Thuyền ngược bến Không
Đó là một chút hơi thở tàn sinh, như bóng nắng là đà trên mặt nước, không có những trầm mặc thăm thẳm trong lòng đại dương. Một nhúm cỏ xanh nhởn nhơ trên cánh đồng khô cháy. Nhưng ai có thể phê bình nhúm cỏ vô tình? …
Đó là một chút hơi thở tàn sinh, như bóng nắng là đà trên mặt nước, không có những trầm mặc thăm thẳm trong lòng đại dương. Một nhúm cỏ xanh nhởn nhơ trên cánh đồng khô cháy. Nhưng ai có thể phê bình nhúm cỏ vô tình? …
Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no,
Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ…
Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình – con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.!..
Y thùy tuyệt cảnh cấu đình đài,
Phạt tận tung chi trụy hạc thai.
Thạch huyệt hà niên sơ tạc phá,
Kim thân tiền dạ khước phi lai.
Đình vân xứ xứ tăng miên định,
Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai…
…Tuy nói rằng có thập loại chúng sinh nhưng thực tế trong bài Văn Chiêu Hồn (một tên gọi khác của Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh) này Nguyễn Du đã đưa vào đến 13 loại chúng sinh, như trong khoa nghi của đạo Phật có đến 13 loại…
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh là một bài văn khấn tế đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh “lộn trái” của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn…
Nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn 鄧 陳 琨 – Bản dịch chữ Nôm tương truyền của Đoàn Thị Điểm 段 氏 點. Bản Chinh phụ ngâm khúc của Vân bình Tôn Thất Lương dẫn giải và chú thích, Tân Việt, 1950, ghi tác giả bản dịch chữ nôm là Đoàn Thị Điểm…
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu “Xứ Nam Kỳ”. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc, không hề trau chuốt, chân thật đến độ người nghe…