Sưu tầm kinh, thơ, ca dao cho mùa Vu Lan báo hiếu
Chiều nay mây trắng vương vương tóc
Nhớ đến mẹ già quá lao lung
Nghĩ đến tình đời nên con khóc
Nguyện mẹ tiêu dao cõi vô cùng…
CHUYÊN MỤC ĐẶC BIỆT: VU LAN
Chiều nay mây trắng vương vương tóc
Nhớ đến mẹ già quá lao lung
Nghĩ đến tình đời nên con khóc
Nguyện mẹ tiêu dao cõi vô cùng…
Chúng tôi được đạo hữu Tâm Minh – Ngô Tằng Giao chuyển cho bài viết này với nhã ý gởi bài sớm cho mùa Vu Lan báo hiếu, nhưng nhân dịp các Tân Khoa Sinh Viên vừa có kết quả thi Đại Học – Cao Đẳng, chúng tôi muốn mượn bài này tặng cho các em – và các bậc cha mẹ các em nữa – vì thiết nghĩ, với người Phật Tử chúng ta, lễ Vu Lan thì có ngày, nhưng ngày nào với chúng ta cũng nên là ngày Báo Hiếu…
Đâu còn ngôn ngữ nào hơn
Làm sao nói hết công ơn mẫu từ
Không còn bút mực lời thư
Viết cho hết được tâm tư mẹ hiền.
Mẹ là tuyệt đỉnh thiêng liêng
Là con suối ngọt triền miên vô cùng…
Tình cha không thể sánh như
Như rừng như núi không từ nơi đâu
Vượt ngoài ngôn ngữ rộng sâu
Cao xa vời vợi trên bầu trời xanh
Vô cùng vô tận vô thanh
Không hình không tướng không danh suy lường
Cách đây ít lâu – chính xác là ngày 14 tháng 9 – một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư Viện Hoa Sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?” của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn Hóa Phật Giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10…
…Tuy nói rằng có thập loại chúng sinh nhưng thực tế trong bài Văn Chiêu Hồn (một tên gọi khác của Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh) này Nguyễn Du đã đưa vào đến 13 loại chúng sinh, như trong khoa nghi của đạo Phật có đến 13 loại…
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh là một bài văn khấn tế đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh “lộn trái” của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn…
Việt dịch
Tỳ-kheo Thích Quang Huệ tụng.
(Video clip – Thời lượng 01 g 04′ 08″)
Cuốn sách khá đầy đủ về cuộc đời Tôn giả Mục Kiền Liên (Màhà Moggallàna) này là tác phẩm của tác giả Hellmuth Hecker, do dịch giả Nguyễn Điều (Pháp danh Tuệ Lạc) dịch và xuất bản năm 1988 tại Hải Ngoại dưới tựa đề “Sự tích Mục Kiền Liên”.
Nhân dịp Vu Lan, Thư Viện GĐPT Online xin được giới thiệu cùng bạn đọc tham cứu. BBT.
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là Chúng đệ tử gần gủi nhất, Chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh…