Đại lễ cầu siêu Tăng Ni vị pháp thiêu thân ngày 18.8.1963 quy tụ 30.000 người và các diễn biến sau 4 cuộc tự thiêu trong tháng 8

Từ ngã tư Bà Huyện Thanh Quan – Ngô Thời Nhiệm đến đường Phan Thanh Giản, quần chúng không tham gia tuyệt thực đứng ngồi đông nghẹt, chật ních giữa trời và trong các bóng cây. Giữa rừng người trong cuộc tuyệt thực này có 3 vị tu sĩ Phật Giáo đã sẵn sàng châm lửa tự thiêu…

Những diễn biến trong tháng 8.1963 trước và sau ngày Đại Đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân

Sau ngọn lửa Vị Pháp Thiêu Thân của Hòa Thượng Quảng Đức ngày 11.6.1963 ngay giữa lòng thủ đô Sài Gòn và để lại Trái Tim Bất Diệt trong lịch sử; một thời gian không lâu lại liên tiếp bùng lên 3 ngọn lửa tự thiêu vì đạo nữa chỉ trong vòng 6 ngày của tháng 8 năm 1963…

Tấm hình tượng đài tưởng niệm Quách Thị Trang đầu tiên giai đoạn mới kiến tạo

Trên đây là tấm hình cũ (chụp năm 1966) tượng đài Liệt Nữ Thánh Tử Đạo DIỆU NGHIÊM – QUÁCH THỊ TRANG đầu tiên, một thời gian ngắn sau khi kiến tạo tại “bùng binh chợ Bến Thành” tức “Công Trường Diên Hồng”…

An vị tạm thời tượng Quách Thị Trang tại công viên Bách Tùng Diệp, Sài Gòn

Sáng ngày 17.12.2014, tượng đài bán thân Quách Thị Trang đã chính thức bị di dời để bàn giao (chứ không phải “trả” như một số báo chí đã viết) diện tích thi công cho công trình và sau đó được di chuyển đến an trí tạm thời tại công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, Sài Gòn.

Tượng Quách Thị Trang sẽ đặt lại chỗ cũ tại khu vực Chợ Bến Thành?

Đây là một tin vui mang tính tích cực từ cả 2 phía: Bên phản ánh và bên tiếp nhận phản ánh từ dư luận. Bên phản ánh đã dõng mãnh nói lên những gì cần phải nói; bên tiếp nhận phản ánh biết những gì dư luận phản ánh là đúng đắn và cũng… dõng mãnh điều chỉnh, sửa sai trước khi sự vụ trở thành vô phương cứu vãn…

Tượng đài Quách Thị Trang phải đặt ở đâu?

Trong thời gian gần đây – những ngày tượng đài Quách Thị Trang sắp bị dỡ xuống – nhiều người dân Sài Gòn âm thầm một mình hoặc cùng gia đình đến viếng tượng đài như một cách tạm biệt người Liệt Nữ sắp rời xa nơi an trú quen thuộc. Họ buồn bả đặt vài nhánh hoa, vái lạy hoặc nghiêng mình tưởng nhớ…

Pháp Nạn 1963: Sinh viên & Học sinh Sài Gòn đứng dậy

Chỉ trong vòng 3 hôm sau ngày đánh úp các chùa, phong trào sinh viên và học sinh đã làm rung động thủ đô Sài Gòn. Ngày 25.8.1963, 300 sinh viên, học sinh tổ chức biểu tình tại Công Trường Diên Hồng, phía trước Chợ Bến Thành. Cuộc biểu tình này được tổ chức một cách tài tình bởi vì trong tình trạng giới nghiêm, khắp nơi trong thủ đô đều có các đơn vị võ trang canh gác, nhất là tại trung tâm Sài Gòn…

Cuộc đấu tranh âm thầm mà quyết liệt, bất khuất của Giáo Chức Đại Học năm 1963

Tin tức từ Huế vẫn nóng hơn lò lửa bay vào hằng ngày. Rồi một hôm cuối tuần Ban Lãnh Đạo đưa ra một Bản Tuyên Bố lên án những hành động biểu tình gây mất an ninh trật tự của sinh viên Huế và yêu cầu tất cả các giáo sư đại học ký vào. Thế là một trận chiến quyết liệt xảy ra suốt ngày hôm đó…

Đại Học Huế tranh đấu năm 1963

…Cốc nước đã đầy, vụ đàn áp trắng trợn và vô nhơn đạo trên kia là giọt nước cuối cùng làm cho nước phải tràn ra. Chúng tôi ở ngay tại chỗ, thấy tận mắt, nghe tận tai, nên công phẫn trước. Tôi có thể nói rằng, ngày lịch sử ấy tại Huế, quần chúng thế nào, thì sinh viên, giáo sư thế ấy! …

Hồ sơ Pháp Nạn: Thư của Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế gởi sinh viên – học sinh toàn quốc ngày 30.5.1963

Khi các bạn nhận được bức thư này, quý vị lãnh đạo của chúng tôi đã bắt đầu tuyệt thực. Thật là một tin làm xáo động tận gốc rễ lương tâm của con người, nhất là lương tâm của những kẻ trí thức trong hàng ngũ sinh viên và học sinh đầy nhiệt huyết của chúng ta….