Những hàng cây cổ thụ âm thầm rơi lá như những nốt nhạc cuối cùng của bản trường ca vừa đến đoạn trầm lắng. Sau những sự ra đi của các bậc tiền bối nhạc sĩ Phật giáo như Bửu Bác, Ưng Hội, Lê Mộng Nguyên, Lê Cao Phan, Hoàng Cang, Bửu Ấn, Đức Quảng v.v… thì gần đây nhất là Huynh Trưởng Thiện Hiền – Dương Xuân Nhơn. Một khoảng trống lớn cùng lúc đã xuất hiện trong nền âm nhạc Gia Đình Phật Tử Việt Nam, như một dấu lặng giữa bản nhạc chưa kịp khép lại.
Bửu Ấn và Thiện Hiền, và các bậc Niên trưởng ấy là ai? Là những người viết nên hồn Lam bằng giai điệu. Là những tiếng chuông thức tỉnh tâm hồn và tư lương tuổi trẻ bằng lời ca chứa chan tinh thần Bi – Trí – Dũng. Các vị ấy không chỉ là nhạc sĩ mà là những Huynh Trưởng, những người đi trước, và thắp sáng tâm hồn Lam bằng tiếng hát vượt thời gian.
Giờ đây, khi chúng ta vân tập tưởng niệm, thắp lên một nén hương lòng cho những bậc Niên trưởng nhạc sĩ, câu hỏi nhức nhối được đặt ra: “Nền âm nhạc GĐPT đang lụi tàn?”.
Không có sáng tác mới. Không có người kế thừa xứng đáng. Không có sự khuyến khích, trân trọng và đầu tư đúng mực. Những bài ca Lam dường như chỉ còn là dư âm vang vọng trong ký ức những người lớn tuổi, những buổi sinh hoạt mang tính hình thức nhiều hơn là cảm xúc.
Nhưng liệu có thật là lụi tàn hay chỉ là đang đợi một mùa Xuân mới, một thế hệ kế thừa biết lắng nghe trái tim mình, biết rung động và tiếp nối?
Có lẽ chưa bao giờ âm nhạc trong GĐPT lại rơi vào một tình thế lặng im đến nhức nhối như hiện nay. Không phải vì chúng ta thiếu người hát, mà vì chúng ta thiếu người sáng tác. Không phải vì không có ai biết ‘chơi’ nhạc cụ, mà vì không còn mấy ai viết nhạc bằng tâm nguyện.
Từ thời Niên trưởng Ưng Quả – Ưng Hội với những ca khúc rộn vang lý tưởng, đến những bài ca mang tính khai phóng và uyển chuyển thi ca của Lê Mộng Nguyên; từ sự kết tinh Phật học và nghệ thuật của Nhạc sĩ Lê Cao Phan đến nét đẹp ngôn ngữ quê hương đậm tình Lam của Đức Quảng, Bửu Ấn, rồi những bài ca thấm đẫm tâm tình người Huynh Trưởng của Dương Xuân Nhơn – tất cả đã tạo nên một dòng chảy âm nhạc mang bản sắc riêng: Âm nhạc Lam, vừa là phương tiện giáo dục, vừa là linh hồn gắn kết.
Nhưng từng người, từng người một, đã ra đi…
Bấy giờ, mỗi lần một Niên trưởng nhạc sĩ nằm xuống, là một cành cây lớn của rừng Lam đổ xuống, là một kho tàng cảm hứng khép lại. Khi Nhạc sĩ Bửu Ấn từ trần, chúng ta mất đi một người viết ca khúc với trái tim của một Huynh Trưởng giàu lòng từ ái. Anh không chỉ viết để hát, mà còn để gieo trồng hạt giống từ bi cho các em. Nhạc của Anh trong trẻo, không cầu kỳ, nhưng giàu tính giáo dục nội tâm.
Còn Nhạc sĩ Thiện Hiền – Dương Xuân Nhơn, một người thâm trầm, lặng lẽ, chan chứa tình Lam, đã cống hiến cho âm nhạc GĐPT bằng cả một tấm lòng. Trong lời ca của mình, chúng ta thấy bóng dáng của một Huynh Trưởng sống trọn đạo tình, kiên trì, mềm mại mà không buông xả lý tưởng.
“Âm nhạc Lam không thể chỉ là hình thức; nó phải chạm đến lý tưởng và nỗi khát khao sống đời đạo vị của một Huynh trưởng.” (Nguyên Định – Bửu Ấn)
Các Anh đã sống như thế, viết như thế, và phụng sự như thế.
Còn chúng ta – những người hôm nay – đang làm gì để giữ gìn di sản ấy?
Chúng ta vẫn hát những bài cũ. Vẫn in lại những tuyển tập xưa. Nhưng chính điều đó lại phơi bày khoảng trống: Thiếu bóng dáng của những người viết mới, những bài hát mới, những cung bậc cảm xúc mới.
Tại sao thế? Phải chăng vì GĐPT đang đánh mất môi trường nuôi dưỡng người viết?
Phải chăng vì chúng ta xem âm nhạc là một phần phụ trong sinh hoạt, thay vì là một phương tiện lớn trong việc giáo dục tâm hồn?
Phải chăng vì chúng ta đã quá lo chạy theo hình thức, kế hoạch, chương trình, mà quên rằng một bài hát đúng lúc, đúng tâm, đúng nghĩa còn lay động và chuyển hóa mạnh hơn cả một bài giảng dài dòng?
Không, âm nhạc Lam chưa lụi tàn mà chỉ đang ngủ quên. Nhưng sẽ còn ngủ mãi nếu không có ai thức dậy để viết tiếp.
Nếu một tổ chức mất đi tiếng nói của trái tim, thì dù có vận hành bao nhiêu kế hoạch, trại trường, quy chế, thì cũng chỉ như cỗ xe không hồn. Mà âm nhạc chính là tiếng nói của trái tim Lam.
Vì sao hôm nay, chúng ta ít nghe được một bài hát mới nào khiến tim mình chấn động?
Câu trả lời không nằm ở sự thiếu khả năng, mà nằm ở sự thiếu khơi dậy cảm hứng. Một thế hệ sáng tác chỉ ra đời khi nó được truyền lửa, được tin tưởng, được khích lệ. Nhưng bao nhiêu lần các Trại huấn luyện mời người viết nhạc trẻ giảng dạy? Bao nhiêu chương trình sinh hoạt tạo sân chơi để khuyến khích viết ca khúc mới? Bao nhiêu bài viết nhắc đến sự cấp thiết của việc nuôi dưỡng âm nhạc Lam như một sứ mệnh?
Chúng ta quên mất: Mỗi bài hát GĐPT là một bài học, một lời kinh, một chứng tích của lý tưởng.
Người sáng tác ca khúc Lam không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp mà là những Huynh Trưởng đã thấm nhuần đời sống lý tưởng, mang nó vào giai điệu. Không hoa mỹ. Không phô trương. Nhưng sâu lắng như lòng đất, như hương trầm, như bước chân thầm lặng.
Vì vậy, muốn cứu vãn nền âm nhạc Lam, chúng ta không cần “công nghiệp hóa” âm nhạc, mà cần khơi lại dòng suối lý tưởng đã nuôi lớn các nhạc sĩ ngày xưa. Phải có những người sống đời Lam đúng nghĩa thì mới viết ra những ca khúc xứng đáng đi cùng tổ chức. Phải có những khóa huấn luyện mà người ta nói với nhau không chỉ về kỹ năng quản trị, mà còn về niềm đau và lý tưởng, như chất liệu để hình thành tác phẩm nghệ thuật.
Anh Bửu Ấn và Dương Xuân Nhơn không dạy chúng ta cách viết nhạc. Các Anh dạy cách lắng nghe chính mình trong đời sống lý tưởng. Các Anh viết khi đau đáu với GĐPT. Viết khi mỉm cười nhìn các em. Và viết khi lòng mình muốn thắp lên điều gì đó trong đêm tối.
Bài học lớn nhất các Anh để lại không nằm trong khuông nhạc mà nằm ở tinh thần phụng sự – không cần nổi tiếng, chỉ cần âm thầm cống hiến.
Vậy, chúng ta – những người ở lại – sẽ làm gì?
Trước tiên, hãy nhớ các Anh bằng sự biết ơn sâu sắc.
Hãy hát lại những bài hát ấy với tâm thành, như thắp một nén hương trong lòng.
Đừng để bài ca Lam chỉ là mục “hát cho vui”. Hãy để nó là thắp sáng lý tưởng, là chuyển hóa tâm hồn.
Thứ đến, hãy khơi dậy thế hệ mới.
GĐPT có rất nhiều bạn trẻ biết ‘chơi’ nhạc, có cảm xúc, có tâm đạo. Chỉ thiếu sự dẫn dắt. Thiếu người khuyến khích.
Phải có một phong trào thực sự: “Viết tiếp bài ca Lam.”
Phải có những khóa chuyên đề về cảm hứng sáng tác từ người đi trước.
Phải có những chương trình “Dòng nhạc Lam” – nơi chúng ta không những chỉ tưởng niệm mà truyền tiếp.
Và cuối cùng, hãy nhìn nhận âm nhạc Lam như một phần xương sống của tổ chức chứ không phải là yếu tố phụ trợ. Đích thực là yếu tố chuyển hóa – kết nối – và truyền thừa.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi giá trị đều có nguy cơ bị đồng hóa, bị lãng quên giữa cơn bão công nghệ và thị hiếu phù phiếm. Trong khi đó, âm nhạc Lam với tất cả sự mộc mạc, trong sáng và lý tưởng thuần túy, có thể là một trong những trạm dừng chân cuối cùng để trái tim người trẻ còn được chạm vào điều chân thật.
Nhưng chỉ khi chúng ta gìn giữ nó bằng chính đời sống lý tưởng của mình, bằng sự thấu cảm, bằng trái tim luôn lắng nghe tiếng nói của những người đã đi qua, thì âm nhạc ấy mới không hóa thành tiếng vọng từ quá khứ. Âm nhạc Lam phải sống tiếp – trong tim người viết mới, người hát mới và người sống lý tưởng Lam mới.
Không ai khác có thể làm điều đó ngoài chúng ta – những Huynh Trưởng hôm nay.
Nếu chúng ta chỉ tổ chức các trại huấn luyện để sinh hoạt cho xong chương trình, chỉ dạy kỹ năng quản trị nhưng bỏ quên cảm xúc, bỏ quên trái tim nghệ sĩ trong từng em nhỏ…, thì rồi đây, bài ca Lam sẽ thật sự tắt lịm.
Chúng ta không cần nhiều nhạc sĩ. Chúng ta chỉ cần một vài người trẻ biết cảm, biết viết và biết sống hết mình cho một bài hát. Chúng ta không cần nhiều tuyển tập. Chúng ta chỉ cần mỗi năm một ca khúc mới vang lên giữa lửa trại, đủ để khiến các em lặng người, khóc, và thấy mình thuộc về điều gì đó đẹp hơn – Thuộc về GĐPT.
Khi ấy, các Anh Bửu Ấn, Dương Xuân Nhơn vẫn luôn ở bên chúng ta. Các Anh vẫn sống trong từng ca từ được viết tiếp, từng giai điệu ngân lên bằng trái tim Lam thời đại mới.
Và chúng ta – những người đang đi giữa “những mùa lá rụng” – hãy là người giữ lửa, giữ cho âm nhạc Lam mãi mãi là một di sản, đồng thời là một dòng sống, tiếp nối trong dòng chảy đạo tâm và lý tưởng phụng sự.
Xin cúi đầu tưởng niệm với lòng biết ơn sâu thẳm nhất.
Tháng Tư, Tưởng niệm Niên trưởng Nguyên Định – Bửu Ấn và Thiện Hiền – Dương Xuân Nhơn
Yuma, ngày 11 tháng Tư, 2025
Quảng Pháp TRẦN MINH TRIẾT
BẢN DỊCH ANH NGỮ
The Music of Falling Leaves:
A Tribute to the Melodists of Lam Spirit
The old trees shed their leaves in silence, like the final notes of a symphony arriving at its pensive coda. With the passing of our pioneering Buddhist musicians – Bửu Bác, Ưng Hội, Lê Mộng Nguyên, Lê Cao Phan, Hoàng Cang, Bửu Ấn, Đức Quảng, and most recently, Huynh Trưởng Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn – a vast silence has crept into the heart of the musical soul of Gia Đình Phật Tử Việt Nam. It is the hush between two verses, the rest in a song unfinished.
Who were Bửu Ấn, Thiện Hiền, and those venerable elders? They were the ones who gave voice to the Lam spirit in melody. They were the bells that stirred youthful hearts and nourished minds with songs steeped in Compassion, Wisdom, and Courage. They were not merely musicians – they were Huynh Trưởng, trailblazers, torchbearers who lit the path with melodies that transcended time.
Now, as we gather in remembrance, lighting a humble incense of the heart for these musical mentors, a painful question arises: Is the music of GĐPT fading into silence?
There are no new compositions. No worthy heirs. Little encouragement, scant appreciation, and rare investment. The songs of Lam echo mostly in the memories of the elderly, in gatherings where performance often overshadows emotion.
But is it truly fading – or merely awaiting a new spring, a new generation that listens with the heart, that is stirred, and dares to continue?
Perhaps never before has GĐPT’s music been enveloped in such aching stillness. Not because we lack singers, but because we lack songwriters. Not because no one can play an instrument, but because few now compose from a vow of the heart.
From the rousing idealism of Ưng Quả – Ưng Hội’s songs to the lyrical, liberating verses of Lê Mộng Nguyên; from the spiritual artistry of Lê Cao Phan to the heartfelt, homeland-rich language of Đức Quảng and Bửu Ấn, and the soul-touching ballads of Dương Xuân Nhơn – the Lam music tradition has formed a distinct stream: not merely educational, but the very spirit that binds us.
And one by one, they are gone.
Each time one of our elder musicians departs, a great tree in the Lam forest falls, and a treasure trove of inspiration is sealed. With Bửu Ấn’s passing, we lost a composer who wrote with the tender heart of a Huynh Trưởng. He composed not merely to sing, but to plant seeds of loving-kindness in the hearts of the young. His songs were pure, unadorned, yet rich with inward teaching.
And Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn – a reserved and gentle soul overflowing with Lam spirit – devoted himself wholly to GĐPT’s musical life. In his lyrics, we see a Huynh Trưởng who lived the full measure of his vows: persistent, soft-spoken, but unwavering in his ideals.
“Lam music must not be mere form. It must touch the ideal and the deep yearning for a life imbued with Dharma.” – Nguyên Định Bửu Ấn.
That is how they lived, how they wrote, and how they served.
And us – those still here – what are we doing to preserve that legacy?
Yes, we still sing the old songs. We still reprint the old collections. But in doing so, we expose the gap: a lack of new voices, new songs, new expressions of feeling.
Why? Perhaps because GĐPT is losing the environment that once nurtured its composers.
Perhaps we have relegated music to a supplementary role in our gatherings, instead of honoring it as a powerful means of spiritual education.
Perhaps we are so consumed by programs, schedules, and formalities that we forget: a well-timed song, deeply felt and truly meaningful, can stir the soul more powerfully than a long sermon.
No, Lam music is not dead. It sleeps. But it will slumber forever if no one awakens to continue the song.
When an organization loses the voice of its heart, no amount of camps, policies, or regulations can give it a soul. And music is precisely that: the voice of Lam’s heart.
Why is it that we rarely hear a new song that moves us to silence, to tears?
The answer lies not in a lack of skill but in a lack of inspiration. A new generation of composers only emerges when it is ignited, encouraged, and believed in. But how often do our training camps invite young songwriters to teach? How many programs offer spaces to compose new songs? How many articles speak to the urgent need to nurture Lam music as a sacred calling?
We forget: every GĐPT song is a lesson, a sutra, a testimony to the ideal.
The composers of Lam songs were not professional musicians – they were Huynh Trưởng who lived their ideals and translated them into melody. Not flamboyant. Not self-serving. But deep as the earth, fragrant as incense, and quiet as a footstep in devotion.
To revive Lam music, we need not industrialize it. We must revive the stream of ideals that once nourished the composers of old. Only those who live the true Lam path can write songs worthy of carrying it forward. There must be training camps where people speak not just of management, but of pain, aspiration, and devotion – raw material for true art.
Bửu Ấn and Dương Xuân Nhơn never taught us how to compose. They taught us how to listen – listen to ourselves within the life of the ideal. They wrote when their hearts ached for GĐPT. They wrote when smiling at their younger siblings. They wrote when their spirits longed to light something in the darkness.
Their greatest teaching was not in musical scores – but in the spirit of selfless service. They sought no fame, only to give.
So what shall we do?
First, remember them with heartfelt gratitude.
Sing their songs with sincerity, like lighting an incense within.
Do not let Lam songs become mere entertainment. Let them illuminate the ideal and transform the soul.
Second, awaken the new generation.
GĐPT has many youths who play instruments, who feel deeply, who have a spiritual core. What they lack is mentorship. Encouragement.
We need a movement: “Continue the Lam Song.”
We need workshops that ignite creative inspiration through the voices of the past.
We need programs like “The Lam Music Stream” – not just to memorialize, but to transmit.
And finally, we must recognize Lam music as the backbone of our organization – not an accessory. It is the medium of transformation, connection, and transmission.
We live in an age where every value risks being diluted, lost in the whirlwind of technology and fleeting trends. Yet Lam music, with all its simplicity, purity, and idealism, may be one of the last sanctuaries where the young can still touch something real.
But only if we preserve it with our own ideal lives, with empathy, and with hearts tuned to the voices of those who came before, can that music avoid becoming a mere echo of the past. Lam music must live on – in the hearts of new composers, new singers, and new bearers of the Lam ideal.
No one else can do this but us – today’s Huynh Trưởng.
If we train only for execution, only for management skills, while forgetting the emotional, artistic heart in each young member – then yes, Lam music will truly fall silent.
We do not need many composers. Just a few youths who can feel, write, and live fully for a single song. We do not need endless anthologies. Just one new song each year sung around the campfire, enough to make our young ones fall silent, cry, and feel they belong to something beautiful. To GĐPT.
Then Bửu Ấn, Dương Xuân Nhơn – they will still be with us. They will still live – through each line written anew, each melody sung with the Lam heart of a new era.
And we – walking amidst the falling leaves – let us be the keepers of the flame, so that Lam music remains forever both a legacy and a living stream, flowing through the Dharma-heart and the ideal of selfless service.
Let us bow in remembrance, with our deepest gratitude.
April, in remembrance of Elders Nguyên Định Bửu Ấn and Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn
Yuma, April 11, 2025
Quảng Pháp TRẦN MINH TRIẾT
oOo
Nguồn: Sen Trắng Hoa Kỳ.
