TVGĐPT – Mục lục trong chuyên đề này:
1. Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam bản hiện hành (1973).
2. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản tu chỉnh (1967).
3. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản ban hành đầu tiên (1964).
4. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Âu Châu.
5. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Úc Đại Lợi.
6. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Hoa Kỳ.
7. Nội Quy G.Đ.P.T.V.N bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Gia Nã Đại.
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
oOo
Bản hiện hành – tu chỉnh năm 1973
(Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Toàn Quốc ngày 29-30.7.1973 tại Đà Nẵng)
Tiểu Ban Tu Thư Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN ấn hành
Phật lịch 2540
oOo
LỜI NÓI ĐẦU
Phát khởi trong hoàn cảnh lịch sử và xã hội biến động, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã trưởng thành trong kinh nghiệm gian khổ của dân tộc. Là một tổ chức giáo dục thanh niên, suốt trên 50 năm qua, Gia Đình Phật Tử đã đáp ứng nhu cầu lý tưởng và hành động cho một số đông đảo Đoàn Viên hàng chục vạn đang sinh hoạt từ thành thị đến nông thôn. Được như thế là nhờ ở một đường lối chính đáng, một tổ chức có cương lĩnh, một cơ quan lãnh đạo sáng suốt. Chừng ấy nguyên lý hành động đã được đúc kết vào Bản Nội Quy này.
Đây là một công trình cân não và xương máu toàn thể Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mau mà lịch sử đã đánh dấu bằng những nét chính:
- Năm 1940: Hình thành trong danh hiệu Gia Đình Phật Hóa Phổ.
- Năm 1951: Một Đại Hội thống nhất các Gia Đình Nam, Trung, Bắc thể hiện ngày khai sáng danh hiệu Gia Đình Phật Tử hiện tại.
- Năm 1961: Một Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc họp tại Sài Gòn, trong hoàn cảnh khó khăn, đã tu chỉnh một lần, và sau ngày Pháp Nạn, một Đại Hội toàn quốc đánh dấu sự trưởng thành và thống nhất Gia Đình Phật Tử Việt Nam vào tháng 6 năm 1964.
Vận mệnh và uy tín của một đoàn thể quan yếu ở tổ chức và hành động. Bản Nội Quy này đề ra một quy mô tổ chức nhất quán từ trung ương cho tới đơn vị Gia Đình. Dựa trên những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ, bản Nội Quy quy định những nguyên tắc phân quyền rất khúc chiết và bình đẳng, Những nguyên tắc ấy bảo đảm cho đường lối chỉ đạo chặt chẽ phân minh và thắt chặt trong tình tương thân ruột thịt của toàn thể Đoàn Viên Gia Đình Phật Tử. Và từ những tiêu chuẩn căn bản đó, mọi hoạt động thường xuyên của Gia Đình Phật Tử sẽ được xúc tiến mạnh mẽ. Nhờ sự điều hành của một Ban Hướng Dẫn hùng hậu và nhất trí, nhờ những chương trình tu học thích hợp, Gia Đình Phật Tử đã và đang tiến mạnh trong mục đích: Đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành Phật Tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo. Trong quá trình hoạt động, Gia Đình Phật Tử đã hiến dâng cho đạo những vị Thánh Tử Đạo, những tín đồ trung kiên, phóng xã, đã góp cho đời những công dân xứng đáng khắp mọi lĩnh vực.
Bản Nội Quy này đã được Tổng Vụ Thanh Niên thừa ủy nhiệm Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất duyệt y trong tinh thần chấp nhận sự trưởng thành của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Toàn thể Đoàn Viên phát nguyện: “Tích cực thực hiện Nội Quy để cho Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển.”
BAN HƯỚNG DẨN TRUNG ƯƠNG.
oOo
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Đã được tu chỉnh do Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN
Ngày 29, 30 tháng 7 năm 1973 tại Đà Nẵng.
***
CHƯƠNG THỨ NHẤT
DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH – CHÂM NGÔN – KHẨU HIỆU – LUẬT
Điều 1: Danh hiệu:
Chiếu điều thứ 16 chương II của Hiến Chương lập ngày 14 tháng 12 năm 1965. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Tổ chức này nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên (Gia Đình Phật Tử Vụ) của Viện Hóa Đạo.
Điều 2: Mục đích:
- Đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng Niên thành Phật Tử chân chính.
- Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
Điều 3: Châm ngôn:
- BI – TRÍ – DŨNG.
Điều 4: Khẩu hiệu:
- TINH TẤN.
Điều 5: Luật:
A. Luật của Thanh Thiếu Niên:
- Phật Tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
- Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
- Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
- Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
- Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Luật của Đồng Niên (Oanh Vũ):
- Em tưởng nhớ Phật.
- Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
- Em thương người và vật.
CHƯƠNG THỨ HAI
TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC – ĐẠI HỘI – TÀI CHÍNH.
Điều 6: Tổ chức:
A. Cấp Trung Ương:
– Cấp lãnh đạo cao nhất của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
– Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam do Đại Hội Gia Đình Phật Tử Toàn Quốc bầu lên.
– Vị Trưởng Ban là một Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử và đương nhiên là Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ trong Tổng Vụ Thanh Niên của Viện Hóa Đạo.
– Thành phần Ban Chấp Hành:
- 1 Trưởng Ban.
- 2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách Ngành Nam, 1 phụ trách Ngành Nữ).
- 1 Tổng Thư Ký.
- 2 Phó Tổng Thư Ký.
- 1 Thủ Quỹ.
- 1 Ủy Viên Nội Vụ.
– Các Ủy Viên:
- 1 Ủy Viên Nghiên Huấn.
- 1 Ủy Viên Tổ Kiểm.
- 1 Ủy Viên Hoạt Động Thanh Niên và Xã Hội.
- 1 Ủy Viên Văn Nghệ.
- 1 Ủy Viên Doanh Tế.
- 1 Ủy Viên Tu Thư.
- 1 Ủy Viên Nam Phật Tử.
- 1 Ủy Viên Nữ Phật Tử.
- 1 Ủy Viên Thiếu Nam.
- 1 Ủy Viên Thiếu Nữ.
- 1 Ủy Viên Nam Oanh Vũ.
- 1 Ủy Viên Nữ Oanh Vũ.
Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn Trung Ương mời 1 Phụ Tá.
– Và 8 Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại 8 Miền:
- Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung Phần).
- Liễu Quán (Nam Trung Nguyên Trung Phần).
- Khuông Việt (Cao Nguyên Trung Phần).
- Khánh Hòa (Miền Đông Nam Phần).
- Huệ Quang (Tiền Giang Nam Phần).
- Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần).
- Vĩnh Nghiêm (Phật Tử Vĩnh Nghiêm).
- Quảng Đức (Thủ Đô Sài Gòn).
Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ương còn có 1 Ban Cố Vấn Giáo Lý.
Ban Thường Vụ:
- 1 Trưởng Ban.
- 2 Phó Trưởng Ban.
- 1 Tổng Thư Ký.
- 2 Phó Tổng Thư Ký.
- 1 Ủy Viên Nội Vụ.
- 1 Thủ Quỹ.
Ban Viên bị khuyết:
Trường hợp 1 chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương bị khuyết:
– Nếu là Trưởng Ban thì Ban Hướng Dẫn Trung Ương đề cử một trong hai vị Phó Trưởng Ban và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên duyệt.
– Nếu là các vị khác thì Ban Hướng Dẫn Trung Ương đề cử và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
– Trong trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn Trung Ương bị khuyết quá 1/3 tổng số thì cần triệu tập một Đại Hội Toàn Quốc thu hẹp để bổ sung và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
B. Cấp Miền:
Thành phần:
- 1 Đại Diện (nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương do Đại Hội Gia Đình Phật Tử Toàn Quốc bầu lên).
- 1 Thư Ký và 1 Thủ Quỹ (do Đại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương).
Miền Vĩnh Nghiêm: Các Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm có một Ban Hướng Dẫn duy nhất tương đương cấp Tỉnh. Trưởng Ban Hướng Dẩn Gia Đình Phật Tử Vĩnh Nghiêm đương nhiên là Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền Vĩnh Nghiêm.
Miền Quảng Đức: Thủ Đô Sài Gòn có một Ban Hướng Dẫn Thủ Đô Sài Gòn tương đương cấp Tỉnh. Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Thủ Đô đương nhiên là Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền Quảng Đức.
C. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:
– Mỗi tỉnh hay thị xã biệt lập (như Đà Nẵng, Cam Ranh…) có từ năm (5) Gia Đình Phật Tử trở lên có một Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã bầu lên.
– Trưởng Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử, đương nhiên là Trưởng Ban Gia Đình Phật Tử trong Thanh Niên Vụ của Tỉnh Giáo Hội.
Thành phần Ban Hướng Dẫn:
- 1 Trưởng Ban.
- 2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách Ngành Nam và 1 phụ trách Ngành Nữ).
- 1 Tổng Thư Ký.
- 1 Phó Tổng Thư Ký.
- 1 Thủ Quỹ.
- Các Ủy Viên khác đều giống như Ban Hướng Dẫn Trung Ương (các Ban Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã mời 1 Phụ Tá cho mình).
Bên cạnh Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã có một Ban Cố Vấn Giáo Lý và một Ban Bảo Trợ.
Ban Viên bị khuyết:
– Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã bị khuyết thì Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã đề cử và đệ trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt.
– Trong trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã bị khuyết quá 1/3 tổng số Ban Viên thì cần phải triệu tập một Đại Hội Huynh Trưởng thu hẹp để bổ sung và đệ trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt y.
Đại Diện Quận:
Tại mỗi Quận, Ban Hướng Dẫn có thể có một Đại Diện hay một Ban Đại Diện Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã với điều kiện có bảy (7) Gia Đình Phật Tử trở lên.
Thành phần Đại Diện Quận:
- 1 Đại Diện (nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã bầu lên).
- 1 Thư Ký.
- 1 Ban Viên Tổ Kiểm (do Đại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã).
- 1 Thủ Quỹ.
D. Cấp Gia Đình:
a) Mỗi xã (tại các quận), phường (tại các đô thị), Chi hay Khuôn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, có thể thành lập một hay nhiều Gia Đình Phật Tử song không nhất định khu vực.
b) Mỗi Gia Đình sinh hoạt riêng biệt Nam và Nữ, trừ trường hợp Gia Đình dưới 4 Đoàn.
c) Mỗi Gia Đình phải có tối thiểu 2 Đoàn và tối đa là 6 Đoàn.
d) Mỗi Đoàn có tối thiểu là 2 Đội, Chúng và số Đoàn Viên từ 12 đến 32 em.
e) Mỗi Đội (Thanh, Thiếu Niên), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ) hay Đàn (Oanh Vũ) có từ 6 đến 8 em.
f) Oanh Vũ: Nam và Nữ từ 7 đến 12 tuổi.
g) Thiếu Niên: Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.
h) Thanh Niên: Nam và Nữ từ 18 tuổi trở lên.
– Thành phần Ban Huynh Trưởng Gia Đình:
- 1 Gia Trưởng.
- 2 Liên Đoàn Trưởng (1 phụ trách Ngành Nam và 1 phụ trách Ngành Nữ).
- 1 Thư Ký.
- 1 Thủ Quỹ.
- Các Đoàn Trưởng và Đoàn Phó hai Ngành.
Trừ Gia Trưởng, các ban viên đều do Ban Huynh Trưởng Gia Đình bầu lên.
Ban Huynh Trưởng không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.
Bên cạnh Ban Huynh Trưởng có một Ban Bảo Trợ.
Mỗi Đoàn có:
- 1 Đoàn Trưởng.
- 1 hay 2 Đoàn Phó để điều động sinh hoạt của Đoàn.
Mỗi Đội, Chúng hay Đàn có:
- 1 Đội, Chúng hay Đàn Trưởng.
- 1 Đội, Chúng hay Đàn Phó trông coi.
Điều 7: Nhiệm vụ – Liên lạc:
A. Cấp Trung Ương:
- Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử điều động toàn Ban, điều khiển và kiểm soát các Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
- Thực hiện đúng Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
- Tổ chức trường hay các lớp huấn luyện Huynh Trưởng các Trại toàn quốc.
- Báo cáo sinh hoạt mỗi tam cá nguyệt cho Tổng Vụ Thanh Niên và Viện Hóa Đạo.
- Đặc quyền ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định thành lập và điều hành các Ban Chấp Hành hay Đại Diện Gia Đình Phật Tử Tỉnh hay Thị Xã ở các tỉnh hay thị xã chưa đủ điều kiện để thành lập Ban Hướng Dẫn.
B. Cấp Miền:
- Đại Diện Miền thay mặt Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam để đôn đốc, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động của Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã thuộc Miền của mình vào tuần lễ cuối mỗi tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
- Liên lạc với Đại Diện Miền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam để thông hiểu tình hình và giải quyết những vấn đề liên quan đến Gia Đình Phật Tử.
- Đại diện cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương trong các lễ lược do các Gia Đình Phật Tử trong tỉnh hay thị xã tổ chức.
- Đôn đốc các Trại liên tỉnh, thị xã trong Miền.
C. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:
- Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã có phận sự điều động toàn Ban thi hành chỉ thị của Trung Ương.
- Thành lập các Gia Đình Phật Tử mới trong tỉnh hay thị xã.
- Tổ chức các Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp, Cấp 1, Cấp 2 và Đội, Chúng Trưởng hay Trại Liên Gia Đình trong tỉnh hay thị xã.
- Là Ban Viên trong Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo cấp tỉnh hay thị xã.
- Báo cáo sinh hoạt hàng tháng lên Ban Đại Diện Gia Đình Phật Tử Miền và Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Ương.
D. Cấp Gia Đình:
1. Gia Trưởng:
a) Vị này là một Cư Sĩ từ 30 tuổi trở lên và có uy tín trong Ban Đại Diện Giáo Hội cấp phường, xã, Chi hay Khuôn và hiểu biết về Gia Đình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời và được sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã.
b) Nếu Liên Đoàn Trưởng từ 30 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với Ban Đại Diện Giáo Hội cấp phường, xã, Chi hay Khuôn có thể kiêm chức vụ Gia Trưởng.
c) Thu nhận Đoàn Sinh mới vào Gia Đình.
d) Thay mặt Ban Huynh Trưởng về mặt đối ngoại liên quan đến Gia Đình Phật Tử, thi hành Nội Quy và cùng với Ban Huynh Trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã.
2. Liên Đoàn Trưởng:
a) Điều động Ban Huynh Trưởng.
b) Thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn tỉnh.
c) Tổ chức các lớp huấn luyện Đội hay Chúng Trưởng trong Gia Đình để chuẩn bị dự các lớp huấn luyện của Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã.
d) Báo cáo sinh hoạt hàng tháng cho Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã.
3. Đoàn Trưởng:
a) Thi hành các quyết định của Ban Huynh Trưởng và điều động Đoàn của mình với sự trợ tá của Đoàn Phó.
b) Vạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng và hàng tuần cho Đoàn.
c) Tổ chức Trại và du ngoạn của Đoàn… (có sự chấp thuận của Liên Đoàn Trưởng).
d) Chịu trách nhiệm với Liên Đoàn Trưởng.
4. Đội Trưởng, Chúng Trưởng, Đàn Trưởng:
a) Thi hành quyết định của Đoàn Trưởng; điều khiển Đội, Chúng, Đàn của mình với sự trợ tá của Đội, Chúng hay Đàn Phó.
b) Soạn chương trình sinh hoạt của Đội, Chúng (dựa theo chương trình của Đoàn).
c) Chịu trách nhiệm với Đoàn Trưởng.
Điều 8: Danh hiệu Gia Đình:
Danh hiệu của các Gia Đình Phật Tử được Ban Hướng Dẫn tỉnh hay thị xã chấp thuận.
Điều 9: Đại Hội:
A. Cấp Trung Ương:
Cứ 2 năm một lần có Đại Hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Ngày Đại Hội phải được tổ chức chậm nhất là 1 tháng trước Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
B. Cấp Tỉnh hay Thị Xã:
– Hàng năm có Đại Hội thường niên để kiểm điểm sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Đình Phật Tử trong năm tới.
– Cứ hai năm Đại Hội bầu Ban Hướng Dẫn Tỉnh mới để chuẩn bị tham dự đại hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc.
– Đại hội Gia Đình Phật Tử tỉnh hay thị xã phải được tổ chức chậm nhất là 1 tháng trước Đại Hội Gia Đình Phật Tử toàn quốc.
C. Cấp Gia Đình:
1. Mỗi tháng Ban Huynh Trưởng của Gia Đình họp lại một lần để kiểm điểm công việc của Gia Đình trong tháng và hoạch định chương trình hoạt động cho tháng tới.
2. Mỗi tam cá nguyệt (thay buổi họp hàng tháng) Ban Huynh Trưởng họp 1 lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho mỗi tam cá nguyệt tới.
3. Mỗi năm (thay buổi họp hàng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp Thường Niên của Ban Huynh Trưởng Gia Đình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Đình.
Điều 10: Tài chánh:
a) Gây quỹ: Quỹ của Gia Đình gồm những khoản sau đây:
– Tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm.
– Tiền trợ cấp của các Ban Đại Diện liên hệ theo hệ thống ngang của Giáo Hội.
– Tiền trợ phí của Đoàn Sinh.
– Tiền do Ban Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử ủng hộ.
– Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác để gây quỹ.
b) Phân bổ:
1. Gia Đình mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn tỉnh 400 đồng; số tiền này có thể gởi làm 2 kỳ.
2. Ban Hướng Dẫn tỉnh mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương 1.000 đồng trước tháng 6 mỗi năm.
3. Miền: Chi phí của Đại Diện Miền do Ban Hướng Dẫn Trung Ương đài thọ.
CHƯƠNG THỨ BA
HUY HIỆU – BÀI CA CHÍNH THỨC – ĐỒNG PHỤC
Điều 11: Huy hiệu:
Huy hiệu chính thức của Gia Đình Phật Tử là: Hoa Sen Trắng tám cánh trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
Điều 12:
a) Bài ca chính thức: Bài Hoa Sen Trắng là bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử.
b) Cấp hiệu và Huy hiệu: Các cấp hiệu và huy hiệu cùng một thể thức do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định và phát hành.
c) Chào: Ấn Cát Tường, chỉ áp dụng khi mặc đồng phục Gia Đình Phật Tử (bàn tay đặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cạnh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).
Điều 13: Đồng phục:
a) Nam Phật Tử và Thiếu Niên: Sơ mi lam, tay cụt, 2 túi và cầu vai; quần sọt xanh nước biển 2 túi sau; nón lá hay mũ Phật Tử (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Đoàn).
b) Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ: Áo dài lam; quần trắng (khi đi trại nên có trại phục).
c) Nam Oanh Vũ: Sơ mi lam, tay cụt có cầu vai; quần sọt màu xanh nước biển 2 túi sau, có dây đeo; mũ bê-rê hay mũ rộng vành màu xanh biển chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt được đồng nhất cho mỗi Đoàn).
d) Nữ Oanh Vũ: Sơ mi lam tay cụt phồng; váy màu xanh nước biển; mũ hay nón (tùy theo địa phương, nhưng cốt được đồng nhất cho mỗi Đoàn).
Đồng phục và huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội, của Gia Đình trong những buổi cắm trại và buổi họp.
CHƯƠNG THỨ TƯ
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
KHUÔN DẤU – GIA NHẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Điều 14: Điều kiện thành lập Gia Đình Phật Tử:
– Khác với hệ thống tổ chức của Tổng Vụ Cư Sĩ, Gia Đình Phật Tử tại các thôn, ấp, xã, phường, quận cỏ thể tùy nghi thành lập không phân định khu vực.
– Đoàn Quán đặt tại nơi nào thì liên lạc theo hệ thống hàng ngang với Ban Đại Diện Giáo Hội sở tại.
– Mỗi Gia Đình Phật Tử phải có ít nhất là 2 Huynh Trưởng đã dự lớp huấn luyện mới được phép thành lập.
A. Trong trường hợp đã có 1 Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì:
– Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
– Sau 6 tháng hoạt động điều hòa mới được Ban Hướng Dẫn Tỉnh chính thức thừa nhận.
B. Trong trường hợp chưa có 1 Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì:
– Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
– Phải trình giấy ủy nhiệm này cho Giáo Hội sở tại.
– Gia Đình Phật Tử đã thành lập đúng theo điều 6 mục D về cấp Gia Đình, Huynh Trưởng phải báo cáo cho Ban Đại Diện Giáo Hội sở tại và Ban Hướng Dẫn Trung Ương chính thức thừa nhận.
Điều 15: Khuôn dấu:
Chỉ có 5 cấp có khuôn dấu mà thôi: Trung Ương, Miền, Tỉnh, Quận và Gia Đình.
Kiểu và khuôn khổ cho mỗi cấp do Ban Hướng Dẫn Trung Ương định.
Điều 16: Điều kiện gia nhập:
1. Muốn gia nhập Gia Đình phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn tại Gia Đình). Nếu là 1 nam Phật Tử hay nữ Phật Tử (18 tuổi trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có 2 Đoàn Viên giới thiệu.
2. Sau 3 tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Đoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Đoàn Sinh mới được làm lễ phát nguyện và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Đoàn Sinh chính thức của Gia Đình.
Điều 17: Kỷ luật:
A. Huynh Trưởng: Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.
B. Đoàn Sinh: Không đi họp 3 buổi liên tục và không có giấy phép, làm tổn thương đến thanh danh Gia Đình Phật Tử thì không còn mang danh nghĩa Đoàn Sinh nữa.
- Quyết định cho nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của 2/3 Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng.
- Riêng danh sách của Đoàn Sinh cho nghĩ vĩnh viễn phải được thông báo với Ban Hướng Dẫn Tỉnh để chỉ thị cho các Gia Đình Phật Tử trong tỉnh không được thừa nhận.
- Đoàn Sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.
Điều 18: Ngưng hoạt động – Giải tán:
1. Ngưng họạt động:
a) Mọi sự ngưng hoạt động của mỗi Gia Đình Phật Tử trong tỉnh phải được 2/3 số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thỏa thuận của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
b) Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Tỉnh phải được 2/3 số Huynh Trưởng tỉnh biểu quyết với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
c) Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Trung Ương phải do Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định với sự phê chuẩn của Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
2. Giải tán:
a) Những Gia Đình không sinh hoạt đúng theo Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam thì sẽ do Ban Hướng Dẫn Tỉnh quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
b) Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh, chỉ có Ban Hướng Dẫn Trung Ương mới có quyền giải tán mà thôi. Ban Đại Diện Giáo Hội cấp tỉnh có quyền đề nghị giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh với những lý do xác đáng kèm theo tài liệu đầy đủ; quyết định tối hậu vẫn do Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
c) Những Gia Đình hay Ban Hướng Dẫn bị giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.
CHƯƠNG THỨ NĂM
SỬA ĐỔI NỘI QUY
Điều 19: Sửa đổi Nội Quy:
Mọi sự sửa đổi Nội Quy này cần phải do Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc quyết định và được Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phê chuẩn.
- Làm tại Sài Gòn, ngày 21 tháng 5 Phật lịch 2508 (30-6-1964).
- Tu chỉnh tại Sài Gòn, ngày 25 tháng 6 Phật lịch 2511 (1-8-1967).
———= HẾT =———
(Đang cập nhật các phụ lục…)
PHỤ LỤC 1
Bản tu chỉnh năm 1967 (nguyên bản):
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
oOo
Lời Nói Ðầu
– Phát khởi trong hoàn cảnh lịch sử và xã hội biến động, tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt nam đã trưởng thành trong kinh nghiệm gian khổ của dân tộc. Là một tổ chức Thanh Thiếu Ðồng niên, suốt trên 30 năm qua, Gia Ðình Phật Tử đã đáp ứng nhu cầu lý tưởng và hành động của một số đông đảo hàng chục vạn đoàn viên đang sinh hoạt từ thành thị tới nông thôn. Ðược như thế là nhờ ở một đường lối chánh đáng, một hệ thống tổ chức cương lĩnh, một cơ cấu lãnh đạo sáng suốt. Từng ấy nguyên lý hành động đã được đúc kết vào bản Nội Quy nầy.
Ðây là một công trình cân não và xương máu của toàn thể đoàn viên Gia Ðình Phật Tử từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau mà lịch sử đánh dấu bằng những nét chính:
– Năm 1940, hình thành trong danh hiệu Gia Ðình Phật Hóa Phổ.
– Năm 1951, Ðại Hội Thống Nhất các gia đình Trung, Nam, Bắc thể hiện ngày khai sáng danh hiệu Gia Ðình Phật Tử hiện tại.
– Năm 1961, Ðại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc họp tại Sàigòn, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đã tu chính một lần và sau ngày Pháp nạn, một Ðại Hội toàn quốc đánh dấu sự trưởng thành và thống nhất Gia Ðình Phật Tử Việt Nam vào tháng 6 năm 1964.
Vận mệnh và uy tín của một đoàn thể quan yếu ở tổ chức và hành động. Bản Nội Quy nầy đề ra một quy mô tổ chức nhất quán từ trung ương cho đến đơn vị gia đình. Dựa trên những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ, bản Nội Quy quy định những nguyên tắc phân quyền rất khúc chiết và bình đẳng. Những nguyên tắc ấy bảo đảm cho đường lối chỉ đạo chặt chẻ, phân minh và thắt chặt tình tương thân ruột thịt của toàn thể đoàn viên Gia Ðình Phật Tử. Và từ những tiêu chuẩn căn bản đó, mọi hoạt động thường xuyên của Gia Ðình Phật Tử sẽ được xúc tiến mạnh mẻ. Nhờ sự điều hành của một Ban Hướng Dẫn hùng hậu và nhất trí, nhờ chương trình tu học thích hợp, Gia Ðình Phật Tử đã và đang tiến mạnh trong mục đích Ðào Tõo Thanh Thiếu Nhi Phật Tử Chân Chính, Góp Phần Xây Dựng Xã Hội. Trong quá trình hoạt động, Gia Ðình Phật Tử đã hiến dâng cho đạo những vị Thánh Tử Ðạo, những tín đồ trung kiên và đã góp cho đời những công dân xứng đáng khắp mọi lãnh vực.
Bản Nội Quy nầy đã được Tổng Vụ Thanh Niên thừa ủy nhiệm Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất duyệt y trong tinh thần chấp nhận sự trưởng thành của tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam
oOo
Chương Thứ Nhất
Danh Hiệu – Mục Ðích – Châm Ngôn – Khẩu Hiệu – Luật
Ðiều 1: Danh Hiệu:
Chiếu điều thứ 16 chương 2 của Hiến Chương lập ngày 14-12-1965, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là gia đình phật tử Việt nam. Tổ chức nầy nằm trong Tổng Vụ Thanh Niên (Gia Ðình Phật Tử Vụ) của Viện Hóa Ðạo.
Ðiều 2: Mục Ðích
– Ðào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính.
– Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.
Ðiều 3: Châm Ngôn
Bi – Trí – Dũng.
Ðiều 4: Khẩu Hiệu
Tinh-Tấn.
Ðiều 5: Luật
A. Luật của Thanh, Thiếu niên:
1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Luật của Ðồng niên (Oanh Vũ):
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
Chương Thứ Hai
Tổ Chức – Nhiệm Vụ – Liên Lạc – Ðại Hội – Tài Chánh
Ðiều 6: Tổ Chức
A. Cấp Trung Ương:
Cấp lãnh đạo cao nhất của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam là Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam do Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc bầu lên. Vị Trưởng Ban là một Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử, và đương nhiên là Vụ trưởng Gia Ðình Phật Tử Vụ trong Tổng Vụ thanh Niên của Viện Hóa Ðạo.
Thành phần Ban Chấp Hành:
– 1 Trưởng Ban.
– 2 Phó Trưởng Ban (1 phụ trách ngành nam, một phụ trách ngành nữ).
– 1 Tổng Thư Ký.
– 2 Phó Tổng Thư Ký.
– 1 Thủ Quỹ.
– 1 Ủy Viên Nội Vụ.
Các Ủy Viên:
– Ủy Viên Nghiên Huấn.
– Ủy Viên Tổ Kiểm.
– Ủy Viên Hoạt Ðộng Thanh Niên và Xã Hội.
– Ủy viên Văn Nghệ.
– Ủy Viên Doanh Tế.
– Ủy Viên Tu Thư.
– Ủy Viên Nam Phật Tử.
– Ủy Viên Nữ Phật Tử.
– Ủy Viên Thiếu Nam.
– Ủy Viên Thiếu Nữ.
– Ủy Viên Nam Oanh Vũ.
– Ủy Viên Nữ Oanh Vũ.
Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn Trung Ương mời một phụ tá (phụ tá không mang phù hiệu và không có quyền biểu quyết).
Và 8 Đại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại 8 Miền:
– Vạn Hạnh (Bắc Trung Nguyên Trung Phần).
– Liễu Quán (Nam Trung Nguyên Trung Phần).
– Khuông Việt (Cao Nguyên Trung Phần).
– Khánh Hòa (Miền Ðông Nam Phần).
– Huệ Quang (Tiền Giang Nam Phần).
– Khánh Anh (Hậu Giang Nam Phần).
– Vĩnh Nghiêm (Phật Tử Vĩnh Nghiêm).
– Quảng Ðức (Thủ đô Sàigòn).
Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ương có một Ban Cố Vấn Giáo Lý.
Ban Thường Vụ:
– 1 Trưởng Ban.
– 2 Phó Trưởng Ban.
– 1 Tổng Thư Ký.
– 2 Phó Tổng Thư Ký.
– 1 Ủy Viên Nội Vụ.
– 1 Thủ Quỹ.
Ban Viên bị khuyết:
Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương (BHDTƯ) bị khuyết:
– Nếu là Trưởng Ban thì BHDTƯ đề cử 1 trong 2 vị Phó Trưởng Ban và Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên duyệt y.
– Nếu là các vị khác thì BHDTƯ đề cử và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
– Trường hợp BHDTƯ bị khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần triệu tập một đại hội toàn quốc thu hẹp để bổ sung và thông qua Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
B. Cấp Miền:
Thành phần:
– 1 Ðại Diện (nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương do Ðại Hội GÐPT toàn quốc bầu lên).
– 1 Thư Ký (do vị Ðại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của BHDTƯ).
– 1 Thủ Quỹ (-nt-).
Miền Vĩnh Nghiêm:
Các GÐPT Vĩnh Nghiêm có một BHD duy nhất tương đương cấp tỉnh. Trưởng ban Hướng Dẫn GÐPT Vĩnh Nghiêm đương nhiên là đại diện BHDTƯ tại Miền Vĩnh Nghiêm.
Miền Quảng Ðức:
Thủ đô Sàigòn có một Ban Hướng Dẫn thủ đô Sàigòn tương đương cấp tỉnh. Trưởng BHD GÐPT Thủ Đô đương nhiên là đại diện BHDTƯ tại Miền Quảng Ðức.
C. Cấp Tỉnh hay Thị xã:
Mỗi tỉnh hay thị xã biệt lập (như Ðà Nẵng, Cam Ranh…) có từ 5 GÐPT trở lên, có một BHD GÐPT do đại hội huynh trưởng GÐPT Tỉnh hay Thị xã bầu lên.
Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã là Huynh Trưởng GÐPT đương nhiên là Trưởng Ban GÐPT trong Thanh Niên Vụ của Tỉnh, Thị Giáo Hội.
Thành phần Ban Hướng Dẫn:
– 1 Trưởng Ban.
– 2 Phó Trưởng Ban (1 ngành Nam, 1 ngành Nữ).
– 1 Tổng Thư Ký.
– 1 Phó Tổng Thư Ký.
– 1 Thủ Quỹ.
Các Ủy viên khác đều giống như BHDTƯ. Các ban viên có thể đề nghị BHD Tỉnh hay Thị xã mời một Phụ tá cho mình (phụ tá không mang phù hiệu và không có quyền biểu quyết).
– Bên cạnh BHD Tỉnh hay Thị xã có một Ban Cố Vấn Giáo Lý và một Ban Bảo Trợ.
Ban Viên bị khuyết:
– Trường hợp một chức vụ trong BHD Tỉnh hay Thị xã bị khuyết thì BHD Tỉnh hay Thị xã đề cử và đệ trình BHDTƯ duyệt y.
– Trong trường hợp số ban viên BHD Tỉnh hay Thị xã bị khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần phải triệu tập một đại hội huynh trưởng thu hẹp để bổ sung và đệ trình BHDTƯ duyệt y.
Ðại Diện Quận:
Tại mỗi quận, BHD có thể có một đại diện hay một Ban đại diện BHD Tỉnh hay Thị xã với điều kiện có bảy (7) Gia Đình trở lên.
Thành phần Ban Ðại Diện Quận:
– 1 Ðại Diện (nằm trong thành phần BHD Tỉnh hay Thị xã do đại hội huynh trưởng Tỉnh hay Thị xã bầu lên).
– 1 Thư Ký (do Ðại Diện lựa chọn với sự chấp thuận của BHD Tỉnh hay Thị xã).
– 1 Ban Viên Tổ Kiểm (-nt-)
– 1 Thủ Quỹ (-nt-).
D. Cấp Gia Ðình:
a) Mỗi xã (tại các quận), phường (tại đô thị), chi hay khuôn giáo hội Phật Giáo Việt Nam có thể thành lập một hay nhiều GÐPT, song không nhất định khu vực.
b) Mỗi Gia Ðình sinh hoạt riêng biệt Nam và Nữ, trừ trường hợp Gia Ðình dưới 4 Đoàn.
c) Mỗi Gia Ðình phải có tối thiểu là 2 Ðoàn và tối đa là 6 Ðoàn.
d) Mỗi Ðoàn có tối thiểu là 2 Ðội, Chúng, Ðàn và số Ðoàn viên từ 12 đến 32 em.
e) Mỗi Ðội (Thanh, Thiếu Niên), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ) hay Ðàn (Oanh Vũ) có từ 6 đến 8 em.
f) Oanh Vũ: Nam và Nữ từ 7 đến 12 tuổi.
Thiếu Niên: Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.
Thanh Niên: Nam và Nữ Phật tử từ 18 tuổi trở lên.
Thành phần:
Một Ban Huynh Trưởng Gia Ðình:
– 1 Gia trưởng.
– 2 Liên Ðoàn trưởng (1 phụ trách ngành Nam, 1 phụ trách ngành Nữ).
– 1 Thư ký.
– 1 Thủ Quỹ.
– Các Ðoàn Trưởng, Ðoàn Phó hai ngành.
Trừ Gia Trưởng, các Ban viên khác đều do Ban Huynh Trưởng Gia Ðình bầu lên.
Ban Huynh Trưởng Gia Ðình không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.
Bên cạnh Ban Huynh Trưởng Gia Ðình có một Ban Bảo Trợ.
Mỗi Ðoàn có:
– 1 Ðoàn trưởng.
– 1, 2 hay 3 Ðoàn phó để điều động sinh hoạt Ðoàn.
Mỗi Ðội, Chúng hay Ðàn:
– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Trưởng.
– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Phó.
Ðiều 7: Nhiệm Vụ và Liên Lạc
A. Cấp Trung Ương:
1. Trưởng Ban Hướng dẫn Trung Ương GÐPT điều động toàn ban, điều khiển và kiểm soát các Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
2. Thực hiện đúng Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
3. Tổ chức Trường hay các lớp Huấn Luyện Huynh Trưởng các trại toàn quốc.
4. Báo cáo sinh hoạt mỗi tam cá nguyệt cho Tổng Vụ Thanh Niên và Viện Hóa Ðạo.
5. Ðặc quyền ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định thành lập và điều hành các Ban Chấp Hành hay Ðại Diện GÐPT Tỉnh hay Thị xã ở các Tỉnh hay Thị xã chưa đủ điều kiện thành lập Ban Huớng Dẫn.
B. Cấp Miền:
1. Ðại Diện Miền thay mặt cho Ban Hướng Dẫn Trung ương GÐPT Việt Nam để đôn đốc, kiểm soát và báo cáo tình hình hoạt động của GÐPT Tỉnh hay Thị xã thuộc Miền của mình, vào tuần lễ cuối mỗi tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
2. Liên lạc với đại diện Miền Giáo Hội Phật giáo Việt Nam để thông hiểu tình hình Phật sự chung cho Miền và giải quyết những vấn đề liên quan đến GÐPT.
3. Ðại diện cho BHDTƯ trong các lễ lược do các GÐPT trong Tỉnh, Thị xã hay liên Tỉnh, Thị xã tổ chức.
4. Ðôn đốc các trại liên Tỉnh, Thị xã trong Miền.
C. Cấp Tỉnh hay Thị xã:
1. Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã có phận sự điều động toàn ban, thi hành chỉ thị của trung ương, điều khiển và kiểm soát các GÐPT trong Tỉnh hay Thị xã.
2. Thành lập các GÐPT mới trong Tỉnh hay Thị xã.
3. Tổ chức các trại huấn luyện HT Sơ cấp, Cấp I, Cấp II và Ðội, Chúng Trưởng hay trại liên Gia Ðình trong Tỉnh hay Thị xã.
4. Là ban viên trong Ban đại diện Giáo hội Phật giáo cấp Tỉnh hay Thị xã.
5. Báo cáo sinh hoạt hàng tháng lên Ban Ðại Diện Phật Giáo cấp Tỉnh hay Thị xã, Ban Ðại Diện GÐPT Miền và Ban Hướng Dẫn Trung Ương GÐPT Việt Nam.
D. Cấp Gia Ðình:
1. Gia Trưởng:
a. Vị này là một Cư sĩ từ 30 tuổi trở lên, có uy tín trong Ban Ðại Diện Giáo Hội ở cấp Xã, Phường, Chi hay Khuôn và hiểu biết về GÐPT, do Ban Huynh Trưởng mời và được sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.
b. Nếu Liên Ðoàn Trưởng từ 30 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với Ban Ðại Diện Giáo Hội cấp Xã, Phường, Chi hay Khuôn, có thể kiêm chức Gia Trưởng.
c. Thâu nhận Ðoàn sinh mới vào Gia Ðình.
d. Thay mặt Ban Huynh Trưởng về các công việc đối ngoại liên quan đến Gia Ðình Phật Tử. Thi hành Nội Quy và cùng với Ban Huynh Trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.
2. Liên Ðoàn Trưởng:
a. Ðiều động Ban Huynh trưởng.
b. Thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
c. Tổ chức các lớp Huấn Luyện Ðội, Chúng và Ðàn Trưởng trong Gia Ðình để chuẩn bị dự các lớp huấn luyện của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.
d. Tổ chức các cuộc lễ, trại, triển lãm, văn nghệ và công tác xã hội thuộc phạm vi Gia Ðình có sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.
e. Báo cáo sinh hoạt hàng tháng cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã.
3. Ðoàn Trưởng:
a. Thi hành quyết nghị của Ban huynh Trưởng, điều động và điều khiển Ðoàn của mình với sự trợ tá của Ðoàn Phó.
b. Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng, hàng tuần cho Ðoàn.
c. Tổ chức Trại và du ngoạn của Ðoàn (có sự chấp thuận của Liên Ðoàn Trưởng).
d. Chịu trách nhiệm với Liên Ðoàn Trưởng.
4. Ðội Trưởng, Chúng Trưởng, Ðàn Trưởng:
a. Thi hành quyết định của Ðoàn Trưởng, điều khiển Ðội, Chúng, Ðàn của mình với sự trợ tá của Ðội, Chúng, Ðàn Phó.
b. Soạn thảo chương trình sinh hoạt hàng tuần của Ðội, Chúng, Ðàn (dựa theo chương trình của Ðoàn).
c. Chịu trách nhiệm với Ðoàn Trưởng.
Ðiều 8 : Danh Hiệu Gia Ðình
Danh hiệu Gia Ðình Phật Tử được Ban Hướng Dẫn Tỉnh hay Thị xã chấp thuận.
Ðiều 9 : Ðại Hội
A. Cấp Trung Ương:
Cứ hai (2) năm một lần có Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Ngày Ðại Hội phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước đại hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
B. Cấp Tỉnh hay Thị xã :
1. Hàng năm có đại hội thường niên để kiểm điểm sinh hoạt các Gia Ðình Phật Tử trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Ðình trong năm tới. Cứ hai (2) năm bầu Ban Hướng Dẫn mới để chuẩn bị tham dự Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc.
2. Ðại Hội GÐPT Tỉnh hay Thị xã phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước đại hội GÐPT toàn quốc.
C. Cấp Gia Ðình :
1. Mỗi tháng Ban Huynh trưởng của Gia Ðình họp một lần để kiểm điểm công việc của Gia Ðình trong tháng và hoạch định chương trình hoạt động cho tháng tới.
2. Mỗi tam cá nguyệt (thay buổi họp hàng tháng), Ban Huynh Trưởng họp một lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho tam cá nguyệt tới.
3. Mỗi năm (thay buổi họp hàng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng Gia Ðình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Ðình.
Ðiều 10 :Tài Chánh
Quỹ của Gia Ðình gồm những khoản sau đây :
– Tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm.
– Tiền trợ cấp của các ban đại diện liên hệ theo hệ thống ngang của Giáo Hội.
– Tiền trợ phí của Ðoàn viên.
– Tiền do Ban Bảo Trợ Gia Ðình Phật Tử ủng hộ.
– Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện họp pháp khác để gây quỹ.
Phân bổ :
1. Gia Ðình mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh 400 đồng. Số tiền nầy có thể gửi làm hai kỳ.
2. Ban Hướng Dẫn Tỉnh mỗi năm phải phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương 1.000 đồng, trước tháng sáu mỗi năm.
3. Miền: Chi phí của Ban Ðõi Diện Miền do Ban Hướng Dẫn Trung Ương đài thọ.
Chương Thứ Ba
Huy Hiệu – Bài Ca Chính Thức – Ðồng Phục
Ðiều 11 :Huy Hiệu
Huy hiệu chính thức của Gia Ðình Phật Tử là Hoa Sen Trắng, tám (08) cánh, trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
Ðiều 12 :
A. Bài Ca Chính Thức:
Bài Hoa Sen Trắng là bài ca chính thức của Gia Ðình Phật Tử.
B. Cấp Hiệu và Huy Hiệu :
Các cấp hiệu và huy hiệu cùng một thể thức do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định và phát hành.
C. Chào :
Ấn Cát Tường chỉ áp dụng khi mặc đồng phục GÐPT (bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).
Ðiều 13 : Ðồng Phục
a. Nam Phật Tử và Thiếu Nam : Sơ-mi lam tay cụt, hai túi và cầu vai. Quần sọt xanh nước biển, hai túi sau. Nón lá hay mũ Phật tử (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
b. Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ : Áo dài lam, quần trắng (khi đi trại nên có trại phục).
c .Nam Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt, có cầu vai. Quần sọt màu xanh nước biển, hai túi sau, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành màu xanh nước biển chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
d. Nữ Oanh Vũ : Sơ-mi lam tay cụt phồng. Váy màu xanh nước biển. Mũ hay nón (tùy theo địa phương, nhưng cốt cho đồng nhất trong một Ðoàn).
Ðồng phục và Huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội, của Gia Ðình, trong những buổi cắm trại và buổi họp.
Chương Thứ Tư
Ðiều Kiện Thành Lập Gia Ðình Phật Tử – Khuôn Dấu – Giải Tán – Gia Nhập Gia Ðình Phật Tử
Ðiều 14: Ðiều Kiện Thành Lập Gia Ðình Phật Tử
Khác với hệ thống tổ chức của Tổng Vụ Cư Sĩ, Gia Ðình Phật Tử tại các thôn, ấp, xã, khóm, phường, quận có thể tuỳ nghi thành lập không phân biệt khu vực. Ðoàn quán đặt nơi nào thì liên lạc theo hệ thống ngang với Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại. Mỗi Gia Ðình Phật Tử phải có ít nhất là hai (2) Huynh Trưởng đã dự lớp Huấn luyện mới được thành lập.
A. Trong trường hợp đã có một Ban Hướng Dẫn Tỉnh thì :
a. Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
b. Sau sáu (6) tháng hoạt động điều hòa mới được Ban Hướng Dẫn Tỉnh chính thức thừa nhận.
B. Trong trường hợp chưa có Ban Hướng Dẫn Tỉnh :
a. Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
b. Phải trình giấy ủy nhiệm nầy cho Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại.
c. Gia Ðình Phật Tử đã thành lập đúng theo Ðiều 6 mục D về cấp Gia Ðình, Ban Huynh trưởng phải báo cáo cho Ban Ðại Diện Giáo Hội sở tại và Ban Hướng Dẫn Trung Ương biết. Sau sáu (6) tháng sinh hoạt điều hòa, mới được Ban Hướng Dẫn Trung Ương chính thức thừa nhận.
Ðiều 15 :Khuôn Dấu
Chỉ có năm (05) cấp có khuôn dấu mà thôi: Trung Ương – Miền – Tỉnh – Quận và Gia Ðình.
Kiểu và khuôn dấu cho mỗi cấp do Ban Hướng Dẫn Trung Ương định.
Ðiều 16 :Ðiều Kiện Gia Nhập
1. Muốn gia nhập Gia Ðình, phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn ở Gia Ðình). Nếu là một Nam Phật Tử hay Nữ Phật Tử (tuổi từ 18 trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có 2 Ðoàn viên giới thiệu.
2. Sau Ba (3) tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Ðoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Ðoàn sinh mới được làm lễ phát nguyện và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Ðoàn Sinh chính thức của Gia Ðình.
Ðiều 17 :Kỷ Luật
A. Huynh Trưởng :
Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.
B. Ðoàn Sinh :
– Không đi họp luôn ba (03) buổi liên tiếp và không có giấy phép.
– Làm tổn thương đến thanh danh Gia Ðình Phật Tứ thì không còn mang danh nghĩa Ðoàn sinh nữa.
1. Quyết định cho nghỉ hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của 2/3 Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng.
2. Riêng danh sách các Ðoàn sinh đã bị cho nghỉ vĩnh viễn, phải được thông báo cho Ban Hướng Dẫn Tỉnh để chỉ thị cho các Gia Ðình Phật Tử trong Tỉnh không được thu nhận.
3. Ðoàn sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.
Ðiều 18 :Ngưng Hoạt Ðộng – Giải Tán
A. Ngưng Hoạt Ðộng:
1. Mọi sự ngưng hoạt động của một Gia Ðình Phật Tử trong Tỉnh phải được hai phần ba (2/3) số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thoả thuận của Ban Hướng Dẫn Tỉnh.
2. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Tỉnh phải được hai phần ba (2/3) số Huynh trưởng Tỉnh biểu quyết với sư chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
3. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Trung Ương phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định với sự phê chuâ/n của Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
B. Giải Tán :
a. Những Gia Ðình Phật Tử không sinh hoạt đúng Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam thì sẽ do Ban Hướng Dẫn Tỉnh quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
b. Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh chỉ có Ban Hướng Dẫn Trung Ương mới có quyền giải tán mà thôi.
Ban Ðại Diện Giáo Hội cấp Tỉnh có quyền đề nghị giải tán Ban Hướng Dẫn Tỉnh với những lý do xác đáng kèm theo tài liệu đầy đủ và quyền quyết định tối hậu vẫn do ban Hướng Dẫn Trung Ương.
c. Những Gia Ðình hay Ban Hướng Dẫn bị giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.
Chương Thứ Năm
Sửa Ðổi Nội Quy
Ðiều 19 :Sửa Ðổi Nội Quy
Mọi sự sửa đổi Nội Quy này phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định và được Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất phê chuẩn.
Làm tại Sàigòn, ngày 21 tháng 5 Phật lịch 2508 (30-6-1964)
Tu chỉnh tại Sàigòn, ngày 25 tháng 6 Phật lịch 2511 (01-08-1967)
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG
PHỤ LỤC 2
Bản ban hành đầu tiên năm 1964: (đang cập nhật…)
oOo
PHỤ LỤC 3
Bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Âu Châu:
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI ÂU CHÂU
Chương thứ nhất
Danh Hiệu – Mục Ðích – Châm Ngôn – Khẩu Hiệu – Luật
Ðiều 1 : Danh Hiệu
Danh hiệu “Gia Ðình Phật Tử Việt Nam” (viết tắt là GÐPT VN) là một tổ chức giáo dục trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã quen thuộc từ quốc nội ra đến hải ngoại, nên trong Nội Quy của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu có đề cử một vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
Ðiều 2 : Mục Ðích
* Ðào luyện Thanh, Thiếu, Ðồng niên thành Phật tử chân chánh,
* Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
Ðiều 3 : Châm ngôn
Bi – Trí – Dũng (cho ngành Thanh và Thiếu)
Hòa – Tin – Vui (cho ngành Oanh)
Ðiều 4 : Khẩu hiệu
Tinh Tấn
Ðiều 5 : Luật
A. Luật của Thanh, Thiếu niên
1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện,
2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống,
3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật,
4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm,
5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Luật của Ðồng niên (Oanh vũ)
1. Em tưởng nhớ Phật,
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em,
3. Em thương người và vật.
Chương thứ hai
Tổ Chức – Nhiệm Vụ – Liên Lạc – Ðại Hội – Tài Chánh
Ðiều 6 : Tổ chức
A. Cấp Châu :
Cấp lãnh đạo cao nhất của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu là Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt nam – Âu Châu do Ðại Hội Huynh Trưởng các Gia Ðình Phật Tử Việt Nam – Âu Châu bầu lên.
Thành phần :
a/ Ban Thường Vụ :
– 1 Trưởng Ban
– 1 Phó Trưởng Ban thường trực
– Phó Trưởng Ban đặc trách quốc gia : Đương kim Trưởng ban BHD quốc Gia sẽ là Phó Trưởng Ban đặc trách quốc gia tại BHD Âu Châu
– 1 Tổng Thư Ký
– 1 Phó Tổng Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
b/ Các Ủy Viên :
– 1 Ủy Viên Giáo Dục / Tu Thư
– 1 Ủy Viên Kỹ Thuật
– 1 Ủy Viên Doanh Tế
– 1 Ủy Viên Xã Hội
– 1 Ủy Viên Văn Nghệ
– 1 UV Báo chí & Thông tin
– 1 UV Nghiên huấn & Kế hoạch
– 1 Ủy Viên Hoạt Động Thanh Niên
– 1 Ủy Viên ngành Thanh
– 1 Ủy Viên ngành Thiếu
– 1 Ủy Viên ngành Đồng
Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn mời một hay nhiều phụ tá.
Các Ủy Viên của cấp Quốc gia sẽ là Phụ tá cho Ủy Viên cấp Châu
Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Âu Châu có một Ban Cố Vấn Giáo Lý, Ban Huynh Trưởng Cố Vấn và Ban Bảo Trợ.
* Ban Viên bị khuyết :
Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn cấp Châu bị khuyết :
– Nếu là Trưởng Ban thì Ban Thường Vụ đề cử vị Phó Trưởng Ban và được vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu duyệt khán.
– Nếu là các vị khác thì Ban Thường Vụ đề cử.
– Trường hợp số ban viên BHD bị khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần triệu tập một đại hội thâu hẹp để bổ sung .
B. Cấp Quốc Gia :
Mỗi quốc gia có từ 5 Gia Ðình Phật Tử trở lên phải thành lập một Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc bầu lên.
Thành phần :
a/ Ban Thường Vụ :
– 1 Trưởng Ban
– 1 Phó Trưởng Ban
– 1 Tổng Thư Ký
– 1 Phó Tổng Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
b/ Các Ủy Viên :
– Các Ủy Viên đều giống như BHD cấp Châu .
– Các ban viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn mời một phụ tá cho mình.
Bên cạnh Ban Hướng Dẫn có Ban Cố Vấn Giáo Lý và một Ban Bảo Trợ.
Ban Hướng Dẫn cấp Quốc gia có thể thành lập Ban Huynh Trưởng Cố Vấn.
* Ban viên bị khuyết :
– Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Quốc Gia bị khuyết thì Ban Hướng Dẫn đề cử và đệ trình BHD cấp Châu duyệt y.
– Trong trường hợp số ban viên Ban Hướng Dẫn Quốc Gia bị khiếm khuyết quá 1/3 tổng số ban viên thì cần phải triệu tập một đại hội huynh trưởng để bổ sung và đệ trình BHD cấp Châu duyệt y.
* Mỗi quốc gia có ba hay bốn Gia Ðình Phật Tử được thành lập một Ban Chấp Hành. Danh xưng là: Ban Chấp Hành Gia Ðình Phật Tử tại……..(tên quốc gia)……
Thành Phần của Ban Chấp Hành gồm:
– Một trưởng ban
– Một thư ký kiêm thủ quỹ
– Một ủy viên giáo dục.
Ban Chấp Hành do đại hội huynh trưởng toàn quốc bầu lên.
C. Cấp Gia Ðình :
a/ Mỗi địa phương thuận lợi có thể thành lập 1 hay nhiều Gia Ðình, song không nhất định khu vực.
b/ Mỗi Gia Ðình có tối thiểu là 2 Ðoàn.
c/ Mỗi Ðoàn có tối thiểu là 2 Ðội, Chúng, Ðàn và số đoàn viên từ 12 đến 32 em. Mỗi đoàn có thể thâu nhận bạn đoàn trong giới Thanh niên-Sinh viên-Học sinh. Hình thức và nội dung sinh hoạt của bạn đoàn sẽ do cấp Châu quy định bằng một quyết định với sự thỏa hiệp của vị Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên.
d/ Mỗi Ðội (Thanh, Thiếu Niên), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ), hay Ðàn (Oanh Vũ) có từ 6 đến 8 em.
e/ Oanh Vũ : Nam và Nữ từ 07 đến 12 tuổi.
Thiếu Niên : Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.
Thanh Niên : Nam và Nữ Phật Tử từ 18 tuổi trở lên.
f/ Tùy theo hoàn cảnh địa phương số lượng ghi trên có thể linh động trong thời kỳ sơ khởi.
Thành phần :
• Gia Trưởng
• Một Ban Huynh Trưởng Gia Ðình gồm có :
– 1 Liên Ðoàn Trưởng
– 2 Liên Ðoàn Phó (1 nam – 1 nữ)
– 1 Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
– Các Ðoàn Trưởng, Ðoàn Phó các ngành.
Tùy hoàn cảnh địa phương Ban Huynh Trưởng có thể thu hẹp hoặc kiêm nhiệm.
* Trừ Gia Trưởng, các chức vụ khác đều do Ban Huynh Trưởng Gia Ðình bầu lên.
* Ban Huynh Trưởng Gia Ðình không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.
*Bên cạnh Ban Huynh Trưởng có 1 Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh và 1 Ban Bảo Trợ.
*Mỗi Ðoàn có :
– 1 Ðoàn Trưởng
– 1, 2 hay 3 Ðoàn Phó để điều động sinh hoạt Ðoàn
*Mỗi Ðội, Chúng hay Ðàn :
– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Trưởng
– 1 Ðội, Chúng hay Ðàn Phó.
Ðiều 7 : Nhiệm Vụ và Liên Lạc
A. Cấp Châu :
1- Ban Hướng Dẫn GÐPT Việt Nam-Âu Châu điều động các BHD quốc gia và các đơn vị trực thuộc.
2- Thực hiện đúng nội quy của GÐPT Việt Nam – Âu Châu.
3- Tổ chức trại hay các lớp huấn luyện Huynh Trưởng từ cấp Huyền Trang trở lên cho Âu Châu.
4- Báo cáo sinh hoạt mỗi lục cá nguyệt cho Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN-Âu Châu
B. Cấp Quốc Gia :
1- Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia có phận sự điều động các GÐPT trong quốc gia mình và thi hành chỉ thị của BHD cấp Châu .
2- Thành lập các Gia Ðình mới trong phạm vi quốc gia.
3- Báo cáo sinh hoạt lục cá nguyệt lên BHDGÐPT Việt Nam-Âu Châu.
4- Ban Hướng Dẫn Quốc gia tổ chức từ trại huấn luyện Huynh Trưởng A Dục trở xuống hay trại Liên Gia Ðình trong quốc gia.
5- Ban Chấp Hành Quốc gia tổ chức từ trại huấn luyện Huynh Trưởng Lộc Uyển trở xuống hay trại Liên Gia Ðình trong quốc gia.
C. Cấp Gia Ðình :
1- Gia Trưởng :
a) Vị này phải là một cư sĩ từ 40 tuổi trở lên, có uy tín và hiểu biết về GÐPT do Ban Huynh Trưởng mời và được sự đồng ý của BHD/BCH Quốc Gia.
b) Nếu Liên Ðoàn Trưởng từ 40 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín có thể kiêm chức Gia Trưởng .
c) Thâu nhận đoàn sinh mới vào Gia Ðình.
d) Thay mặt Ban Huynh Trưởng về các công việc đối ngoại liên quan đến GÐPT. Thi hành nội quy và cùng với Ban Huynh Trưởng chịu trách nhiệm trước BHD/BCH Quốc Gia.
2- Liên Ðoàn Trưởng :
a) Ðiều động Ban Huynh Trưởng với sự phụ tá của Liên Ðoàn Phó.
b) Thi hành chỉ thị của BHD/BCH Quốc Gia.
c) Tổ chức các lớp huấn luyện Ðội, Chúng Trưởng trong Gia Ðình.
d) Tổ chức các cuộc lễ, trại, triển lãm, văn nghệ và công tác xã hội, thuộc phạm vi Gia Ðình có sự đồng ý của BHD/BCH Quốc Gia.
e) Báo cáo sinh hoạt tam cá nguyệt cho BHD/BCH Quốc Gia.
3- Ðoàn Trưởng :
a) Thi hành quyết nghị của Ban Huynh Trưởng, điều động và điều khiển Ðoàn của mình với sự trợ tá của Ðoàn Phó.
b) Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng cho Ðoàn.
c) Tổ chức trại và du ngoạn của Ðoàn ( có sự chấp thuận của Liên Ðoàn Trưởng).
d) Chịu trách nhiệm với Liên Ðoàn Trưởng .
4- Ðội Trưởng, Chúng Trưởng, Ðàn Trưởng :
a) Thi hành quyết định của Ðoàn Trưởng, điều khiển Ðội, Chúng, Ðàn của mình với sự trợ tá của Ðội, Chúng, Ðàn Phó.
b) Soạn chương trình sinh hoạt hàng tháng cho Ðội, Chúng, Ðàn (dựa theo chương trình của Ðoàn)
c) Chịu trách nhiệm với Ðoàn Trưởng.
Ðiều 8 : Danh Hiệu Gia Ðình
Danh Hiệu Gia Ðình Phật Tử được Ban Hướng Dẫn/ Ban Chấp Hành Quốc Gia chấp thuận.
Ðiều 9 : Ðại Hội
A. Cấp Châu :
1- Cứ 4 năm 1 lần có Ðại Hội GÐPT toàn Âu Châu để bầu lại BHD.
2- Khi có nhu cầu, BHD cấp Châu có thể triệu tập Ðại Hội thu hẹp gồm Ban Viên BHD cấp Châu, mỗi BHD/BCH Quốc Gia 1 đại biểu và mỗi đơn vị trực thuộc BHD.GÐPTVN Âu Châu 1 đại biểu.
B. Cấp Quốc Gia :
– Hàng năm có Ðại Hội Thường Niên để kiểm điểm sinh hoạt các GÐPT trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Ðình trong năm tới.
– Cứ 4 năm bầu Ban Hướng Dẫn hoặc Ban Chấp Hành Quốc gia và chuẩn bị tham dự Ðại Hội GÐPT thuộc toàn châu.
C. Cấp Gia Ðình :
1- Mỗi tam cá nguyệt, Ban Huynh Trưởng họp một lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho tam cá nguyệt tới.
2- Mỗi năm có một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng Gia Ðình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Ðình .
Ðiều 10 : Tài Chánh
A. Gây Quỹ :
Quỹ của Gia Ðình gồm những khoản sau đây :
– Tiền ủng hộ của những nhà hảo tâm.
– Tiền trợ cấp của các tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại địa phương.
– Tiền trợ phí của đoàn viên.
– Tiền do Ban Bảo Trợ GÐPT ủng hộ.
– Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác để gây quỹ.
B. Phân Bổ:
Mỗi năm các Gia Ðình nên phụ nạp cho BHD/BCH Quốc Gia và các BHD/BCH Quốc Gia phụ nạp cho Ban Hướng Dẫn Âu Châu một ngân khoản, tùy khả năng, để điều hành các Phật sự cần thiết.
C. Ðóng Góp :
– Mỗi Ban Viên BHD/BCH Quốc Gia cũng như BHD cấp Châu phải đóng góp vào quỹ của BHD liên hệ tùy sự ấn định của mỗi địa phương trong mỗi nhiệm kỳ.
– Ban viên và phụ tá ban viên BHD Âu Châu không phải đóng góp vào quỹ của BHD Âu Châu.
Chương thứ ba
Huy hiệu – Bài ca chính thức – Ðồng phục
Ðiều 11 : Huy Hiệu
Huy hiệu chính thức của GÐPT là hoa sen trắng, tám (08) cánh, trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
Ðiều 12 :
A. Bài Ca Chính Thức :
Bài “Sen Trắng” là bài ca chính thức của GÐPT.
B. Cấp Hiệu và Huy Hiệu :
Các cấp hiệu và huy hiệu cùng một thể thức do BHD-Âu Châu ấn định và phát hành.
C. Chào :
Ấn Cát Tường chỉ áp dụng khi mặc đồng phục GÐPT (bàn tay mặt ngữa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc, với ngón tay cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).
Ðiều 13 : Ðồng Phục
A. Thanh và Thiếu Nam Nữ :
Sơ mi lam, hai túi có nắp, cầu vai và sóng lưng. Quần tây dài màu xanh nước biển.
B. Nam Oanh Vũ :
Sơ mi lam, hai túi có nắp, cầu vai và sóng lưng. Quần tây dài màu xanh nước biển, có dây treo.
C. Nữ Oanh Vũ :
Sơ mi lam tay phồng. Váy màu xanh nước biển.
D. Lễ phục cho Thanh, Thiếu Nữ :
Áo dài lam, quần trắng.
Lễ phục cho Nam Huynh trưởng và Thanh Nam:
Ðồng phục đã định ở mục A, thêm cà-vạt màu xanh dương đậm.
E. Ðồng phục hay huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Hội, của Gia Ðình, trong những buổi cắm trại và những buổi họp.
F. Mùa lạnh thêm áo len màu lam tay dài cho cả các ngành .
Chương thứ tư
Ðiều Kiện Thành Lập – Khuôn Dấu – Giải Tán – Gia Nhập Gia Ðình Phật Tử
Ðiều 14 : Ðiều Kiện Thành Lập Gia Ðình Phật Tử
Tại các địa phương có thể tùy nghi thành lập GÐPT không phân định khu vực. Ðoàn quán đặt tại nơi nào thì liên lạc theo hệ thống ngang với tổ chức sở tại.
Mỗi Gia Ðình phải có ít nhất là hai (02) Huynh Trưởng đã dự lớp huấn luyện sơ cấp mới được thành lập.
A. Trong trường hợp đã có một Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia thì :
a) Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia.
b) Sau sáu (06) tháng hoạt động điều hòa mới được Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc gia chính thức thừa nhận.
B. Trong trường hợp chưa có một Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia thì :
a) Phải có giấy ủy quyền của Ban Hướng Dẫn Âu Châu
b) Phải trình giấy ủy nhiệm này cho tổ chức sở tại.
c) Sau sáu (06) tháng sinh hoạt điều hòa, mới được BHD cấp Châu chính thức thừa nhận.
Ðiều 15 : Khuôn Dấu
Chỉ có ba (03) cấp có khuôn dấu mà thôi : Châu, Quốc Gia và Gia Ðình.
Kiểu và khuôn dấu cho mỗi cấp do BHD Âu Châu định.
Ðiều 16 : Ðiều Kiện Gia Nhập
1- Muốn gia nhập Gia Ðình phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn ở Gia Ðình) . Nếu là Nam Phật tử hay Nữ Phật tử (tuổi từ 18 trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có 2 đoàn viên giới thiệu.
2- Sau sáu (06) tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Ðoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, đoàn sinh mới được làm lễ phát nguyện và Ban Huynh Trưởng công nhận là đoàn sinh chính thức của Gia Ðình.
Ðiều 17 : Kỷ Luật
A. Huynh Trưởng
Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu theo Qui chế Huynh trưởng thi hành.
B. Ðoàn Sinh
Làm tổn thương đến thanh danh GÐPT, thì không còn mang danh nghĩa Ðoàn Sinh nữa.
1- Quyết định cho nghỉ hoạt động tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của 2/3 Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng .
2- Riêng danh sách các đoàn sinh đã bị cho nghĩ vĩnh viễn, phải được thông báo cho Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia để chỉ thị cho các GÐPT trong Quốc Gia không được thâu nhận.
3- Ðoàn sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.
Ðiều 18 : Ngưng Hoạt Ðộng – Giải tán
1- Ngưng Hoạt Ðộng :
a) Mọi sự ngưng hoạt động của một GĐPT phải được 2/3 số Huynh trưởng biểu quyết với sự thỏa thuận của Ban Chấp Hành hoặc Ban Hướng Dẫn trực thuộc và thông qua Giáo Hội địa phương
b) Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Quốc Gia phải được 2/3 số huynh trưởng trong nước biểu quyết với sự chấp thuận của BHD Âu Châu và thông qua Giáo Hội địa phương .
c) Mọi sự ngưng họat động của Ban Hướng Dẫn Âu Châu phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn Châu quyết định với sự phê chuẩn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất / Âu Châu.
2- Giải tán :
a) Những GÐPT không sinh hoạt đúng nội quy của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam / Âu Châu sẽ do Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về BHD Âu Châu và thông qua Giáo Hội.
b) Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành Quốc Gia chỉ có Ban Hướng Dẫn Âu Châu mới có quyền giải tán mà thôi.
c) Những Gia Ðình hay Ban Hướng Dẫn/Ban Chấp Hành bị giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.
Chương thứ năm
Sửa Ðổi Nội Quy
Ðiều 19 : Sửa Ðổi Nội Quy
Mọi sự sửa đổi nội quy này phải do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn Châu quyết định và được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu phê chuẩn .
Những điều khoản nào trái với tinh thần Bản Nội Quy này đều được hủy bỏ.
Bản Nội Quy này gồm có năm (05) chương, mười chín (19) điều, được biểu quyết chấp thuận lần đầu tiên trong Ðại Hội Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử Việt Nam -Âu Châu tại Amiens (Pháp quốc) ngày 30/07/1993.
Bản Nội Quy này được Ðại Hội Huynh Trưởng GÐPTVN Âu Châu tu chính :
– lần thứ nhất, ngày 27.07.1996 tại Helvoirt (Hòa Lan);
– lần thứ hai ngày 27.07.2002 tại Wymondham, Norfolk (Anh quốc) ;
– lần thứ ba ngày 26.07.2008 tại Amiens, Pháp quốc.
– lần thứ tư ngày 28.07.2012 tại Birmingham (Anh quốc).
Âu Châu, ngày 10 tháng 09 năm 2012
Duyệt khán
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN Âu Châu,
Tỳ Kheo Thích Thông Trí
oOo
PHỤ LỤC 4
Bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Úc Đại Lợi:
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI
LỜI NÓI ĐẦU
Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục nhằm xây dựng thế hệ trẻ thành những Phật Tử chân chánh và cùng với cộng đồng góp phần xây dựng một xã hội thật sự an vui, lành mạnh theo tinh thần Phật Giáo.
Hơn 60 năm trôi qua, dù gặp biết bao chướng duyên, thử thách, tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam vẫn ung dung tự lực cánh sinh và không ngừng phát triển vững mạnh.
Với châm ngôn BI – TRÍ – DŨNG, từng thế hệ nối tiếp thế hệ, cộng đồng Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã âm thầm và liên tục quy hướng tâm nguyện cho sứ mạng đã dấn thân để hôm nay có được một lớp người trung kiên, quả cảm, giăng rãi khắp đất nước thân yêu và có mặt khắp cùng hải ngoại với chí hướng phụng sự đạo pháp, xây dựng cuộc đời, và giữ tiếng thơm cho quê hương đất tổ. Có được kết quả như thế là nhờ ở mục đích, đường lối và cương lĩnh chính đáng đầy nhân bản, khai phóng, nhờ ở tâm nguyện, lý tưởng mà mỗi Đoàn Viên hằng theo đuổi. Những điều đó đã đúc kết nên bản nội quy truyền thống được hình thành và ứng dụng nhịp nhàng từ những ngày đầu của thập niên 1950 cho đến nay.
Sau năm 1975 cùng với các quốc gia khác trên thế giới, nơi có người Việt định cư, Gia Đình Phật Tử Việt Nam lần lượt khai hoa nở nhụy trên khắp các tiểu bang tại quốc gia Úc Đại Lợi. Để việc điều hành tổ chức được hữu hiệu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt các cấp mà Nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi đã được hình thành.
Đây là văn kiện pháp quy chính thống và căn bản của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi, là cương lĩnh lãnh đạo, là kim chỉ nam cho hàng Huynh Trưởng. Chỉ vì để khế cơ với nơi dung cư mới, phù hợp với quản hạt nhiệm hành mà danh xưng và vài tiểu tiết cần thêm bớt so với nội quy truyền thống, nhưng mục đích, nền tảng, tổ chức và điều hành các cấp vẫn nhất quán theo nề nếp đã được truyền thừa từ hơn nữa thế kỷ qua.
CHƯƠNG THỨ NHẤT
DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH – CHÂM NGÔN – KHẨU HIỆU – LUẬT
ĐIỀU 1: DANH HIỆU
– Chiếu tinh thần Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lập ngày 14/12/1965, và Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam được tu chỉnh ngày 29-30/07/1973 tại Đà Nẵng.
– Căn cứ vào quyết định của Đại Hội Hợp Nhất Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi ngày 30-31/12/2005 tại Sydney.
Có một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng Niên lấy danh hiệu là GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI, viết tắt là GĐPTVN/UĐL, tiếng Anh là “The Vietnamese Buddhist Youth Association in Australia.”
ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH
2.1. Đào luyện Thanh, Thiếu và Đồng Niên thành Phật Tử chân chánh.
2.2. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
ĐIỀU 3: CHÂM NGÔN
Bi – Trí – Dũng
ĐIỀU 4: KHẨU HIỆU
Tinh Tấn
ĐIỀU 5: LUẬT
5.1 Luật của Huynh Trưởng và Thanh, Thiếu Niên:
a. Phật Tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
b. Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
c. Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
d. Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần,từ lời nói đến việc làm.
e. Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
5.2 Luật của Đồng Niên:
a. Em tưởng nhớ Phật.
b. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
c. Em thương người và vật.
CHƯƠNG THỨ HAI
TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC – ĐẠI HỘI – TÀI CHÁNH
ĐIỀU 6: TỔ CHỨC
6.1 Cấp Quốc Gia:
Cấp lãnh đạo cao nhất của GĐPTVN/UĐL là Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi, trực tiếp hướng dẫn và điều hành tất cả mọi sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Úc Đại Lợi với thành phần như sau:
a. Ban Thường Vụ:
– 1 Trưởng Ban
– 1 Phó Trưởng Ban Ngành Nam
– 1 Phó Trưởng Ban Ngành Nữ
– 1 Tổng Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
– 1 Ủy Viên Nội Vụ
– 1 Ủy Viên Nghiên Huấn Tu Thư
– 3 Trưởng Ban Đại Diện Miền
b. Các Ủy Viên:
– 1 Ủy Viên Tổ Kiểm
– 1 Ủy Viên Doanh Tế
– 1 Ủy Viên Xã Hội
– 1 Ủy Viên Báo Chí
– 1 Ủy Viên Văn Mỹ Nghệ
– 1 Ủy Viên Thông Tin Liên Lạc
– 1 Ủy Viên Hoạt Động Thanh Niên
c. Ban Thường Vụ do Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN/UĐL bầu lên. Các Ủy Viên do Đại Hội bầu lên hoặc do Ban Thường Vụ mời. Các Ủy Viên có thể đề nghị Ban Thường Vụ mời thêm 1 hay 2 phụ tá.
d. Bên cạnh Ban Hướng Dẫn còn có:
1. Ban Cố Vấn Giáo Hạnh: cố vấn tinh thần chánh pháp cho GĐPTVN tại UĐL. Nhân sự sẽ do Đại Hội Huynh Trưởng hoặc Ban Thường Vụ cung thỉnh trong hàng Chư tôn Giáo Phẩm (ít nhất là 2 vị).
2. Ban Bảo Trợ: nhân sự không giới hạn do Đại Hội Huynh Trưởng hoặc do Ban Thường Vụ thỉnh mời.
e. Trường hợp các chức vụ trong Ban Hướng Dẫn bị khuyết:
1. Nếu là Trưởng Ban thì 1 trong 2 vị Phó Trưởng Ban thay thế với sự chấp thuận của qúa bán thành viên Ban Thường Vụ.
2. Nếu các chức vụ khác thì Ban Thường Vụ đề cử người thay thế.
3. Trường hợp số Ban Viên Ban Thường Vụ bị khuyết quá 1/3 tổng số thì cần triệu tập Đại Hội Huynh Trưởng toàn liên bang thu hẹp để bổ sung.
4. Trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn bị khuyết quá 1/3 tổng số thì cần triệu tập Đại Hội Huynh Trưởng toàn liên bang thu hẹp để bổ sung.
6.2 Cấp Miền:
a. Toàn Liên Bang chia làm 3 miền:
– Miền Tịnh Khiết: gồm các GĐPT tại tiểu bang NSW, ACT và QLD.
– Miền Thiện Minh: gồm các GĐPT tại tiểu bang SA và WA.
– Miền Tâm Minh: gồm các GĐPT tại tiểu bang Victoria.
b. Ban Đại Diện Miền: thành phần gồm có:
– 1 Đại Diện Miền
– 1 phó Đại Diện Miền
– 1 Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
Nếu có nhu cầu, Đại diện Miền có thể mời thêm các phụ tá và phải thông báo đến Ban Hướng Dẫn.
6.3 Cấp Gia Đình:
a. Tùy điều kiện, mỗi địa phương có thể thành lập một hay nhiều Gia Đình.
b. Mỗi Gia Đình có tối thiểu là hai Đoàn và tối đa là 6 Đoàn. Mỗi Đoàn có 1 Đoàn Trưởng, 1 hay 2 Đoàn Phó để điều động sinh hoạt Đoàn.
c. Mỗi Đoàn có tối thiểu là một Đội (Thanh, Thiếu Nam), Chúng (Thanh, Thiếu Nữ), hay Đàn (Oanh Vũ). Mỗi Đội, Chúng, hay Đàn có 1 Đội, Chúng, hay Đàn Trưởng và 1 Đội, Chúng, hay Đàn Phó.
d. Mỗi Đội, Chúng, hay Đàn có từ 4 Đoàn sinh trở lên.
e. Đoàn Sinh:
– Ngành Đồng Niên từ 7 đến 12 tuổi,
– Ngành Thiếu từ 13 đến 18 tuổi,
– Ngành Thanh từ 18 tuổi trở lên.
f. Ban Huynh Trưởng Gia Đình: Thành phần gồm có:
– 1 Gia Trưởng
– 1 Liên Đoàn Trưởng
– 2 Liên Đoàn Phó (1 phụ trách Ngành Nam, 1 phụ trách Ngành Nữ )
– 1 Thư Ký
– 1 Thủ Quỹ
– Các Đoàn Trưởng, Đoàn Phó các Đoàn.
Tùy theo số lượng Huynh Trưởng và Đoàn Sinh, Gia Đình có thể cử thêm các Huynh Trưởng phụ trách:
– Ủy Viên Văn Nghệ
– Ủy Viên Báo Chí
– Ủy Viên Hoạt Động Thanh Niên
– Ủy Viên Y Tế, v.v…
Bên cạnh Ban Huynh Trưởng Gia Đình có 1 vị Cố Vấn Giáo Hạnh và 1 Ban Bảo trợ.
Trừ Gia trưởng, các Ban viên khác do Ban Huynh Trưởng Gia Đình bầu lên. Ban Huynh Trưởng Gia Đình không phải bầu lại cuối năm hay hạn kỳ, nếu cần chỉ cải tổ hay bổ sung mà thôi. Ngoại trừ Liên Đoàn Trưởng, sau khi được Ban Huynh Trưởng bầu lên phải có thông báo đến Giáo Hội Phật Giáo sở tại và được thông qua Ban Hướng Dẫn.
ĐIỀU 7: NHIỆM VỤ VÀ LIÊN LẠC
7.1 Cấp Quốc Gia:
a. Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL điều động toàn Ban, điều hành, kiểm soát các Ban Đại Diện Miền và các Gia Đình Phật Tử toàn liên bang.
b. Thực hiện đúng Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng GĐPTVN/UĐL.
c. Tổ chức trường hay lớp huấn luyện Huynh Trưởng, các trại Liên bang.
d. Đặc quyền ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định, thành lập và điều hành Ban Đại Diện Miền và các đơn vị Gia đình Phật Tử trên toàn liên bang.
7.2 Cấp Miền:
a. Đại diện Miền thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn, thay mặt Ban Hướng Dẫn đôn đốc và điều động các GĐPT trực thuộc.
b. Liên lạc với các tổ chức Phật Giáo tại địa phương để thông hiểu tình hình Phật sự chung và giải quyết các việc liên quan đến GĐPT tại Miền.
c. Tổ chức trại liên Gia Đình trong Miền, ngoại trừ trại huấn luyện Huynh Trưởng phải được sự ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn.
d. Báo cáo tình hình sinh hoạt của GĐPT thuộc Miền lên Ban Hướng Dẫn mỗi 6 tháng.
7.3 Cấp Gia Đình:
a. Gia Trưởng:
– Vị này là 1 cư sĩ từ 35 tuổi trở lên, có uy tín trong Ban Trị Sự Giáo Hội Phật giáo sở tại, có hiểu biết về Gia đình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời sau khi được sự đồng ý của Giáo Hội Phật giáo sở tại và Ban Đại Diện Miền.
– Nếu là Liên Đoàn Trưởng từ 35 tưổi trở lên, có uy tín với Giáo Hội Phật Giáo địa phương có thể kiêm nhiệm chức vụ Gia Trưởng.
– Thâu nhận Đoàn sinh mới gia nhập.
– Thay mặt Ban Huynh Trưởng về mặt đối ngoại liên quan đến GĐPT, thi hành Nội Quy và cùng với Ban Huynh Trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Đại Diện Miền và Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL.
b. Liên Đoàn Trưởng:
– Điều động Ban Huynh Trưởng với sự phụ tá của 2 Liên Đoàn Phó đặc trách 2 Ngành.
– Thi hành chỉ thị và chịu trách nhiệm trước Ban Đại Diện Miền và Ban Hướng Dẫn.
– Tổ chức các lớp huấn luyện Đội, Chúng, Đàn Trưởng và các kỳ thi vượt bậc trong phạm vi Gia Đình.
– Tổ chức các cuộc lễ, trại, triển lãm, văn nghệ và công tác xã hội trong phạm vi Gia Đình với sự đồng ý của Ban Đại Diện Miền và Giáo Hội Phật Giáo sở tại.
– Báo cáo sinh hoạt mỗi 6 tháng cho Ban Đại Diện Miền và Ban Hướng Dẫn.
– Thâu nhận Đoàn sinh mới gia nhập.
– Kiêm nhiệm chức vụ Gia Trưởng nếu Gia Đình không có Gia Trưởng.
c. Liên Đoàn Phó:
– Phụ tá Liên Đoàn Trưởng trong việc điều hành Gia Đình, thay thế Liên Đoàn Trưởng khi cần thiết d. Đoàn Trưởng:
– Thi hành quyết định của Ban Huynh Trưởng, điều động Đoàn của mình với sự phụ tá của Đoàn Phó.
– Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tuần, hàng tháng cho Đoàn.
– Tổ chức trại hay du ngoạn của Đoàn với sự chấp thuận của Liên Đoàn Trưởng.
– Chịu trách nhiệm trực tiếp với Liên Đoàn Trưởng và Ban Huynh Trưởng Gia đình.
e. Đội, Chúng, Đàn Trưởng:
– Thi hành quyết định của Đoàn Trưởng, điều khiển Đội, Chúng hay Đàn của mình với sự phụ tá của Đội, Chúng hay Đàn Phó.
– Soạn chương trình sinh hoạt của Đội, Chúng, Đàn (dựa theo chương trình của Đoàn).
– Chịu trách nhiệm với Đoàn Trưởng.
ĐIỀU 8: DANH HIỆU GIA ĐÌNH
Danh hiệu Gia Đình do Ban Huynh Trưởng chọn sau khi thỉnh ý Giáo Hội Phật Giáo sở tại và được sự chấp thuận của Ban Đại Diện Miền.
ĐIỀU 9: ĐẠI HỘI
9.1 Cấp Quốc Gia:
a. Đại Hội Định Kỳ: cứ mỗi 4 năm sẽ có Đại Hội Huynh Trưởng toàn liên bang để bầu lại Ban Hướng Dẫn GĐPTVN/UĐL và hoạch định chương trình sinh hoạt cho 4 năm tới.
b. Đại Hội Bất Thường hay Thu Hẹp: để giải quyết những vấn đề có tính cách khẩn cấp hay đặc biệt. Đại Hội Bất Thường hay Thu Hẹp sẽ được triệu tập khi có sự yêu cầu của:
– 2/3 thành viên Ban Hướng Dẫn hay
– 3/4 tổng số các đơn vị Gia Đình.
9.2 Cấp Miền:
a. Đại Hội Định Kỳ: cứ mỗi 4 năm (được tổ chức chậm nhất là 3 tháng sau Đại Hội Huynh Trưởng Định Kỳ toàn liên bang) sẽ có Đại Hội Huynh Trưởng toàn Miền để bầu lại Ban Đại Diện Miền và hoạch định chương trình sinh hoạt cho nhiệm kỳ kế tiếp.
b. Đại Hội Bất Thường hay Thu Hẹp: để giải quyết những vấn đề có tính cách khẩn cấp hay đặc biệt. Đại Hội Bất Thường hay Thu Hẹp sẽ được triệu tập khi có sự yêu cầu của quá bán các Gia Đình Phật Tử trực thuộc Miền.
9.3 Gia Đình:
a. Mỗi tháng Ban Huynh Trưởng Gia Đình họp 1 lần để kiểm điểm công tác của Gia Đình trong tháng qua và hoạch định chương trình sinh hoạt cho tháng tới.
b. Mỗi 3 tháng (thay buổi họp hàng tháng), Ban Huynh Trưởng Gia Đình họp một lần để kiểm điểm công tác và hoạch định chương trình sinh hoạt cho 3 tháng tới.
c. Mỗi năm có 1 một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng Gia Đình. Buổi họp này nên tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Đình.
ĐIỀU 10: TÀI CHÁNH
10.1 Gây Quỹ:
Quỹ của Gia Đình gồm những khoản sau đây:
a. Tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm.
b. Tiền trợ giúp của Giáo Hội Phật Giáo địa phương
c. Tiền trợ cấp của chính quyền.
d. Tiền nguyệt liễm của Đoàn viên.
e. Tiền do Ban Bảo Trợ Gia Đình ủng hộ.
f. Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác.
10.2 Phân Bổ:
a. Mỗi năm các đơn vị Gia Đình đóng niên liễm cho Ban Hướng Dẫn. Số tiền này có thể đóng làm 2 kỳ trong năm.
CHƯƠNG THỨ BA
HUY HIỆU – BÀI CA CHÍNH THỨC – CẤP HIỆU
PHÙ HIỆU – CHÀO – ĐỒNG PHỤC
ĐIỀU 11: HUY HIỆU
11.1 Huy hiệu chính thức:
Huy hiệu chích thức của GĐPTVN/UĐL là Hoa Sen Trắng, 8 cánh trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
ĐIỀU 12: BÀI CA CHÁNH THỨC – CẤP HIỆU – HUY HIỆU – CHÀO
12.1 Bài Ca Chính Thức:
Bài “Hoa Sen Trắng” là bài ca chính thức của GĐPTVN/UĐL.
12.2 Cấp Hiệu, Phù Hiệu:
Cấp hiệu và phù hiệu cùng một thể thức thống nhất do Ban Hướng Dẫn ấn định và phát hành.
12.3 Chào:
Cách chào của GĐPT khi mặc đồng phục là Ấn Cát Tường (bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh tay ngoài thẳng đứng, với ngón tay cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).
ĐIỀU 13: ĐỒNG PHỤC
13.1 Huynh Trưởng Nam, Thanh Nam, Thiếu Nam:
a. Đồng Phục sinh hoạt:
– Mùa nóng: áo sơ mi lam tay cụt, 2 túi có nắp và cầu vai, quần sọt xanh nước biển, 2 túi sau nổi có nắp, nón tứ ân.
– Mùa lạnh: áo sơ mi lam tay dài, 2 túi có nắp và cầu vai, quần tây dài xanh nước biển, 2 túi sau chìm có nắp, nón tứ ân.
b. Lễ phục: như sinh hoạt mùa lạnh, thêm áo vét và cà vạt xanh nước biển.
(xem phụ lục)
13.2 Huynh Trưởng Nữ, Thanh Nữ, Thiếu Nữ:
a. Đồng phục sinh hoạt:
– Mùa nóng: áo sơ mi lam tay dài, 2 túi có nắp và cầu vai, quần tây dài xanh nước biển, nón tứ ân.
– Mùa Lạnh: như sinh hoạt mùa nóng.
b. Lễ phục: áo dài lam, quần dài trắng, áo vét màu xanh nước biển.
(xem phụ lục)
13.3 Oanh Vũ Nam:
a. Đồng phục sinh hoạt:
– Mùa nóng: áo sơ mi lam tay cụt không túi, có cầu vai. Quần sọt xanh nước biển có dây treo, 2 túi sau nổi có nắp, nón cốt đồng nhất trong một Đoàn.
– Mùa lạnh: áo sơ mi lam tay dài không túi, có cầu vai. Quần tây dài xanh nước biển có dây treo, 2 túi sau chìm có nắp, nón cốt đồng nhất trong một Đoàn.
b. Lễ phục: như đồng phục sinh hoạt mùa lạnh.
(xem phụ lục)
13.4 Oanh Vũ Nữ:
a. Đồng phục sinh hoạt:
– Mùa nóng: áo sơ mi lam tay phồng, cụt, cổ áo tròn, váy màu xanh nước biển dài quá gối, có dây treo, nón cốt đồng nhất trong một Đoàn.
– Mùa lạnh: áo sơ mi lam tay phồng, dài, cổ áo tròn, quần tây dài xanh nước biển có dây treo, nón cốt đồng nhất trong một Đoàn.
b. Lễ phục: như đồng phục sinh hoạt.
(xem phụ lục)
13.5 Đồng phục và huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày lễ của Giáo Hội, của Gia Đình hoặc trong các buổi họp hay cắm trại.
CHƯƠNG THỨ TƯ
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
KHUÔN DẤU – GIA NHẬP – KỶ LUẬT – GIẢI TÁN
ĐIỀU 14: ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
14.1 Tại các địa phương có thể tùy nghi thành lập một hay nhiều đơn vị GĐPT, không nhất thiết phải phân chia khu vực.
14.2 Đoàn quán đặt nơi nào thì liên lạc và hỗ trợ theo hệ thống ngang với Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo sở tại.
14.3 Phải có ít nhất hai Huynh Trưởng có cấp.
14.4 Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn.
14.5 Sau 6 tháng sinh hoạt ổn định, Ban Hướng Dẫn sẽ cứu xét để chính thức thừa nhận là một đơn vị của GĐPTVN/UĐL.
ĐIỀU 15: KHUÔN DẤU
15.1 Chỉ có 3 cấp có khuôn dấu: Ban Hướng Dẫn, Miền và Gia Đình. Kiểu và khuôn khổ cho mỗi cấp do Ban Hướng Dẫn quy định.
ĐIỀU 16: GIA NHẬP
16.1 Muốn gia nhập GĐPTVN/UĐL phải có đơn của Phụ Huynh xin Gia Trưởng hay Liên Đoàn Trưởng. Nếu là Nam hay Nữ Phật Tử từ 18 tuổi trở lên, đơn xin do đương sự đứng tên và phải có 2 Đoàn Viên giới thiệu.
16.2 Sau 3 tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Đoàn Trưởng xác nhận là đủ điều kiện, Đoàn sinh sẽ được làm lễ phát nguyện đeo huy hiệu Hoa Sen và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Đoàn sinh chính thức của GĐPTVN/UĐL.
16.3. Đoàn Viên chính thức của GĐPTVN/UĐL được cấp thẻ Đoàn Viên. Thẻ này do đơn vị Gia Đình cấp (nếu là Đoàn Sinh), hay Ủy Ban Quản Trị Huynh Trưởng cấp (nếu là Huynh Trưởng). Hình thức thẻ do Ban Hướng Dẫn ấn định.
16.4 Đoàn Viên nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn, thẻ Đoàn Viên đương nhiên mất hiệu lực và đơn vị cấp thẻ có nhiệm vụ thâu hồi lại.
16.5 Đoàn Viên ngưng sinh hoạt từ 2 năm trở lên:
a. Nếu là Huynh Trưởng: phải làm đơn xin đơn vị trực thuộc để được tái sinh hoạt.
b. Nếu là Đoàn Sinh: phải có đơn của Phụ Huynh xin Gia Trưởng hay Liên Đoàn Trưởng tái gia nhập.
ĐIỀU 17: KỶ LUẬT
17.1 Huynh Trưởng:
Huynh Trưởng vi phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.
17.2 Đoàn Sinh:
(Còn thiếu – đang cập nhật…)
oOo
PHỤ LỤC 5
Bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Hoa Kỳ:
NỘI QUY
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM HOA KỲ
LỜI GIỚI THIỆU
Bản Nội Quy đối với Gia Ðình Phật Tử Việt Nam chúng ta cũng quan trọng như bản Hiến Chương đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hay bản Hiến pháp đối với quốc gia. Ðiều đặc biệt là bản Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử còn hàm chứa sự hình thành và lớn mạnh của một quá trình 60 năm sinh hoạt của Tổ chức chúng ta, như trong lời nói đầu của tập Nội Quy Truyền Thống :” Ðây là một công trình cân não và xương máu của toàn thể đoàn viên Gia Ðình Phật Tử từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu…”
Ðể vạch cho đoàn viên Gia Ðình Phật Tử, nhất là những người đến sau, thấy rõ cái “công trình cân não và xương máu đó” Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đã sưu tầm, chọn lọc những tài liệu rất có ý nghĩa nhưng cũng rất hiếm hoi bởi bị thất lạc không ít vì các biến cố trong 60 năm qua để trình bày trong phần CHÚ GIẢI sau đây những bước tiến vững mạnh và đúng hướng của Tổ chức Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chúng tôi tha thiết mong mỏi rằng tập tài liệu này sẽ được Anh Chị Em Huynh Trưởng và đoàn sinh nồng nhiệt đón nhận như một Cẩm Nang và nghiền ngẫm thật kỹ để thấy rõ LÝ TƯỞNG và ÐƯỜNG LỐI của Gia Ðình Phật Tử, để thương yêu Tổ chức của chúng ta hơn nữa và để hăng hái tiếp nối công trình của những người đi trước, nhất là những người đã hy sinh cho Tổ chức mà giờ đây đã trở thành thiên cổ.
Hoa Kỳ, ngày đầu năm Bính Tuất, Phật Lịch 2549
Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
NỘI QUY
GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
TẠI HOA KỲ
(CHÍNH VĂN)
LỜI NÓI ÐẦU
Phát sinh từ phong trào chấn hưng Phật Giáo, Gia Ðình Phật Tử Việt Nam đã kinh qua những giai đoạn thăng trầm, thịnh suy để xây dựng và hình thành một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu Ðồng Niên, theo tinh thần Phật Giáo.
Sự thành tựu đó kết tinh bằng những nguyên lý giáo dục sâu sắc, những phương pháp giáo dục vững vàng, từng đào tạo những thế hệ đoàn sinh ưu tú.
Với lịch sử, Gia Ðình Phật Tử Việt Nam đã kết hợp Ðạo vào Ðời, nên đã từng đóng góp vào những công cuộc vận động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và góp phần xây dựng xã hội Việt Nam.
Ngày nay, tại xứ người, Gia Ðình Phật Tử Việt Nam cũng đã thành lập, củng cố và phát triển không ngừng; sự phát triển vừa theo đúng truyền thống của tổ chức, lại vừa hợp với hoàn cảnh xã hội mới.
Nền tảng đó được đúc kết trong bản Nội Quy này.
• Nội dung của Nội Quy đã đề ra phương châm, mục đích Giáo dục, quy định rõ rệt cơ cấu tổ chức, từ Trung Ương đến địa phương, đã xác định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn viên Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
• Tinh thần Nội Quy hoạch định một đường lối giáo dục chung cho tổ chức Gia Ðình Phật Tử, hòa hợp với các Tông hệ phái Phật Giáo Việt Nam tại Hải ngoại, nhưng
• vẫn giữ được truyền thống cố hữu, kiên trung đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngõ hầu xây dựng những thế hệ Phật Tử Việt Nam tương lai
• Việc kiện toàn Nội Quy phải được bổ chính tùy theo những nhu cầu của hoàn cảnh xã hội mới, tùy theo giai đoạn lịch sử; tuy nhiên mục đích vẫn duy nhất, đường lối vẫn nhất quán.
Ðó là cương lĩnh của Bản Nội Quy.
CHƯƠNG THỨ NHẤT
DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH- CHÂM NGÔN – KHẨU HIỆU – LUẬT
ĐIỀU 1: DANH HIỆU:
Chiếu Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được tu chính ngày 12 tháng 12 năm 1973.
Chiếu Chương I Ðiều 1 Nội Quy truyền thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam được tu chính ngày 29, 30 và 31 tháng 7 năm 1973 tại Ðà nẵng.
Chiếu quyết nghị của Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức lần thứ nhất tại Dallas ngày 5 tháng 9 năm 1983; một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu, Đồng niên lấy danh hiệu là: GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ.
Chiếu Biên Bản Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày 9, 10 và 11 tháng 4 năm 2004 tại chùa Diệu Pháp một lần nữa Quyết Nghị : TỔ CHỨC GIA ÐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ – Văn Phòng II – Viện Hóa Đạo.
ĐIỀU 2. MỤC ĐÍCH:
• Đào luyện THANH, THIẾU, ĐỒNG niên thành Phật Tử chân chánh.
• Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.ĐIỀU 3: CHÂM NGÔN:
BI – TRÍ – DŨNG.
ĐIỀU 4: KHẨU HIỆU:
TINH TẤN
ĐIỀU 5 : LUẬT:
A. Luật của Huynh Trưởng, Thanh, Thiếu Niên:
1. Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Luật của Đồng Niên: (Oanh vũ)
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
CHƯƠNG THỨ HAI
TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ – LIÊN LẠC
ÐIỀU 6 : TỔ CHỨC :
A. CẤP TRUNG ƯƠNG:
Cơ chế hướng dẫn và điều hành trực tiếp tất cả sinh hoạt của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam trên toàn quốc Hoa Kỳ. Nhân sự gồm hai mươi chín (29) thành viên do Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc tín nhiệm Công cử. Có một Ban Thường vụ và ba Khối để điều hành như sau:
1. Ban Thường vụ :
Trưởng Ban
Phó Trưởng Ban đặc trách Khối Truyền Thống và Xã Hội Phó Trưởng Ban đặc trách Khối Quản Trị và Ðiều Hành Phó Trưởng Ban đặc trách Khối Nghiên Cứu và Huấn luyện. Tổng Thư Ký
Phó Tổng Thư ký
Tổng Thủ quỹ
Phó Tổng Thủ quỹ
2. Khối Truyền Thống và Xã Hội :
Ủy viên Lịch sử
Ủy viên Nghi Lễ và Giao Tế
Ủy viên Cựu Ðoàn viên
Ủy viên Tương Tế
Ủy viên Xã hội và Ái Hữu
4. Khối Quản Trị và Ðiều Hành :
Ủy viên Quản Trị Huynh Trưởng
Ủy viên Quản Trị Ðoàn sinh
Ủy Viên Tổ Kiểm
Ủy viên Hoạt Ðộng Thanh niên
Ủy viên Văn Mỹ nghệ
Ủy viên Doanh Tế
Ủy Viên Thanh Nam
Ủy viên Thanh Nữ
Ủy viên Thiếu Nam
Ủy viên Thiếu Nữ
Ủy viên Oanh vũ Nam
Ủy viên Oanh Vũ nữ.
4. Khối Nghiên cứu và Huấn Luyện :
Ủy viên Nghiên cứu Kế hoạch
Ủy viên Tu Thư
Ủy viên Huấn Luyện
Ủy viên Giáo Dục
Ủy viên Chuyên năng.
• Các Ủy viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn Trung Ương để mời một Phụ tá cho mình.
• Bên trên Ban Hướng Dẫn Trung Ương có một Hội Ðồng Cố Vấn Giáo Hạnh
• Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Trung Ưong có một Ban Cố vấn Pháp lý và một Ban Bảo Trợ để giúp đỡ về pháp lý, tinh thần và tài vật.
Ban viên bị khiếm khuyết :
Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn bị khiếm khuyết :
• Nếu là Trưởng Ban thì Phó Trưởng Ban Quản Trị và Ðiều Hành đương nhiên kế nhiệm với tư cách Quyền Trưởng Ban.
• Nếu là các Ủy viên khác thuộc các Khối thì Khối đề cử và thông qua Ban Hướng Dẫn.
• Trường hợp số Ủy viên Ban Hướng Dẫn Trung Ương bị khiếm khuyết quá 1/3 tổng số (10 Ủy viên) thì cần phải triệu tập một Ðại Hội Huynh Trưởng toàn quốc thu hẹp để bổ sung.
B. CẤP MIỀN :
1. Tại mỗi khu vực thuận lợi địa dư, có từ năm (5) đơn vị Gia Ðình Phật Tử trở lên, có thể thành lập một Ban Hướng Dẫn Miền để điều hành, tổ chức sinh hoạt và tu học chung cho Miền.
2. Thành phần Ban Hướng Dẫn Miền nếu đủ túc số, nhân sự đều giống như thành phần nhân sự Ban Hướng Dẫn Trung Ương, nếu không các Ban viên Ban Hướng Dẫn Miền có thể kiêm nhiệm nhưng không quá hai chức vụ.
3. Bên trên Ban Hướng Dẫn Miền có một Hội Ðồng Cố vấn Giáo Hạnh
4. Bên cạnh Ban Hướng Dẫn Miền có một Ban Cố vấn pháp lý và một Ban Bảo trợ Miền.
Ban viên bị khiếm khuyết :
Trường hợp một chức vụ trong Ban Hướng Dẫn Miền bị khiếm khuyết:
• Nếu là Trưởng Ban thì Phó Trưởng Ban Quản Trị và Ðiều Hành đương nhiên kế nhiệm với tư cách là Quyền Tưởng Ban.
• Nếu là Ban viên thì Ban Hướng Dẫn Miền đề cử và đệ trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt y.
• Trong trường hợp số Ban viên Ban Hướng Dẫn Miền bị khiếm khuyết quá 1/3 tổng số Ban viên thì cần phải triệu tập một Ðại Hội Huynh Trưởng Miền thu hẹp để bổ sung và trình Ban Hướng Dẫn Trung Ương duyệt y.
Ðại Diện Miền :
• Trưởng Ban Hướng Dẫn Miền là vị Ðại diên Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền đó.
• Tại khu vực có từ hai (02) đến bốn (04) Gia Ðình, có thể có một Ðại diên Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Vị Ðại diên do Ðại Hội Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử tại khu vực bầu lên (vị Ðại diện nằm trong thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương)
C. CẤP GIA ÐÌNH :
1. Tại địa phương thuận lợi (Thành phố, Quận Hạt hay Tiểu Bang) có thể thành lập một hay nhiều Gia Ðình .
2. Mỗi Gia Ðình phải có ít nhất hai Ðoàn trở lên.
3. Mỗi Ðoàn có tối thiểu là 2 Ðội, Chúng, Ðàn và số đoàn sinh từ 12 đến 32 em.
4. Mỗi Ðội (Thanh, Thiếu nam) hay Chúng (Thanh, Thiếu nữ) có từ 6 đến 8 em và Ðàn (Oanh vũ) có từ 4 đến 6 em.
5. Oanh vũ : Nam và Nữ từ 7 đến 12 tuổi.
6. Thiếu Niên : Nam và Nữ từ 13 đến 17 tuổi.
7. Thanh Niên : Nam và Nữ từ 18 tuổi trở lên.
8. Thành phần:
a) Ban Huynh Trưởng Gia Ðình:
1 Gia Trưởng (có thể mời thêm 1 Phụ tá Gia Trưởng)
1 Liên Ðoàn Trưởng
2 Liên Ðoàn Phó (1 phụ trách Ngành Nam và 1 phụ trách Ngành Nữ)
1 Thư ký
1 Thủ quỹ
Các Ðoàn Trưởng và Ðoàn Phó các Ngành.
• Tùy theo số lượng Huynh Trưởng và Ðoàn sinh của Gia Ðình, có thể cử thêm các Huynh Trưởng đặc trách: Văn nghệ, Báo chí, Thể thao và Xã hội…
• Bên trên Ban Huynh Trưởng Gia Ðình có một Thầy hay Cô Cố vấn Giáo Hạnh và bên cạnh có một Ban Bảo Trợ.
• Trừ Gia Trưởng và Phụ tá Gia Trưởng, các Ban viên khác đề do Ban Huynh Trưởng bầu lên.
b) Mỗi Ðoàn có :
1 Ðoàn Trưởng
1 hay 2 Ðoàn Phó để điều động sinh hoạt Ðoàn.
c) Mỗi Ðội, Chúng hay Ðàn có :
1 Ðội, Chúng hay Ðàn Trưởng
1 Ðội, Chúng hay Ðàn Phó
ÐIỀU 7 : NHIỆM VỤ VÀ LIÊN LẠC :
A. CẤP TRUNG ƯƠNG :
1. Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ điều động các Ban Hướng Dẫn Miền.
2. Thực hiện đúng Nội Quy Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ.
3. Tổ chức Trại Trường hay các Trại Huấn luyện Huynh Trưởng Cấp II – Huyền Trang và Cấp III – Vạn Hạnh, các Trại Họp Bạn, Hội Thảo toàn quốc.
4. Báo cáo lên Ban Hướng Dẫn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hải ngoại và Tổng Vụ Thanh Niên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hải ngoại tại Hoa Kỳ – Văn phòng II – Viện Hóa Ðạo mỗi tam cá nguyệt.
5. Ðặc quyền ban hành các Thông Tư liên hệ đến việc ấn định thành lập và điều hành các Ban Hướng Dẫn hay Ðại Diện Gia Ðình Phật Tử Miền ở các Miền chưa có đủ điều kiện thành lập Ban Hướng Dẫn.
B. CẤP MIỀN :
1. Ban Hướng Dẫn Miền hay vị Ðại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền đôn đốc và báo cáo tình trạng hoạt động của các Gia Ðình Phật Tử tại Miền của mình, vào mỗi cuối tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
2. Ðại Diện cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương trong các lễ lược do các Gia Ðình Phật Tử trong Miền tổ chức.
3. Liên lạc với các tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại địa phương để thông hiểu tình hình Phật sự chung cho Miền và giải quyết những vấn đề liên quan đến Gia Ðình Phật Tử.
4. Thành lập các Gia Ðình Phật Tử mới trong Miền
5. Tổ chức các Trại Huấn luyện Huynh Trưỏng Sơ cấp – Lộc Uyển, Cấp I – A Dục, Ðội, Chúng, Ðàn Trưởng hay Trại Họp bạn toàn Miền hay Liên Gia Ðình trong Miền.
C. CẤP GIA ÐÌNH :
1. Gia Trưởng :
• Vị này là một cư sĩ từ 40 tuổi trở lên, có uy tín trong tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại địa phương và hiểu biết về Gia Ðình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời.
• Nếu Liên Ðoàn Trưởng từ 40 tuổi trở lên có đủ tư cách và uy tín với tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại địa phương có thể kiêm nhiệm Gia Trưởng.
• Thu nhận đoàn sinh mới vào Gia Ðình.
• Thay mặt Ban Huynh Trưởng về các công việc đối ngoại liên quan đến Gia Ðình Phật Tử.
• Thi hành Nội Quy và cùng với Ban Huynh Trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Hướng Dẫn Miền.
2. Liên Ðoàn Trưởng :
• Ðiều động Ban Huynh Trưởng với sự phụ tá của hai Liên Ðoàn Phó đặc trách hai Ngành.
• Thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn Miền hay Ðại Diện Ban Hướng Dẫn tại Miền.
• Tổ chức các lớp huấn luyện Ðội, Chúng và Ðàn Trưởng trong Gia Ðình
• Tổ chức các cuộc lễ, trại, triển lãm, văn nghệ và công tác xã hội thuộc phạm vi Gia Ðình có sự hội ý của Ban Hướng Dẫn Miền hay Ðại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền.
• Báo cáo tình hình hoạt động của Gia Ðình vào mỗi cuối tam cá nguyệt lên Ban Hướng Dẫn Miền .
3. Ðoàn Trưởng :
• Thi hành quyết định của Ban Huynh trưởng, điều động và điều khiển Ðoàn của mình với sự phụ tá của Ðoàn Phó.
• Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng, hàng tuần cho Ðoàn.
• Tổ chức Trại và Du ngoạn của Ðoàn (có sự chấp thuận của Liên Ðoàn Trưởng).
• Chịu trách nhiệm với Liên Ðoàn Trưởng.
ÐIỀU 8 : DANH HIỆU GIA ÐÌNH:
Danh hiệu Gia Ðình Phật Tử được Ban Huynh Trưởng chọn lựa và thông qua Ban Hướng Dẫn Miền hay Ðại Diện Ban Hướng Dẫn Trung Ương tại Miền.
ÐIỀU 9 : ÐẠI HỘI :
A. CẤP TRUNG ƯƠNG :
1. Cứ bốn năm một lần có Ðại Hội Huynh Trưởng Gia Ðình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương. Ngày Ðại Hội phải được Ban Hướng Dẫn Trung Ương tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước ngày mãn nhiệm kỳ của Ban Hướng Dẫn đương nhiệm. Ðại Hội này chỉ định đơn vị được tổ chức Ðại Hội kỳ tới.
2. Ban Hướng Dẫn Trung Ương ít nhất mỗi năm họp khoáng đại một lần để kiểm điểm những công tác đã thực hiện và hoạch định công tác mới.
B. CẤP MIỀN :
Hàng năm nên có Ðại Hội thường niên để kiểm điểm sinh hoạt các Gia Ðình Phật Tử trong năm qua, dự thảo chương trình hoạt động chung cho các Gia Ðình trong năm tới. Cứ bốn (4) năm bầu Ban Hướng Dẫn mới để chuẩn bị tham dự Ðại Hội Gia Ðình Phật Tử toàn quốc.
C. CẤP GIA ÐÌNH :
1. Mỗi tháng Ban Huynh Trưởng Gia Ðình họp một lần để kiểm điểm công việc của Gia Ðình trong tháng và hoạch định chương trình cho tháng tới.
2. Mỗi tam cá nguyệt (thay buổi họp hàng tháng) Ban Huynh Trưởng họp một lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình sinh hoạt cho tam cá nguyệt tới.
3. Mỗi năm (thay buổi họp hàng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng Gia Ðình. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Ðình.
ÐIỀU 10 : TÀI CHÁNH :
Quỹ của các Cấp Gia Ðình Phật Tử gồm có những khoản sau đây :
• Tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm.
• Tiền trợ giúp của các tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại địa phương.
• Tiền trợ phí của các Cấp trực thuộc
• Tiền do Ban Bảo Trợ Gia Ðình Phật Tử ủng hộ
• Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác để gây quỹ.
CHƯƠNG THỨ BA
HUY HIỆU – BÀI CA CHÍNH THỨC – ĐỒNG PHỤC
ĐIỀU 11: HUY HIỆU:
Huy hiệu chính thức của Gia Đình Phật Tử là HOA SEN TRẮNG, tám cánh, trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
ĐIỀU 12:
A. BÀI CA CHÍNH THỨC:
Bài HOA SEN TRẮNG là bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử.
B. CẤP HIỆU VÀ HUY HIỆU:
Các Cấp hiệu và Huy hiệu cùng một thể thức do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định và phát hành.
C. CHÀO:
Ấn Cát Tường, chỉ áp dụng khi mặc đồng phục Gia Đình Phật Tử (bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn).
ĐIỀU 13: ĐỒNG PHỤC:
A. MÀU SẮC:
Áo màu Lam, quần màu xanh nước biển.
B. KIỂU:
1. Huynh Trưởng Nam, Nam Phật tử và Thiếu Nam:
• Sinh hoạt mùa hè:
Sơ mi tay cụt, hai túi có nắp, cầu vai. Quần sọt xanh nước biển, hai túi sau nổi có nắp. Mũ nĩ rộng vành 4 cánh. Vớ màu lam (đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
• Sinh hoạt mùa lạnh :
Sơ mi tay dài, có gài nút, hai tú có nắp, cầu vai. Quần tây dài, hai túi sau Chìm có nắp. Mũ nỉ rộng vành 4 cánh (đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
2. Nữ Huynh Trưởng,Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ:
• Mùa hè cũng như mùa lạnh:
Áo sơ mi tay dài, có gài nút, cổ xoay tròn, thắt nơ màu xanh nước biển, hai túi có nắp, cầu vai. Quần tây dài. Mũ Tứ ân (đồng nhất cho mỗi Đoàn).
3. Nam Oanh Vũ:
• Sinh hoạt mùa hè:
Áo sơ mi tay cụt có cầu vai, không túi, quần sọt, hai túi sau nổi, có nắp, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Ðoàn).
• Sinh hoạt mùa lạnh:
Áo sơ mi tay dài, có cầu vai, không túi. Quần tây dài, hai túi sau chìm có nắp, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ rộng vành chóp tròn (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Đoàn).
4. Nữ Oanh Vũ:
• Sinh hoạt mùa hè:
Sơ mi tay cụt phồng, cổ xoáy tròn, không túi. Váy dài quá đầu gối. Mũ hay nón (tùy theo địa phương, nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Đoàn
• Sinh hoạt mùa lạnh:
Sơ mi tay phồng dài, cổ xoáy tròn, không túi. Quần tây dài, hai túi sau chìm có nắp, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ lưỡi trai (tùy theo địa phương nhưng cốt đồng nhất cho mỗi Đoàn).
C. LỄ PHỤC :
1. Nam Huynh Trưởng, Nam Phật Tử và Thiếu Nam:
Sơ mi và quần tây dài như sinh hoạt mùa lạnh, thêm áo vét và cà vạt màu xanh nước biển.
2. Nữ Huynh Trưởng, Nữ Phật Tử và Thiếu Nữ:
Áo dài màu lam, quần dài trắng, thêm áo vét lam nếu mùa lạnh.
3. Oanh Vũ Nam, Nữ:
Như đồng phục sinh hoạt.
4. Đồng phục và huy hiệu trên chỉ được dùng trong những ngày Lễ của các cơ sở Phật Giáo địa phương của Gia Đình, trong những buổi cắm trại và buổi họp.
CHƯƠNG THỨ TƯ
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ KHUÔN DẤU – GIẢI TÁN – GIA NHẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
ĐIỀU 14: ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:
1. Tại các địa phương có thể tùy nghi thành lập Gia Đình Phật Tử không phân biệt khu vực.
2. Đoàn quán đặt nơi nào thì liên lạc với tổ chức Phật Giáo sở tại.
3. Mỗi Gia Đình ít nhất có hai (2) Huynh Trưởng đă dự lớp huấn luyện mới được thành lập.
A. Trường hợp đã có một Ban Hướng Dẫn Miền:
1. Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Miền.
2. Phải trình giấy ủy nhiệm này cho tổ chức Phật Giáo sở tại.
3. Gia Ðình Phật Tử đã thành lập đúng theo Ðiều 6 mục C về Cấp Gia Ðình, Huynh Trưởng phải báo cáo cho tổ chức Phật Giáo sở tại và Ban Hướng Dẫn Miền biết.
4. Sau sáu (6) tháng hoạt động điều hòa, mới được Ban Hướng Dẫn Miền chính thức thừa nhận.
B. Trong trường hợp chưa có Ban Hướng Dẫn Miền:
1. Phải có giấy ủy nhiệm của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
2. Phải trình giấy ủy nhiệm này cho tổ chức Phật Giáo sở tại giúp đỡ.
3. Gia Đình Phật Tử đã thành lập đúng theo điều Sáu mục C về cấp Gia Đình, Huynh Trưởng phải báo cáo cho tổ chức Phật Giáo sở tại và Ban Hướng Dẫn Trung Ương biết.
4. Sau sáu (6) tháng sinh hoạt điều hòa, mới được Ban Hướng Dẫn Trung Ương chính thức thừa nhận.
ĐIỀU 15: KHUÔN DẤU:
1. Chỉ có ba Cấp có khuôn dấu: Trung Ương,Miền và Gia Đình.
2. Kiểu và khuôn dấu cho mỗi Cấp do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định.
ĐIỀU 16: THẺ ĐOÀN VIÊN:
Đoàn viên chính thức của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ được cấp một thẻ Đoàn Viên. Hình thức sẽ do Ban Hướng Dẫn Trung Ương ấn định.
ĐIỀU 17: ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP:
1. Muốn gia nhập Gia Đình, phải có đơn của phụ huynh xin Gia Trưởng (có mẫu in sẵn tại Gia Đình). Nếu là một Nam Phật Tử hay Nữ Phật Tử (18 tuổi trở lên) thì đơn xin gia nhập phải có hai Đoàn viên giới thiệu.
2. Sau ba (3) tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Đoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Đoàn sinh mới được làm lễ phát nguyện và được Ban Huynh Trưởng công nhận là Đoàn sinh chính thức của Gia Đình.
ĐIỀU 18: KỶ LUẬT:
A. Huynh Trưởng:
Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu Quy Chế Huynh Trưởng thi hành.
B. Đoàn Sinh:
Sẽ bị quyết định cho nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn nếu:
1. Không đi họp luôn ba buổi liên tiếp mà không có giấy phép.
2. Làm tổn hại đến thanh danh Gia Đình Phật Tử thì không còn mang danh nghĩa Đoàn sinh nữa. a. Quyết định cho nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của hai phần ba Huynh Trưởng trong Ban Huynh Trưởng.
b. Riêng danh sách các Đoàn sinh đã bị cho nghỉ vĩnh viễn phải được thông báo cho Ban Hướng Dẫn Miền hay Ban Hướng Dẫn Trung Ương trường hợp chưa có Ban Hướng dẫn Miền, để chỉ thị các Gia Đình Phật Tử Miền không được thu nhận.
c. Đoàn sinh đã mất danh nghĩa thì không được quyền đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.
ĐIỀU 19: NGƯNG HOẠT ĐỘNG – GIẢI TÁN:
A. NGƯNG HOẠT ĐỘNG:
1. Mọi sự ngưng hoạt động của một Gia Đình Phật Tử phải được hai phần ba (2/3) số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thỏa thuận của Ban Hướng Dẫn hay Đại Diện Miền.
2. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Miền phải được hai phần ba (2/3) số Huynh Trưởng ban viên biểu quyết với sự chấp thuận của Ban Hướng Dẫn Trung Ương.
3. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn Trung Ương phải do Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định.
B. GIẢI TÁN:
1. Những Gia Ðình Phật Tử không sinh hoạt đúng Nội Quy của Gia Ðình Phật Tử Tử ViệNam tại Hoa Kỳ sẽ do Ban Hướng Dẫn Miền quyết định cho tạm ngưng hoạt động hay giải tán sau khi điều tra và lập báo cáo gởi về Ban Hướng Dẫn Trung Ương với ý kiến của tổ chức Phật Giáo địa phương.
2. Muốn giải tán Ban Hướng Dẫn Miền,chỉ có Ban Hướng Dẫn Trung Ương mới có quyền giải tán.
3. Những Gia Đình hay Ban Hướng Dẫn giải tán, các vật dụng và tài chánh đều phải giao lại cho cấp trên của mình theo hệ thống dọc.
CHƯƠNG THỨ NĂM
SỬA ĐỔI NỘI QUY
ĐIỀU 20: SỬA ĐỔI NỘI QUY:
Mọi sự sửa đổi Nội Quy này phải do Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc quyết định.
*****
Bản dự thảo tu chính Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ được thông qua trong phiên họp thường niên của Ban Điều Hợp Trung ƯơnGia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngày 20/04/1984 tại Chùa Việt Nam Orange County, California.
Được quyết nghị là Nội Quy chính thức của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ trong khoá họp Khoáng đại của Đại Hội kỳ II Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, tổ chức tại Chùa Linh Sơn, Houston, Texas trong các ngày 04, 05, 06 tháng 7 năm 1986.
Được tu chính lần thứ nhất trong khóa họp khoáng đại của Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ III, tổ chức tại Chùa Kim Quang, Sacramento California, trong các ngày 30 tháng 6 và 01, 02, 03 tháng 7 năm 1989.
Được tu chính lần thứ hai trong khóa họp khoáng đại của Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ IV, tổ chức tại Chùa An Bằng, Denver, Colorado, trong các ngày 02, 03, 04 và 05 tháng 7 năm 1992.
Được tu chính lần thứ ba trong khóa họp khoáng đại của Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ V, tổ chức tại Chùa Hoa Nghiêm, Santa Ana, California, trong các ngày 04, 05, 06 và 07 tháng 4 năm 1996.
Tu chính lần thứ tư tại Ðại Hội kỳ VI tổ chức tại Trung Tâm Sinh hoạt và huấn luyện Thích Quảng Ðức thành phố San Bernadino, California trong những ngày 30.06 và 01, 02 và 03.07.2000 nhưng bất thành.
Ðược Ðại Hội Hợp Nhất Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, tổ chức ngày 09, 10 và 11 tháng 04 năm 2004 tại Chùa Diệu Pháp, San Gabriel, California ủy Quyền cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương tu chính lần thứ tư.
oOo
PHỤ LỤC 6
Bản tu chỉnh áp dụng cho GĐPTVN Tại Gia Nã Đại:
NỘI QUY và QUY CHẾ
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM TẠI CANADA
oOo
LỜI MỞ ĐẦU
Từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã phải ngừng hoạt động công khai ở trong nước, vì biến cố lớn tại Việt Nam đưa đến chế độ Cộng Sản không chấp nhận bất cứ tổ chức thanh niên nào của tôn giáo. Do đó theo làn sóng tỵ nạn, các Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã vì lòng tha thiết, thành lập các Gia Đình Phật Tử khắp nơi tại hải ngoại.
Tại Canada hiện nay, đã có nhiều Gia Đình Phật Tử hoạt động từ lâu, nhưng chưa có một Ban Hướng Dẫn để lãnh đạo và thống nhất tổ chức. Vì vậy, sự thống nhất tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada là một sự cần thiết.
Chúng tôi toàn thể Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada:
• Theo tinh thần hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày 14 tháng 12 năm 1965.
• Theo bản Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, ngày 30 tháng 06 năm 1964, được tu chính ngày 01 tháng 08 năm 1967 tại Sài Gòn.
Dựa trên tinh thần Bi-Trí-Dũng để thống nhất tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada.
Để tiếp nối truyền thống giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên của Phật Giáo Việt Nam và giữ vững tinh thần trung kiên với Đạo Pháp và Dân Tộc Việt Nam.
Để phát triển hoạt động thanh niên Gia Đình Phật Tử Việt Nam phù hợp với điều kiện xã hội, địa lý, nhân văn của Canada.
Căn cứ vào quyết định của Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada ngày 17 tháng 05 năm 1987 tại Toronto, Ontario.
Nội quy “Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada” được ban hành tại:
• Toronto, ngày 17 tháng 05 năm 1987.
• Tu chính tại Ottawa, ngày 03 tháng 07 năm 1988.
• Tu chính tại Edmonton, ngày 22 tháng 07 năm 1990.
• Tu chính tại ObaSaTeeka, ngày 18 tháng 07 năm 1993.
• Tu chính tại chùa Xá Lợi, Toronto, ngày 31 tháng 07 năm 1999.
• Tu chính tại tu viện Linh Sơn, Toronto, ngày 03 tháng 08 năm 2002.
**
CHƯƠNG THỨ NHẤT
**
DANH HIỆU – MỤC ĐÍCH – CHÂM NGÔN – KHẨU HIỆU – LUẬT
**
Điều 1: DANH HIỆU:
Dựa theo tinh thần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam; Căn cứ vào Quyết Định của Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada, họp tại chùa Hoa Nghiêm tại Toronto, ngày 17 tháng 05 năm 1987: Một tổ chức giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên được thành lập, lấy danh hiệu là Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada (viết tắt là GĐPTVN/CND).
Điều 2: MỤC ĐÍCH:
• Đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng niên thành Phật Tử chân chánh.
• Góp phần xây dựng xã hội theo chơn tinh thần Phật Giáo.
• Duy trì và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Điều 3: CHÂM NGÔN:
• Bi – Trí – Dũng (Ngành Thanh, Thiếu).
• Hòa – Tin – Vui (Ngành Đồng).
Điều 4: KHẨU HIỆU: “Tinh Tấn”
Điều 5: LUẬT:
A. Luật của ngành Thanh Thiếu Niên:
1. Phật Tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật Tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật Tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật Tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật Tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.
B. Luật của ngành Đồng niên (Oanh Vũ):
1. Em tưởng nhớ Phật.
2. Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em.
3. Em thương người và vật.
CHƯƠNG THỨ HAI
**
TỔ CHỨC – NHIỆM VỤ và LIÊN LẠC – DANH HIỆU – ĐẠI HỘI – TÀI CHÁNH
Điều 6: TỔ CHỨC:
A. Cấp Ban Hướng Dẫn
Cấp hướng dẫn cao nhất của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada là Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada. Vị Trưởng Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada là một huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada bầu lên.
Thành phần Ban Hướng Dẫn:
a. BAN THƯỜNG VỤ:
1 Trưởng Ban.
2 Phó Trưởng Ban (một phụ trách ngành Nam, một phụ trách ngành Nữ)
1 Tổng Thư Ký.
1 Phó Tổng Thư Ký.
1 Thủ Quỹ.
2 Đại diện Ban Hướng Dẫn tại 2 miền (một phụ trách miền Đông, một phụ trách miền Tây).
1 Ủy Viên Nội Vụ.
b. CÁC ỦY VIÊN:
1 Ủy viên Nghiên Huấn.
1 Ủy viên Báo Chí và Tu Thư.
1 Ủy viên Hoạt Động Thanh Niên và Thể Thao.
1 Ủy viên Doanh Tế và Xã Hội.
1 Ủy viên Tổ Kiểm.
1 Ủy viên Văn Nghệ.
1 Ủy viên Thanh Nam.
1 Ủy viên Thiếu Nam.
1 Ủy viên Nam Oanh Vũ.
1 Ủy viên Thanh Nữ.
1 Ủy viên Thiếu Nữ.
1 Ủy viên Nữ Oanh Vũ.
1 Ủy viên Cựu Huynh Trưởng
Các ủy viên có thể đề nghị Ban Hướng Dẫn thành lập các tiểu ban chuyên trách.
c. Bên cạnh Ban Hướng Dẫn có:
• Ban Cố Vấn Giáo Hạnh.
• Ban Cố Vấn Chuyên Môn.
• Ban Bảo Trợ.
d. Đại diện Ban Hướng Dẫn tại miền Đông và miền Tây căn cứ vào địa lý Canada:
• Miền Đông gồm các tỉnh bang Ontario và Quebec
• Miền Tây gồm các tỉnh bang Manitoba, Saskatchewan, Alberta, British Columbia.
e. Ban viên bị khuyết: Trường hợp 1 chức vụ trong Ban Hướng Dẫn bị khuyết:
• Nếu là Trưởng Ban thì Ban Hướng Dẫn đề cử 1 trong 2 vị Phó Trưởng Ban.
• Nếu là các vị khác thì Ban Hướng Dẫn đề cử,
• Trường hợp số Ban Viên Ban Hướng Dẫn bị khuyết quá 1/3 thì cần triệu tập một Đại Hội bất thường để bổ sung.
B. Cấp Miền
Thay thế Ban Hướng Dẫn để điều hành các đơn vị Gia Đình Phật Tử tại miền là Đại Diện Miền.
Thành Phần Đại Diện Miền:
• 1 Đại Diện nằm trong Ban Hướng Dẫn (do Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada bầu lên).
• 1 Thư Ký (do vị Đại Diện lựa chọn với sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn).
• 1 Thủ Quỹ (do vị Đại Diện lựa chọn với sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn).
Do nhu cầu Phật sự, Đại Diện Miền được phép mời các vị phụ tá chuyên trách (gọi là Phụ Tá Đại Diện Miền), và phải thông báo về Ban Hướng Dẫn.
C. Cấp Gia Đình Phật Tử
1. Mỗi địa phương có thể thành lập 1 hay nhiều Gia Đình Phật Tử, không nhất định khu vực.
2. Mỗi Gia Đình Phật Tử sinh hoạt riêng Nam và Nữ; trừ trường hợp dưới 4 Đoàn.
3. Mỗi Đoàn có tối thiểu là 2 Đội, Chúng, Đàn và số đoàn sinh từ 8 trở lên.
4. Mỗi Gia Đình Phật Tử phải có tối thiểu là 2 Đoàn
5. Mỗi Đội (Thanh, Thiếu Nam), Chúng (Thanh Thiếu Nữ), hay Đàn (Oanh Vũ), có từ 4 đến 8 em.
6. Ấn định tuổi:
• Oanh Vũ: Nam và Nữ, từ 6 đến 12 tuổi.
• Thiếu: Nam và Nữ, từ 13 đến 17 tuổi.
• Thanh: Nam và Nữ, từ 18 tuổi trở lên.
7. Thành phần Ban Huynh Trưởng:
1 Gia Trưởng
2 Liên Đoàn Trưởng (1 phụ trách ngành Nam, 1 phụ trách ngành Nữ; Trường hợp có dưới 4 Đoàn thì có:
1 Liên Đoàn Trưởng, 1 Liên Đoàn Phó.
1 Thư Ký.
1 Thủ Quỹ
● Trừ Gia Trưởng, các Ban Viên khác đều do Ban Huynh Trưởng bầu.
● Ban Huynh Trưởng không phải bầu lại mỗi năm hay hạn kỳ. Nếu cần thì cải tổ hay bổ sung mà thôi.
● Tùy theo nhu cầu, Ban Huynh Trưởng có thể cử thêm các ban chuyên môn như: Văn Nghệ, Thể Thao, Báo Chí.
8. Bên cạnh Ban Huynh Trưởng có:
▪ Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh
▪ Ban Bảo Trợ
▪ Ban Cố Vấn Chuyên Môn
9. Mỗi Đoàn có:
1 Đoàn Trưởng.
1, 2 hay 3 Đoàn Phó.
10. Mỗi Đội, Chúng hay Đàn có:
1 Đội, Chúng hay Đàn Trưởng
1 Đội, Chúng hay Đàn Phó.
Điều 7: NHIỆM VỤ VÀ LIÊN LẠC:
A. Cấp Ban Hướng Dẫn:
1. Trưởng Ban điều động toàn Ban để hướng dẫn các đơn vị Gia Đình Phật Tử địa phương.
2. Thực hiện đúng Nội Quy của Gia Đình Phật Tử tại Canada.
3. Tổ chức các Trường, Lớp hay Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng.
4. Liên lạc với các tổ chức Phật Giáo tại địa phương để thông hiểu tình hình Phật sự và giải quyết những vấn đề liên quan đến Gia Đình Phật Tử tại Canada.
5. Ban hành các thông tư liên hệ đến việc ấn định, thành lập và điều hành các Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tại các địa phương.
B. Cấp Miền:
1. Đại Diện Miền thi hành chỉ thị của Ban Hướng Dẫn, thay mặt cho Ban Hướng Dẫn để đôn đốc, kiểm soát và điều động các đơn vị Gia Đình Phật Tử thuộc Miền.
2. Liên lạc với các tổ chức Phật Giáo tại địa phương để thông hiểu tình hình Phật sự chung của Miền và giải quyết những vấn đề liên quan đến Gia Đình Phật Tử tại Miền.
3. Đôn đốc, tổ chức các Trại liên Gia Đình Phật Tử trong Miền.
4. Báo cáo tình hình hoạt động của các Gia Đình Phật Tử thuộc Miền lên Ban Hướng ẫn vào mỗi tam cá nguyệt.
C. Cấp Gia Đình Phật Tử:
1. Gia Trưởng:
a. Vị này là một Cư sĩ từ 40 tuổi trở lên, có uy tín với Hội Phật Giáo địa phương, có tình thương và trách nhiệm do Ban Huynh Trưởng mời.
b. Trường hợp đặc biệt, Liên Đoàn Trưởng từ 40 tuổi trở lên có thể kiêm nhiệm chức Gia Trưởng.
c. Thay mặt Ban Huynh Trưởng về các công việc đối ngoại liên quan đến Gia Đình Phật Tử. Cùng với Ban Huynh Trưởng thi hành nội quy Gia Đình Phật Tử tại Canada và chịu trách nhiệm trước Đại Diện Ban Hướng Dẫn tại Miền
d. Thâu nhận Đoàn Sinh mới vào Gia Đình Phật Tử.
2. Liên Đoàn Trưởng:
a. Điều động Ban Huynh Trưởng,
b. Cùng với Gia Trưởng thi hành chỉ thị của Đại Diện Ban Hướng Dẫn tại Miền.
c. Tổ chức các cuộc kễ, các cuộc thi vượt bậc, các lớp huấn luyện Đội, Chúng trưởng trong Gia Đình Phật Tử để chuẩn bị dự các trại huấn luyện của Ban Hướng Dẫn.
d. Tổ chức trại, du ngoạn, sinh hoạt ngoài trời cho Gia Đình Phật Tử.
e. Tổ chức các cuộc lễ, triển lãm, văn nghệ và các công tác xã hội thuộc phạm vi, cần có sự hội ý với Đại Diện Ban Hướng Dẫn tại Miền.
f. Báo cáo sinh hoạt mỗi tam cá nguyệt cho Ban Hướng Dẫn.
3. Đoàn Trưởng:
a. Thi hành quyết định của Ban Huynh Trưởng; Điều động Đoàn với sự phụ tá của Đoàn Phó.
b. Hoạch định chương trình tu học và hoạt động hàng tháng, hàng tuần cho Đoàn.
c. Tổ chức trại và du ngoạn của Đoàn, có sự chấp thuận của Liên Đoàn Trưởng.
d. Chịu trách nhiệm với Liên Đoàn Trưởng.
4. Đội, Chúng và Đàn Trưởng
a. Thi hành quyết định của Đoàn Trưởng; Điều khiển Đội, Chúng, Đàn của mình với sự phụ tá của Đội, Chúng, Đàn Phó.
b. Soạn chương trình sinh hoạt hàng tuần của Đội, Chúng, Đàn (Dựa theo chương trình của Đoàn).
c. Chịu trách nhiệm với Đoàn Trưởng.
Điều 9: ĐẠI HỘI
A. Cấp Ban Hướng Dẫn:
Cứ bốn (4) năm một lần có Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc để bầu lại Ban Hướng Dẫn.
Trường hợp có những biến chuyển quan trọng liên quan đến sự thịnh suy của tổ chức, Ban Hướng Dẫn có thể triệu tập Đại Hội Bất Thường hoặc có sự yêu cầu của 2/3 tổng số đơn vị Gia Đình Phật Tử đang sinh hoạt.
B. Cấp Gia Đình Phật Tử:
1. Mỗi tháng một lần Ban Huynh Trưởng họp để kiểm điểm công việc trong tháng và hoạch định chương trình cho tháng tới.
2. Mỗi tam cá nguyệt (thay thế họp hằng tháng), Ban Huynh Trưởng họp một lần để kiểm điểm công việc và hoạch định chương trình cho ba tháng tới.
3. Mỗi năm (thay thế cho họp hằng tháng và tam cá nguyệt) có một buổi họp thường niên của Ban Huynh Trưởng. Buổi họp này có thể tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử.
Điều 10: TÀI CHÁNH
Quỹ của Gia Đình Phật Tử gồm các khoản sau:
• Tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm.
• Tiền trợ giúp của các tổ chức Phật Giáo địa phương.
• Tiền liên niễm của Huynh Trưởng và nguyệt liễm của Đoàn Sinh.
• Tiền do Ban Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử ủng hộ.
• Tiền thu được do tổ chức các cuộc vui và các phương tiện hợp pháp khác để gây quỹ, nhưng phải phù hợp với tinh thần của Gia Đình Phật Tử.
CHƯƠNG THỨ BA
**
HUY HIỆU – BÀI CA CHÍNH THỨC – CÁCH CHÀO
KỲ HIỆU – CẤP HIỆU – BẬC HIỆU – PHÙ HIỆU
ĐỒNG PHỤC
Điều 11: HUY HIỆU
Huy hiệu của Gia Đình Phật Tử là HOA SEN trắng, tám cánh, trên nền tròn xanh lá mạ, viền trắng.
Điều 12: BÀI CA CHÍNH THỨC
Bài “Sen Trắng” là bài ca chính thức của Gia Đình Phật Tử.
Điều 13: CÁCH CHÀO
Ấn Cát Tường (chỉ áp dụng khi mặc đồng phục Gia Đình Phật Tử), bàn tay mặt ngửa về phía trước, đưa ngang vai, cánh ngoài thẳng dọc, với ngón cái giữ lấy ngón đeo nhẫn.
Điều 14: KỲ HIỆU – CẤP HIỆU – BẬC HIỆU – PHÙ HIỆU
Ban Hướng Dẫn thực hiện phần phụ đính Nội Quy hình thức.
Điều 15: ĐỒNG PHỤC
1. Thanh, Thiếu Nam: Áo sơ mi Lam tay dài, cổ đứng, hai túi và cầu vai. Quần dài xanh nước biển, 2 ly xếp phía trước, 2 túi sau. Mũ Phật tử. Cà vạt xanh nước biển (khi dự lễ quan trọng).
2. Thanh, Thiếu Nữ: Áo dài Lam, quần dài trắng (theo truyền thống). Hoặc áo sơ mi Lam tay dài, cổ đứng, hai túi và cầu vai. Váy màu xanh nước biển có ly xếp, dài quá đầu gối, hay quần dài xanh nước biển. Mũ Phật tử. Nơ màu xanh nước biển (khi dự lễ quan trọng).
3. Oanh Vũ Nam: Áo sơ mi Lam tay dài, cổ đứng, hai túi và cầu vai. Quần dài xanh nước biển, có dây treo. Mũ bê rê hay mũ kết (không bắt buộc, nhưng phải đồng nhất).
4. Oanh Vũ Nữ: Áo sơ mi Lam tay dài phồng. Cổ cánh sen, không túi, không cầu vai. Váy màu xanh nước biển, có dây treo, có xếp ly, dài quá đầu gối, hay quần dài màu xanh nước biển có dây treo. Mũ kết hay mũ rộng vành (không bắt buộc, nhưng phải đồng nhất). Nơ màu xanh nước biển (khi dự lễ quan trọng).
5. Mùa đông các ngành có thể thêm áo vét, áo len hoặc áo khoác (không bắt buộc, nhưng phải đồng nhất)
6. Mùa hè: Ngành Nam có thể mặc sơ mi Lam ngắn tay, cổ bâu lật, hai túi và cầu vai. Quần sọt (short) xanh nước biển có hai túi sau.
7. Đồng phục chỉ được mặc trong những ngày lễ của giáo hội, của Gia Đình Phật Tử, trong những buổi cắm trại và những buổi sinh hoạt.
CHƯƠNG THỨ TƯ
**
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP – KHUÔN DẤU – GIẢI TÁN – GIA NHẬP
Điều 16: ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
1. Tại các địa phương có thể tùy nghi thành lập, không phân định khu vực
2. Đoàn quán đặt nơi nào Ban Huynh Trưởng có trách nhiệm hỗ trợ công tác Phật sự Hội Phật Giáo sở tại.
3. Mỗi Gia Đình Phật Tử phải có ích nhất một Huynh Trưởng đã trúng cách trại huấn luyện hoặc hai thanh niên Phật Tử có uy tín với Hội Phật Giáo địa phương mới được thành lập.
4. Thành lập Gia Đình Phật Tử phải được thông qua và công nhận của Ban Hướng Dẫn
Điều 17: KHUÔN DẤU
Chỉ có 3 cấp có khuôn dấu: Ban Hướng Dẫn Canada, Đại Diện Ban Hướng Dẫn Canada tại Miền, và đơn vị Gia Đình Phật Tử.
Điều 17: ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP
1. Muốn gia nhập Gia Đình Phật Tử phải có đơn xin của phụ huynh (mẫu có in sẵn tại đoàn quán), gởi Gia Trưởng.
2. Nếu là Thanh nam hay Thanh nữ (từ 18 tuổi trở lên), thì đơn xin chỉ cần có hai Đoàn Sinh giới thiệu.
3. Sau 03 tháng sinh hoạt liên tục, nếu được Đoàn Trưởng xác nhận đủ điều kiện, Đoàn Sinh mới được làm lễ phát nguyện và Ban Huynh Trưởng công nhận là Đoàn Sinh chính thức của Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Điều 19: KỶ LUẬT
A. Huynh Trưởng:
Huynh Trưởng phạm kỷ luật sẽ chiếu theo QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG thi hành
B. Đoàn Sinh:
• Không đi sinh hoạt 3 buổi liên tục mà không có phép
• Làm tổn thương đến thanh danh Gia Đình Phật Tử:
1. Quyết định cho nghỉ sinh hoạt tạm thời hay vĩnh viễn là do Gia Trưởng với sự chấp thuận của Ban Huynh Trưởng với túc số 2/3.
2. Danh sách các Đoàn Sinh đã bị cho nghỉ vĩnh viễn phải được thông báo Ban Hướng Dẫn đễ chỉ thị các Gia Đình Phật Tử địa phương không được thu nhận.
3. Đoàn Sinh đã mất danh nghĩa không được đòi hỏi một điều kiện bồi thường nào cả.
Điều 20: NGƯNG HOẠT ĐỘNG – GIẢI TÁN
A. Ngưng hoạt động:
1. Mọi sự ngưng hoạt động của một Gia Đình Phật Tử đia phương phải được 2/3 số Huynh Trưởng biểu quyết với sự thỏa thuận của Ban Hướng Dẫn
2. Mọi sự ngưng hoạt động của Ban Hướng Dẫn phải do Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc Canada quyết định.
B. Giải tán:
1. Những đơn vị Gia Đình Phật Tử không sinh hoạt đúng Nội Quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada sẽ bị Ban Hướng Dẫn quyết định khai trừ khỏi hệ thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada sau hai lần khuyến cáo.
2. Gia Đình Phật Tử bị giải tán, tất cả vật dụng và tài chánh sẽ do Ban Huynh Trưởng quyết định bằng một phiên họp đặc biệt. Phiên họp đặc biệt này phải có sự tham dự của đa số tương đối thành viên trong Ban Huynh Trưởng. Mọi quyết định phải tuân theo đa số tương đối của toàn thể hiện diện.
CHƯƠNG THỨ NĂM
**
Điều 21: TU CHÍNH
Mọi sự tu chính Nội Quy phải do Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc Canada quyết định.
Điều 22: TU CHÍNH
Nội Quy này gồm 5 chương 22 điều. Tu chính tại Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam Toàn Quốc Canada Kỳ VI, Tu viện Linh Sơn, Toronto ngày 03 tháng 08 năm 2002.
PHẦN PHỤ ĐÍNH
(CHƯƠNG THỨ BA: Điều 11, 12, 13, 14, 15 và CHƯƠNG THỨ TƯ: Điều 17)
• HUY HIỆU
• BÀI CA CHÍNH THỨC
• CÁCH CHÀO
• KỲ HIỆU
• CẤP HIỆU
• BẬC HIỆU
• PHÙ HIỆU
• ĐỒNG PHỤC
• KHUÔN DẤU
HUY HIỆU
A. Hình Dáng và Màu Sắc:
1. Theo chương thứ ba, điều 11.
2. Căn cứ đường kính thẳng đứng của viền tròn, Nếu chiều cao 8 cánh sen cách viền là 3/3 thì 5 cánh sen trên là 2/3 và 3 cánh sen dưới là 1/3
B. Huy Hiệu đeo trên Áo Lam:
1. Đường kính viền tròn là 30 mm
2. Nơi đeo: Giữa túi bên trái hoặc bên phải gần nút cổ nếu là áo dài nữ
BÀI CA CHÍNH THỨC
A. Tên Ca Khúc: Sen Trắng; Nhạc Ứng Hải; Lời Phạm Hữu Bình và Nguyễn Hữu Quán; 1942.
B. Áp Dụng: Ca khúc Sen Trắng chỉ áp dụng chào Gia Đình Phật Tử kỳ.
CÁCH CHÀO
A. Ý Nghĩa & Hình Dáng:
1. Theo chương thứ ba, điều 13.
2. Ấn Cát Tường: Ấn là ấn quyết. Cát Tường là an lành, tốt đẹp.
B. Áp Dụng:
1. Chào kỳ hiệu
2. Huynh Trưởng và Đoàn Sinh chào nhau.
KỲ HIỆU
A. Ban Hướng Dẫn Canada
1. Hình Dáng: Hình chữ nhật, kích thước là 90 cm x 60 cm, có tua viền 3 cạnh. Mặt bên phải có hình huy hiệu cao 30 cm (đường kính của viền tròn). Mặt bên trái có chữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam – Canada cao 6 cm và chữ Ban Hướng Dẫn cao 10 cm.
2. Màu sắc: 2 mặt màu xanh lục, tua viền 3 cạnh màu trắng. Huy hiệu hoa Sen (mặt phải), chữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam – Canada và Ban Hướng Dẫn màu trắng.
3. Cán cờ: cây tròn đường kính 25mm, dài 1.80 m.
B. Đơn Vị Gia Đình Phật Tử
1. Hình Dáng: Hình chữ nhật, kích thước là 90 cm x 60 cm, có tua viền 3 cạnh. Mặt bên phải có hình huy hiệu cao 30 cm (đường kính của viền tròn). Mặt bên trái có chữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam cao 6 cm và chữ tên đơn vị cao 10 cm.
2. Màu Sắc: 2 mặt màu xanh lục, tua viền 3 cạnh màu trắng. Huy hiệu hoa Sen (mặt phải), chữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam và chữ tên đơn vị màu trắng.
3. Cán cờ: cây tròn đường kính 25mm, dài 1.70 m.
C. Các Đoàn Trong Đơn Vị Gia Đình Phật Tử.
1. Hình Dáng: Hình chữ nhật, kích thước là 60 cm x 40 cm, có tua viền 3 cạnh. Mặt bên phải có hình huy hiệu cao 20 cm (đường kính của viền tròn). Mặt bên trái có chữ Gia Đình Phật Tử Việt Nam cao 5 cm và chữ tên đoàn cao 8 cm.
2. Màu Sắc: Mặt bên phải màu xanh lục. Mặt bên trái là màu sắc của ngành: Thanh Niên là nâu đỏ; Thiếu Niên là xanh dương; Oanh Vũ (Đồng Niên) là xanh lá non. Chữ Gia Đình Phật Tử và tên đoàn (mặt trái) và tua viền 3 cạnh màu trắng.
3. Cán cờ: cây tròn đường kính 20mm, dài 1.60 m.
D. Đội Chúng Thanh Niên Của Các Đoàn
1. Hình Dáng: Hình chữ “U” nằm ngang, kích thước là 30 cm x 20 cm. Mặt bên phải có hình huy hiệu cao 15 cm (đường kính đứng của viền tròn). Mặt bên trái có chữ khẩu hiệu cao 8 cm. Hai mặt có viền 3 cạnh.
2. Màu Sắc: Mặt bên phải màu xanh lục, mặt bên trái là màu sắc của Đội Chúng. Đường viền cạnh, 2 mặt, huy hiệu hoa Sen (mặt phải) và chữ khẩu hiệu (mặt trái) màu trắng.
3. Cán cờ: cây tròn đường kính 20mm, dài 1.50 m.
E. Đàn Oanh Vũ (Đồng Niên) Của Các Đoàn
1. Hình Dáng: Hình chữ “U” nằm ngang, kích thước là 28 cm x 18 cm. Mặt bên phải có hình huy hiệu cao 12 cm (đường kính đứng của viền tròn). Mặt bên trái có chữ khẩu hiệu của Đàn cao 7 cm. Hai mặt có viền 3 cạnh.
2. Màu Sắc: Mặt bên phải màu xanh lục, mặt bên trái là màu sắc của Đàn. Đường viền cạnh, 2 mặt, huy hiệu hoa Sen (mặt phải) và chữ khẩu hiệu (mặt trái) màu trắng.
3. Cán cờ: cây tròn đường kính 20mm, dài 1.40 m.
CẤP HIỆU
A. Hình Dáng:
1. Biểu tượng bằng lá và hột Bồ Đề, cấp càng cao thì hột Bồ Đề càng nhiều. Hình dáng thay đổi theo 4 cấp: Tập – 1 hột; Tín – 2 hột; Tấn – 3 hột; Dũng – 4 hột.
2. Hình vuông góc tròn, kích thước là 40 mm x 40 mm, có viền chung quanh rộng 1 mm, cách cạnh 3 mm.
B. Màu Sắc:
1. Lá, hột Bồ Đề và viền chung quanh màu nâu.
2. Nền và gân lá Bồ Đề màu vàng.
C. Nơi Đeo: Tay trái áo Lam, ngang đường ủi, dưới đường chỉ vai 3 ngón tay khít nằm ngang.
BẬC HIỆU
A. Ngành Oanh Vũ (Đồng Niên):
1. Hình Dáng:
• Biểu tượng bằng con chim Oanh Vũ, từ khi nhỏ đến lớn. Hình dạng thay đổi theo 4 Bậc: Mở Mắt; Cánh Mềm; Chân Cứng; Tung Bay.
• Hình vuông góc tròn, kích thước là 40 mm x 40 mm, có viền chung quanh rộng 1 mm, cách cạnh 3 mm.
2. Màu Sắc: Chim Oanh Vũ, tổ chim (bậc Mở Mắt) và viền chung quanh màu trắng. Nền màu xanh lá non của ngành.
3. Nơi đeo: Tay trái áo Lam ngang đường ủi, dưới đường chỉ vai 3 ngón tay khít nằm ngang.
A. Ngành Thiếu Niên:
1. Hình Dáng:
• Biểu tượng bằng lá, nụ và cánh cây Bồ Đề. Bậc càng lớn thì lá càng nhiều. Hình dáng thay đổi theo 4 bậc: Hướng Thiện – 1 lá; Sơ Thiện – 2 lá; Trung Thiện – 3 lá; Chánh Thiện – 4 lá.
• Hình vuông góc tròn, kích thước là 40 mm x 40 mm, có viền chung quanh rộng 1 mm, cách cạnh 3 mm. Cành lá Bồ Đề nằm ngay đường chéo.
2. Màu Sắc: Cành, lá, nụ Bồ Đề và viền chung quanh màu trắng. Gân lá và nền màu xanh dương của ngành.
3. Nơi đeo: Tay trái áo Lam ngang đường ủi, dưới đường chỉ vai 3 ngón tay khít nằm ngang.
B. Ngành Thanh Niên:
1. Hình Dáng:
• Biểu tượng bằng lá Bồ Đề lớn. Bậc càng lớn thì lá càng nhiều. Hình dáng thay đổi theo 2 bậc: Hòa – 1 lá; Trực – 2 lá.
• Hình vuông góc tròn, kích thước là 40 mm x 40 mm, có viền chung quanh rộng 1 mm, cách cạnh 3 mm. Lá Bồ Đề nằm ngay đường chéo.
2. Màu Sắc: Lá Bồ Đề và viền chung quanh màu trắng. Gân lá và nền màu nâu đỏ của ngành.
3. Nơi đeo: Tay trái áo Lam ngang đường ủi, dưới đường chỉ vai 3 ngón tay khít nằm ngang.
PHÙ HIỆU
A. Phù Hiệu Chức Vụ:
1. Ban Hướng Dẫn Canada:
• Hình Dáng:
o Biểu tượng bằng vạch và chữ. Chức vụ càng lớn thì vạch càng nhiều và thay đổi theo chức vụ: Trưởng Ban – 3 vạch; Phó Trưởng Ban – 2 vạch; Tổng Thư Ký, Phó Tổng Thư Ký, Thủ Quỹ, Đại Diện Miền, Ủy Viên – 1 vạch. Phụ Tá Ban Viên Ban Hướng Dẫn thì không vạch.
o Hình chữ nhật, kích thước là 70 mm x 15 mm. Vạch rộng 1.5 mm. Vạch cách vạch 3 mm và cách nhay 2 mm.
o Chữ Canada cao 8 mm.
• Màu Sắc: Nền màu vàng cam, vạch và chữ màu trắng.
• Nơi Đeo: Sát trên túi trái hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu.
2. Ban Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử:
• Hình Dáng:
o Biểu tượng bằng viền chung quanh, vạch và chữ. Chức vụ càng lớn thì vạch càng nhiều và thay đổi theo chức vụ: Gia Trưởng có viền chung quanh; Liên Đoàn Trưởng – 3 vạch; Liên Đoàn Phó – 2 vạch rộng, 1 vạch hẹp; Đoàn Trưởng – 2 vạch; Đoàn Phó, Thư Ký, Thủ Quỹ – 1 vạch. Đặc Trách chuyên môn không có vạch.
o Hình chữ nhật, kích thước là 70 mm x 15 mm. Viền chung quanh rộng 1.5 mm và cách cạnh 1mm. Vạch rộng 1.5 mm, cách cạnh 3 mm và cách nhau 8 mm.
• Màu Sắc: Nền màu nâu là chức vụ: Gia Trưởng, Liên Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Phó, Thư Ký, Thủ Quỹ và Đặc Trách chuyên môn. Nền màu lá non là Đoàn Trưởng và Đoàn Phó ngành Oanh Vũ (Đồng Niên). Nền màu xanh dương là Đoàn Trưởng và Đoàn Phó ngành Thiếu Niên. Nền màu nâu đỏ là Đoàn Trưởng và Đoàn Phó ngành Thanh Niên. Viền chung quanh, vạch và chữ màu trắng.
• Nơi Đeo: Sát trên nắp túi trái hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu.
3. Đội Chúng Đoàn Thanh Thiếu Niên:
• Hình Dáng:
o Biểu tượng bằng chấm hình tròn. Đội Chúng Trưởng – 2 chấm; Đội Chúng Phó – 1 chấm
o Hình chữ nhật, kích thước là 65 mm x 15 mm. Chấm tròn đường kính 1.5 mm, cách cạnh 3 mm. Chấm trên và chấm dưới cách nhau 2 mm. Chữ tên Gia Đình Phật Tử cao 8 mm.
• Màu Sắc: Nền màu nâu đỏ là Đội Chúng Trưởng và Phó Đoàn Thanh Nam Nữ. Màu xanh dương là Đội Chúng Trưởng và Phó Đoàn Thiếu Nam Nữ. Chấm tròn và chữ màu trắng.
• Nơi Đeo: Sát trên nắp túi trái hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu.
4. Đầu Đàn, Thứ Đàn Đoàn Oanh Vũ Nam Nữ:
• Hình Dáng:
o Biểu tượng bằng vạch vải. Đầu Đàn nhất – 3 vạch; Đầu Đàn – 2 vạch; Thứ Đàn – 1 vạch.
o Vạch vải hình chữ nhật, kích thước là 40 mm x 10 mm.
• Màu Sắc: Vạch bằng vải màu vàng.
• Nơi Đeo: Nằm ngang trên dây treo bên trái của quần hoặc váy (skirt) dưới huy hiệu.
B. Gia Đình Hiệu:
1. Hình Dáng: Biểu tượng bằng tên Gia Đình Phật Tử trên nền hình chữ nhật:
• Ngành Oanh Vũ: 40 mm x 10 mm và chữ tên Gia Đình Phật Tử cao 8 mm.
• Ngành Thanh Thiếu Niên: 65 mm x 15 mm và chữ tên Gia Đình Phật Tử cao 8 mm.
2. Màu Sắc: Chữ màu trắng và nền là màu của ngành:
• Oanh Vũ màu xanh lá non.
• Thiếu Niên màu xanh dương.
• Thanh Niên màu nâu đỏ.
3. Nơi Đeo:
• Ngành Oanh Vũ thì đeo trên dây treo bên phải của quần hoặc váy (skirt), ngay với huy hiệu trên dây treo bên trái.
• Ngành Thanh Thiếu Niên thì đeo sát trên nắp túi trái hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu.
C. Bảng Tên Huynh Trưởng:
1. Hình Dáng: Biểu tượng bằng Pháp danh họ và tên của Huynh Trưởng trên nền hình chữ nhật, kích thước là 70 mm x 15 mm. Chữ Pháp danh cao 8 mm. Chữ họ và tên cao 5 mm.
2. Màu Sắc: Nền màu trắng, chữ Pháp danh họ và tên màu đỏ.
3. Nơi Đeo: Sát trên nắp túi phải hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu và phù hiệu chức vụ.
D. Tua Đội Chúng Ngành Thanh Thiếu Niên:
1. Hình Dáng: Biểu tượng bằng 3 miếng vải hình chữ nhật, mỗi miếng có kích thước là 12 cm x 3 cm. Mỗi cạnh may dính lại với nhau để gắn dây đeo.
2. Màu Sắc: 3 miếng vải cùng một màu của Đội Chúng đã chọn.
3. Nơi Đeo: Gắn vào cầu vai bên phải của áo Lam và thòng xuống tay áo.
E. Sắc Đàn Ngành Oanh Vũ (Đồng Niên):
1. Hình Dáng: Biểu tượng bằng miếng vải hình tam giác cân: Chiều cao 3 cm; Cạnh đáy 5 cm.
2. Màu Sắc: Theo màu của Đàn đã chọn.
3. Nơi Đeo: Tay áo bên phải, cách đường may của vai và tay áo bằng 3 ngón tay khít nằm ngang.
F. Hoa Sen Thâm Niên Của Đoàn Sinh Các Ngành:
1. Hình Dáng: Biểu tượng bằng hoa Sen 8 cánh cao 12 mm, giống như huy hiệu nhưng không có nền viền tròn. Chính giữa 8 cánh Sen có số trên nền tròn.
2. Màu Sắc: Hoa Sen 8 cánh màu trắng, số màu đỏ trên nền tròn màu xanh lá non, xanh dương hoặc nâu đỏ.
3. Nơi Đeo: Sát trên nắp túi phải hoặc áo dài nữ thì đeo bên phải gần hàng nút dưới huy hiệu và gia đình hiệu.
ĐỒNG PHỤC
A. Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Ngành Thanh Thiếu Niên:
1. Hình thức kiểu đồng phục:
2. Vị trí đeo huy hiệu, cấp, bậc và phù hiệu:
• Hoa Sen trắng: 1
• Cấp và Bậc hiệu: 2
• Chức vụ: 3
• Bảng tên Huynh Trưởng: 4
• Gia Đình Hiệu: 5
• Tua Đội Chúng: 6
• Phù hiệu thâm niên: 7
B. Đoàn Sinh Ngành Oanh Vũ:
1. Hình thức kiểu đồng phục:
2. Vị trí đeo huy hiệu, bậc và phù hiệu:
• Hoa Sen trắng: 1
• Gia Đình Hiệu: 2
• Bậc hiệu: 3
• Chức vụ: 4
• Sắc Đàn: 5
• Phù hiệu thâm niên: 6
KHUÔN DẤU
A. Cấp Ban Hướng Dẫn
B. Cấp Miền
C. Cấp Đơn vị Gia Đình Phật Tử./.
———=oOo=———
(Do thiếu thốn nhân sự nên phần chỉnh sửa hình thức và một số nội dung trong chuyên đề này còn chưa hoàn thiện. Kính mong Quý Bạn Đọc sẵn lòng hoan hỷ cho).