vị tổ Thiền Tông Trung Hoa.
- Ý niệm về không gian và thời gian.
- Bát Quan Trai.
- Lục Độ (CT. bổ sung).
II/ RÈN CHÍ:
- Thái tử Tu Đại Noa.
III/ TU DƯỞNG:
- Thọ Bát Quan Trai giới.
- Ngồi thiền.
B. ĐÀO LUYỆN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN:
I/ VĂN NGHỆ:
- Âm nhạc: Quảng; gam trưởng; cung; nửa cung; dấu hóa; đảo phách; nghịch phách. Hát: thuộc 6 bài hát: Phật Giáo Việt Nam – Mừng Phật Đản – Mừng Vu Lan – Xuất gia – Đêm thành đạo – Đêm giã từ – Dây thân ái.
- Sân khấu: Kể chuyện cho Đoàn nghe do anh chị trưởng chọn; Tập đóng kịch dài; hóa trang và dàn cảnh; tổ chức một buổi đọc truyện với nhiều người diễn tả.
- Hội họa và mỹ thuật: Khảo họa một số lá quen thuộc; Làm quen với bồi giấy, làm sản phẩm bằng giấy bồi. Một số công trình Phật Giáo thời Lê – Nguyễn.
- Thi văn: Viết lại một chuyện tiền thân và cảm tưởng; tổ chức và thực hiện một tờ bích báo cho Đội, Chúng hay Đoàn.
- Nhiếp ảnh: Tập chụp phong cảnh; quay phim.
II/ HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN:
- Gút: Nút áo, lợn, hoa, thoát hiểm, chai, hãm, thang dây – Biết tất cả các gút thông dụng bằng tre và mây. Đan giỏ, đan phên, làm trại sàn.
- Thông tin bằng khí, mặt trời, con mắt và những ám hiệu riêng biệt – Đánh Morse từ 16 đến 33 chữ trong 01 phút – Thảo mật thư – Dùng trí nhớ đem mật thư viết theo lối điện tín dài 15 tiếng – Đi bộ 01 cây số không mệt, nhắc lại 2 giờ sau khi nghe.
- Biết những luật đi đường(dấu hiệu các chiếc xe đi) – Biết đoán vết chân của súc vật, người và xe cộ.
- Biết cách cấp cứu các vết thương nặng – Chữa những vết thương nhẹ, tiêm thuốc – Biết cấp cứu các trường hợp: Bất tĩnh, phỏng lạnh, bị ngạt, say nắng, làm kinh, ngộ độc, bị thú vật cắn, phỏng da, trặc, gảy xương, chữa lửa.
- Trại bay, trại tự túc, trang hoàng trại, dựng cột cờ.
- Mỗi buổi sáng tập thể dục 15 phút – Biết điều khiển một bài thể dục từ 20 đến 30 phút cho Đội, Chúng – Biết bơi 50 mét mặc quần áo – Lặn sâu 2 mét để tìm một viên gạch – Đi bộ 10 cây số không mệt.
- Biết ươm cây, trồng rau và những cây ăn quả – Biết các thú dữ để phòng ngừa.
- Biết Thái Dương hệ – Những chòm sao đặc biệt.
- Biết đọc bản đồ, dùng địa bàn đi một quảng dài 500 mét – Biết phương pháp học một bức tranh.
- Biết dùng rìu đốn cây, cưa tre, ván. Dùng tre và ván để đóng đồ đạt thông dụng – Làm đồ dùng bằng gỗ hay bằng sắt để sử dụng cho Đoàn.
- Công nghệ thông tin: Chương trình tiếp theo của bậc Trung Thiện.
III/ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI:
- Môi trường sinh thái: Hướng dẫn trồng rừng.
- Y tế: Cấp phát thuốc; tuyên truyền chích ngừa.
- Phòng hỏa: Tổ chức đội cứu hỏa.
- Giao thông: Tổ chức tuần lễ giao thông.
- Cứu trợ: Tổ chức lạc quyên, cứu trợ thiên tai.
CHƯƠNG TRÌNH TU CHỈNH – 2013
(Áp dụng theo quyết định số 13.063/HDTƯ/QĐ/TB ngày 22/6/2013 của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam).