Luật Gia Đình Phật Tử

5 ĐIỀU LUẬT CỦA HUYNH TRƯỞNG, NGÀNH THANH & NGÀNH THIẾU
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

1. Phật Tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

(Chương thứ I, điều 5, mục A, Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam).

3 ĐIỀU LUẬT CỦA NGÀNH ĐỒNG
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.

(Chương thứ I, điều 5, mục B, Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam).

PHÂN TÍCH

I/ LUẬT HUYNH TRƯỞNG – NGÀNH THANH – NGÀNH THIẾU: 

1. Quy y Phật Pháp Tăng: là quay về nương tựa Tam Bảo. Là Phật Tử, phải tôn Phật Pháp Tăng làm thầy, trọn đời quy ngưỡng, hướng về Tam Bảo, không theo Thượng Đế, tà sư, không theo ngoại đạo tà giáo, không theo bè đảng độc ác.

Giữ giới đã phát nguyện: Giới là những giới luật của Đức Phật đặt ra. Người Phật Tử tại gia thực hành và duy trì năm giới, tùy nguyện tùy sức đã phát nguyện thọ lãnh giới nào thì triệt để giữ giới ấy, không lúc nào trái phạm. Nếu trái phạm thì phải làm lễ sám hối rồi cầu xin giữ lại.

2. Mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống: Phật Tử thực hành hạnh từ bi, mở rộng lòng thương bản thân mình, gia đình mình và tất cả mọi người, mọi loài là tôn trọng sự sống của tất cả chúng sanh. Phật Tử tôn trọng sự sống nghĩa là không những không giết hại mạng sống của bất cứ người nào, sinh vật nào, mà còn phải bảo tồn, tôn trọng tất cả sự sống, kể cả sự sống của những sinh vật nhỏ. Phật Tử ăn chay và không sát hại là giữ được điều luật này.

3. Trau dồi trí tuệ: Trí tuệ là lý trí là sự hiểu biết. Phật Tử dùng trí tuệ để tìm hiểu, học hỏi, dùng lý trí để xét đoán, không mê tín dị đoan. Phải dùng trí phán đoán vô tư để tìm hiểu, nếu phải thì công nhận, nếu trái thì không tin. Đối với Phật Pháp, Phật Tử hết sức tìm hiểu giáo pháp của Phật, dùng lý trí phân tích, thực nghiệm để thực hành, để sống như lời Phật dạy, vì Phật Tử nhận rõ rằng chỉ có sự thực hành mới phát sinh trí tuệ con người.

Tôn trọng sự thật: nghĩa là biết sống đúng với lẽ phải và sự thật. Phật Tử sẽ không nói láo vì nói láo là trái với sự thật. Phật Tử không xuyên tạc sự thật để mưu cầu danh lợi hay để bênh vực lòng tự ái của mình.

4. Trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm: Phật Tử thực hành hạnh thanh tịnh (hạnh hoa sen trong trắng) để giữ gìn thân thể, lời nói, ý nghĩ, việc làm cho trong sạch. Phật Tử chỉ nói lời chân thật, hòa nhã; Phật Tử không nghĩ, không làm các điều ác, chỉ nghĩ, chỉ làm các điều thiện có lợi cho mình và người khác.

5. Sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo: Phật Tử thực hành hạnh hỹ xã và tinh tấn. Hỹ xã nghĩa là luôn luôn hoan hỷ, vui vẻ, dầu gặp những nghịch cảnh, trở ngại, Phật Tử vui vẻ hy sinh để giúp đỡ cứu khổ cho mọi người mọi loài, không để tâm ganh ghét thù hằn một ai. Tinh tấn nghĩa là chuyên cần trên mọi công việc. Phật Tử luôn luôn tinh tấn trên đường tu tập, và làm việc gì cũng phải quyết chí làm cho đến khi thành tựu mới thôi. Dù gặp thất bại, Phật Tử không có quyền lùi bước và luôn gắng sức mỗi khi gặp nghịch cảnh, trở ngại.

I/ LUẬT NGÀNH ĐỒNG: 

1. Tưởng nhớ Phật: Phật thương yêu em và thương yêu tất cả mọi người, mọi vật. Tưởng nhớ Phật em sẽ được gần ngài để bắt chước và noi theo tánh tốt của ngài.

2. Kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em: Cha mẹ hết lòng nuôi nấng cho em khôn lớn, lo cho em học hành nên người, cho nên em phải thương kính cha mẹ. Em còn phải thuận thảo với anh chị em, vì hàng ngày cùng chung sống với nhau, thương yêu giúp đỡ nhau. Em phải ôn hòa với anh chị, nhường nhịn và giúp đỡ với các em nhỏ.

3. Thương người và vật: Vì mọi người mọi loài đều biết đau đớn, đói khát, khổ cực. Em có thương yêu người thì mới được mọi người thương yêu lại. Em biết thương yêu người và vật, mới xứng đáng là con ngoan của Phật.

PHỤ LỤC 1:

Bản giải thích Luật GĐPTVN tại Hải Ngoại:

The five rules of teenage and adult Members and the Leaders

I.   Foreword: 

The Vietnamese Buddhist Youth Association Code of Conduct states the following five rules for youth and adult members:

  1. A Buddhist takes refuge in the Three Jewels and practices the precepts one has vowed.
  2. A Buddhist widely expresses his compassion and respects the lives of all beings.
  3. A Buddhist must cultivate his wisdom and respect the truth.
  4. A Buddhist must live in purity in material, spirit, speech, and behaviour.
  5. A Buddhist must be understanding, forgiving, and diligent in practicing Buddhism.

Above are the five rules established for members to obey to prevent wrongdoings, and to build up values and morality.

II.  Definition:

1. Taking refuge in the Buddha, Dharma and Sangha means to have the Three Jewels as guides for one’s daily activities. As a Buddhist, one needs to believe and respect the Three Jewels, and not in God nor supernatural power.

Practicing the precepts that one has vowed: Precepts are the rules set by Buddha. We, as Buddha’s lay disciples, practice the five precepts according to our capability and suitability. If the rules are violated, one needs to repent and vow not to repeat the same mistake.

2. Always expressing one’s love and respecting the lives of all living creatures: A Buddhist practices Compassion by loving himself, his family and all other living beings. A Buddhist should respect the lives of all living creatures even a tiny insect by not killing them. Furthermore, one should find ways to protect them. Avoid killing and only eating vegetables are ways of practicing this rule.

3. Cultivating the wisdom: Wisdom is one’s intelligence. Wisdom is one’s knowledge. A Buddhist should not be superstitious. One should use his/her intelligence to understand, learn, or evaluate something. A Buddhist must use his/her impartial opinion on all matters, accept what is right, and does not believe something that is ambiguous. Before practicing Buddha’s Teachings, one should understand and analyze it. Only through practicing and living by Buddha’s Teachings can one accumulate knowledge.

Respecting the truth means accepting that which is right. A Buddhist never says misleading words that are not the truth. A Buddhist should not distort the truth to profit from it or to defend his/her pride.

4. Living in purity in materials, spirit, speech and behaviour: A Buddhist practices the Purity code (the lotus symbol) to keep his/her body, speech, thoughts and actions clean. A Buddhist says only truthful and peaceful words; a Buddhist should not think and act evil; instead, he/she should think and act only in ways benefiting himself/herself and others.

5. A Buddhist must be understanding and forgiving, and be diligent in practicing Buddhism: A Buddhist must practice the Forgiveness and Diligence codes. The forgiveness code means always being joyful and happy even when encountering adversity. A Buddhist is willing to sacrifice for all living creatures. He/she should not be jealous and resentful. The diligence conduct means to always improve in whatever one is pursuing. A Buddhist diligently practices Buddha’s teachings, and perseveres until the task is complete. When encountering adversity, a Buddhist does not withdraw or step back, but perseveres to overcome the problem.

The Rules of Oanh Vũ

As Oanh Vũ one needs to memorize, understand and practice the three rules of the Oanh Vũ.

1. Reflect and think of Buddha: Buddha loves all beings and all living creatures. In remembering Buddha, one will have the feeling that he is always with one and one will follow in his step to do good deeds in life.

2. Listen and love one’s parents and get along with one’s siblings: Our parents raised and cared for us with all their heart. They taught us right from wrong, in hope that we become a productive citizen. To express one’s gratitude for one’s parents, one needs to obey and love one’s parents. Brothers and sisters who live in the same family have to love and help each other. One has to obey older brothers and sisters and be generous and kind with the younger members in the family. In doing so, one also shows one’s love for one’s parents because if the siblings do not get along, the parents are not happy.

3.   Love human beings and living creaturesWe suffer when pain is inflicted, and we want to eat when we are hungry. Animals do the same things. In other words, all beings have feelings. There fore, we should love each other. If one shows one’s love toward others, they will love us back. By expressing one’s love towards others, one will become a good disciple of the Buddha.

Bản dịch tài liệu của GĐPTVN TẠI HOA KỲ.

PHỤ LỤC 2:

Video giải thích 5 Điều Luật GĐPT
(Anh ngữ)

GĐPT Liên Hoa, Adelaide, Australia thực hiện – 2024.

>>> Xem thêm:
Châm ngôn – Khẩu hiệu – Luật của Gia Đình Phật Tử Việt Nam qua những lần tu chỉnh Nội Quy

———=oOo=———

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.